Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý của quỹ hỗ trợ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
4.1.2. Quản lý hoạt động cho vay của Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang
a. Xây dựng kế hoạch cho vay
Dựa trên tổng nguồn vận động của năm đã qua và tình hình thu hồi các dự án trong năm tới, cùng kế hoạch bổ sung nguồn hàng năm, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang quyết định phương hướng, kế hoạch sử dụng vốn Quỹ HTND
cấp tỉnh, quyết định phân bổ, phê duyệt các dự án cho vay nguồn tỉnh và nguồn ủy thác từ Trung ương Hội cho Hội Nông dân các huyện, thị xã trong toàn tỉnh.
Hội Nông dân cấp huyện, thành phố dựa trên kế hoạch phân bổ của Tỉnh hội và kết quả vận động Quỹ trên toàn huyện cũng như tình hình triển khai các dự án Quỹ trên địa bàn huyện để lập kế hoạch cho vay nguồn Quỹ tại đơn vị.
b. Tổ chức triển khai việc cho vay vốn Quỹ HTND
- Quản lý việc xây dựng dự án:
+ Hội Nông dân cấp cơ sở (xã, thị trấn) trong tỉnh là đơn vị trực tiếp đề xuất và xây dựng các dự án để vay vốn Quỹ HTND. Thời gian qua, hầu hết các Chủ tịch Hội cấp cơ sở đồng thời là chủ dự án vay vốn.
+ Các dự án được xây dựng của tỉnh Bắc Giang đều đảm bảo về quy mô: ít nhất 10 hộ tham gia cùng một dự án; mỗi dự án vay nguồn tỉnh và trung ương thấp nhất là 300 triệu đồng cho một dự án.
+ Chi hội nông dân là đơn vị trực tiếp tổ chức họp chi, tổ Hội nông dân, thông qua đó bầu chọn hộ tham gia dự án, những hộ được bầu chọn là những hộ điển hình có năng lực sản xuất cũng như khả năng hoàn trả vốn vay khi đến hạn... Danh sách hộ này không những được sự đồng ý của cả chi hội mà còn phải được UBND cấp xã xác nhận.
+ Hội Nông dân xã là đơn vị tiếp xúc trực tiếp với hộ được lựa chọn, tư vấn, hướng dẫn các hộ làm các thủ tục, tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn từ các hộ và hoàn thiện hồ sơ dự án để trình Hội Nông dân cấp huyện.
+ Tại Bắc Giang, trong quá trình xây dựng dự án vay vốn, nhiều đơn vị còn lúng túng trong việc lựa chọn mô hình triển khai; dự án được xây dựng chưa bám sát vào phương án sản xuất cụ thể của từng hộ tham gia dự án để đưa ra phương án tổng quát, đa phần còn mang tính ước lượng, định tính; thông tin trong Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh doanh còn chưa đầy đủ; hồ sơ vay vốn chuẩn bị còn có sai sót... Tuy nhiên, các hộ vay vốn đều sử dụng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả cao trong sử dụng.
- Quản lý thẩm định dự án
+ Quyền thẩm định dự án: Sau khi hồ sơ gửi về Hội Nông dân cấp huyện, nếu là đề xuất vay nguồn huyện thì Hội Nông dân huyện trực tiếp thẩm định. Nếu đề nghị vay từ nguồn cấp tỉnh và trung ương thì Hội Nông dân huyện có trách
nhiệm làm tờ trình kèm hồ sơ gửi về Hội Nông dân tỉnh. Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay với các nguồn ủy thác của trung ương và nguồn của tỉnh, Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh trực tiếp tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị vay vốn của người vay.
+ Tổ chức thẩm định dự án:
Ban điều hành Quỹ HTND các cấp cử cán bộ phụ trách trực tiếp thẩm định hồ sơ vay vốn, ban điều hành và cán bộ này hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết luận thẩm định nêu trong biên bản thẩm định.
Cán bộ được phân công gặp gỡ trực tiếp từng hộ gia đình, qua đó đánh giá tính khả thi, hiệu quả và hợp pháp của dự án. Khi dự án đủ điều kiện thẩm định, Quỹ HTND cấp thẩm định lập tờ trình đề nghị Ban thường vụ HND cùng cấp phê duyệt.
Trong 3 năm 2013 - 2015, tại Bắc Giang chưa có dự án nào không đạt điều kiện thẩm định.
- Phê duyệt dự án: Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp có quyền phê duyệt dự án khi nhận được hồ sơ từ Ban điều hành Quỹ cùng cấp.
- Quản lý giải ngân:
+ Với nguồn cho vay được ủy thác từ trung ương và nguồn tỉnh: Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang trực tiếp giải ngân tới người vay vốn. Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang thống nhất với Hội Nông dân cấp huyện, thành phố và cơ sở lập kế hoạch giải ngân gồm: ngày, giờ, thành phần, địa điểm giải ngân, số tiền theo dự án đã được Giám đốc Quỹ cấp tỉnh phê duyệt.
+ Với nguồn vốn Quỹ HTND cấp huyện: Hội Nông dân cấp huyện trực tiếp giải ngân tới từng hộ vay vốn.
+ Người vay khi nhận tiền phải có chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc hộ chiếu hoặc giấy xác nhận của địa phương và là người đứng tên trong giấy đề nghị vay vốn, phải ký nhận tiền đúng
với chữ ký trong hồ sơ vay vốn. Hình 4.1. Giải ngân Quỹ hỗ trợ nông dân tại xã Đồng Cốc, huyện Lục Ngạn Nguồn: Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang (2014)
c. Kết quả cho vay tại Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang
Tình hình cho vay của Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang qua các năm như sau: Bảng 4.3. Dư nợ cho vay của Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang
(Giai đoạn 2013-2015)
TT
Nguồn vốn Dư nợ cuối kỳ 2013 Dư nợ cuối kỳ 2014 Dư nợ cuối kỳ 2015 Số hộ Số tiền (tr.đ) Số hộ Số tiền (tr.đ) Số hộ Số tiền (tr.đ) 1 Trung Ương 306 5988,36 375 8088,67 437 12485,00 2 Tỉnh 172 3705,20 196 4614,21 203 6200,00 3 Huyện 957 3305,07 1254 5584,79 1632 12164,24 Tổng cộng 1435 12998,63 1825 18287,67 2272 30849,24
Nguồn: Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang (2013, 2014, 2015) Do tăng trưởng của nguồn vốn, tình hình cho vay qua các năm cũng diễn biến tương tự tình hình tăng trưởng nguồn, cụ thể:
Năm 2013, dư nợ cho vay là gần 12,9 tỷ đồng, trong đó, dư nợ cho vay từ các nguồn tương đối đồng đều, cao nhất là dư nợ nguồn trung ương 5988 triệu đồng cho 306 hộ vay), thấp nhất là nguồn của huyện (3305 triệu đồng cho 957 hộ vay); trung bình dư nợ đạt trên 9 triệu đồng/hộ.
Năm 2014, dư nợ là gần 18,2 tỷ đồng, tăng hơn năm 2013 gần 5 tỷ đồng ở cả ba cấp. Dư nợ đạt được ở nguồn Trung ương tăng vọt lên dẫn đầu với gần 8 tỷ đồng, tăng gần 2 tỷ so với năm 2013. Dư nợ nguồn tỉnh cũng tăng gần 1tỷ đồng so với năm 2013, đạt 4,6 tỷ đồng. Trung bình dư nợ trong năm đạt gần 10 triệu đồng/hộ.
Bảng 4.4. Bảng tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng nguồn xây dựng Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang (giai đoạn 2013-2015)
TT Nguồn vốn Tỷ lệ cho vay/nguồn xây dựng quỹ (%) 2013 2014 2015
1 Trung Ương 62,03 73,32 100
2 Tỉnh 74,48 87,42 100
3 Huyện 41,43 50,05 92,56
Tổng cộng 57,5 66,58 97,23
Năm 2015, dư nợ tăng mạnh so với năm 2014, đạt 30,8 tỷ đồng. Tỷ lệ dư nợ từ các nguồn hầu như không có sự khác biệt so với năm 2014. Tuy nhiên, trong năm này, Hội Nông dân xã không còn trực tiếp cho vay tới hộ dân mà chỉ nhận ủy thác từ Quỹ hỗ trợ nông dân huyện thực hiện một phần công việc của quỹ. Vì vậy, dư nợ Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang chỉ còn ở 3 cấp: trung ương, tỉnh, huyện; trung bình dư nợ đạt gần 14 triệu đồng/hộ.
Như vậy, tỷ lệ cho vay so với tổng nguồn vốn ở các năm là khá cao, liên tục tăng, đạt sát ngưỡng 100% vào năm 2015. Điều này thể hiện phần nào hiệu quả quản lý, sử dụng vốn Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang, vốn được quay vòng liên tục, không có tình trạng ứ đọng vốn, tránh lãng phí nguồn vốn.
- Để tăng cường hiệu quả quản lý nguồn vốn cho vay, trong quá trình triển khai các dự án, Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang rất tích cực trong việc phối hợp với các đơn vị liên quan như: Sở Lao động – Thương binh Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương, Hội liên hiệp khoa học kỹ thuật tỉnh… tổ chức các hoạt động tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, tham quan trao đổi kinh nghiệm.v.v, giúp người vay sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Về nhu cầu vay vốn và lượng vốn các hội viên tham gia vay vốn của Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang được điều tra khảo sát tại 90 hộ trên địa bàn 3 huyện Tân Yên, Hiệp Hòa và Lạng Giang và được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.5. Lượng vốn và nhu cầu vay vốn Quỹ HTND
TT Chỉ tiêu
Vốn sản xuất của hộ Muốn vay vốn Quỹ HTND Thiếu vốn Đủ vốn Có Không SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1 Hiệp Hòa 30 100 0 0 30 100 0 0 2 Tân Yên 30 100 0 0 30 100 0 0 3 Lạng Giang 30 100 0 0 30 100 0 0 Tổng 90 100 0 0 90 100 0 0
Theo kết quả điều tra ở bảng 4.5 cho thấy các hộ nông dân rất cần vốn để sản xuất, 100% số hộ được phỏng vấn đều thiếu vốn và mong muốn được vay vốn Quỹ HTND vì các hộ đều nhận thức được đây là nguồn vốn vay ưu đãi đối với các hội viên nông dân, nguồn vốn này có mức phí thấp hơn các tổ chức tín dụng khác. Cũng theo kết quả điều tra 100% các hộ đã được vay có nguyện vọng được vay tiếp và nâng mức vay cao hơn mức hiện tại, 100% các hộ chưa được vay thì có nguyện vọng được vay vốn Quỹ HTND.
Hiện nay, nhu cầu vay vốn Quỹ HTND của hội viên là rất nhiều nhưng nguồn vốn Quỹ HTND còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu cần vay của hội viên nông dân. Qua phỏng vấn các hộ, trước khi vay vốn các hộ sản xuất mà không có sự đầu tư về giống, phân bón, thức ăn, kỹ thuật mới ... nhưng khi được vay vốn Quỹ HTND và các nguồn khác thì các hộ đã mạnh dạn đầu tư về giống, phân bón, thay đổi phương thức chăn nuôi, áp dụng các kỹ thuật mới trong làm nghề ... do đó thu nhập của hộ được tăng lên nhiều so với trước khi vay vốn.
Có thể khẳng định, nguồn vốn Quỹ HTND đã có tác động tích cực đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho hội viên nông dân. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai cho vay, quy trình cho vay còn có nhiều bất cập. Theo Hướng dẫn số 45 - HD/QHTTW ngày 16/11/2011, hướng dẫn nghiệp vụ cho vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân trong toàn hệ thống Hội. Căn cứ vào danh sách người vay được phê duyệt, Quỹ HTND trực tiếp cho vay lập Hợp đồng vay vốn đối với từng người vay và thực hiện phát tiền vay đến từng người vay theo đúng quy trình chi tiền mặt. Quỹ HTND không được ủy nhiệm cho Chủ dự án nhóm hộ hoặc Hội Nông dân cấp xã phát tiền vay đến người vay. Đối với thu nợ gốc: Quỹ HTND cho vay tiến hành thu trực tiếp từ người vay, không ủy quyền cho Hội Nông dân cấp xã thu nợ gốc. Trong trường hợp người vay trả nợ trước hạn Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp xã phải báo ngay cho Quỹ HTND cho vay biết để thu tiền và tất toán khoản vay theo đúng quy định. Ngay sau khi thu nợ gốc Quỹ HTND phải nộp tiền vào tài khoản (hoặc chuyển trả Quỹ cấp trên, nếu là nguồn ủy thác) và kịp thời triển khai lập dự án cho vay chu kỳ mới, không để vốn tồn đọng. Tuy nhiên, hiện nay số lượng cán bộ cấp huyện của Hội Nông dân không đủ để đáp ứng với việc trực tiếp giải ngân tới người vay và thu gốc của từng người vay khi đến hạn vì vậy ở một số ít nơi có hiện tượng vay hộ, vay ké. Việc lựa chọn đối tượng vay vốn có nơi còn hiện tượng nể nang, chưa thật sự công khai, dân chủ.
d. Hiệu quả mô hình do Quỹ hỗ trợ nông dân đầu tư
Hình 4.2. Bà Leo Thị Lịch - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang thăm mô hình sản xuất kinh doanh giỏi tại huyện Lục Ngạn
Nguồn: Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang (2015)
+ Hiệu quả kinh tế: Thông qua các dự án vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân giai
đoạn tạo kênh dẫn vốn quan trọng, nhanh chóng, thuận lợi giúp nông dân có vốn đầu tư mở rộng sản xuất, chuyển đổi cơ câu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chất lượng cao, nâng cao thu nhập cho nông dân, gắn với bảo vệ môi trường. Góp phần tham gia thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015; thực hiện chương trình kinh tế - xã hội trọng tâm Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra. Một số dự án có hiệu quả kinh tế cao như Dự án cải tạo, chăm sóc cây Na dai tại xã Huyền Sơn, Dự án trồng, thâm canh cây Dứa Queen theo tiêu chuẩn VIETGAP tại xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam; Dự án trồng cây Cam Vinh theo tiêu chuẩn VIETGAP tại Tân Quang; Dự án trồng, chăm sóc cây Cam đường canh theo tiêu chuẩn VIETGAP tại xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn…Qua đó nhiều hộ vay vốn đầu tư sản xuất đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng trên năm.
+ Hiệu quả xã hội:Hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân giai đoạn 2011-2015 đã
thành lập 170 mô hình tổ hợp tác trong sản xuất, giúp cho 2.113 hộ nông dân có vốn phát triển mở rộng sản xuất, nhân rộng các mô hình làm ăn có hiệu quả kinh tế cao, để nông dân trong và ngoài tỉnh thăm quan học tập; giải quyết công ăn việc làm cho
lao động thiếu việc làm trong nông thôn … thông qua đó đã giúp 4.226 lao động có thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, làm giàu, quỹ đã góp phần phân công lại lao động, hạn chế cho vay nặng lãi và các tệ nạn xã hội, phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp ở nông thôn và do đó đã củng cố thêm niềm tin của nông dân đối với Đảng, Nhà nước và tổ chức Hội Nông dân.
+ Về tổ chức Hội: Hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân đã gắn kết giữa hội
viên với tổ chức hội, vị trí, vai trò của Hội ngày càng được nâng cao, tổ chức Hội ngày càng được củng cố và phát triển, nông dân vào Hội ngày một tăng. Mỗi năm kết nạp mới bình quân được hơn 6.000 hội viên, đưa tổng số hội viên toàn tỉnh đến quý III năm 2015 lên 238.952 hội viên. Đến nay 226/230 xã phường có nông dân đều có tổ chức Hội. 2.339 thôn, bản đều có tổ chức Hội Nông dân, trong đó có 445 chi hội hoạt động theo nghề nghiệp, theo hình thức hợp tác. Các chi, tổ hội là chỗ dựa tin cậy, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho hội viên, nông dân; là nơi tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện mọi chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, các chương trình kinh tế xã hội của địa phương.
Hộp 4.2. Chủ động trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn của Quỹ... “Bên cạnh quy định của Hội Nông dân tỉnh về việc quản lý và sử dụng nguồn vốn “Bên cạnh quy định của Hội Nông dân tỉnh về việc quản lý và sử dụng nguồn vốn Quỹ HTND, Hội Nông dân huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của hội viên tại các xã. Chỉ đạo những xã vận động được dưới 20 triệu đồng nộp về huyện gom lại thành dự án từ 100 triệu đồng trở lên cho hội viên vay, khi hết chu kỳ vay dự án sẽ được quay vòng lần lượt các xã trong huyện đều được thụ hưởng.
Hội cũng xây dựng Đề án “Nâng cao hoạt động quỹ HTND giai đoạn 2015-2019”. Hằng
năm, theo nội dung đã được phê duyệt, UBND huyện sẽ chuyển 300 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp của huyện cho Quỹ HTND”.