Tổ chức không gian nghệ thuật trong kịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch nguyễn huy thiệp từ góc nhìn giao thoa thể loại (Trang 46 - 54)

2.1.1 .Giới thuyết về nhân vật kịch

2.2. Tổ chức thời gian – không gian nghệ thuật trong kịch

2.2.2. Tổ chức không gian nghệ thuật trong kịch

Cùng với thời gian thì không gian nghệ thuật trong kịch của Nguyễn Huy Thiệp cũng mang những nét đặc sắc riêng biệt, nó thể hiện tài năng và cá tính của một chân dung văn học lớn.

Đặc trưng của kịch là được viết ra để trình diễn trên sân khấu, do vậy mà tổ chức không gian trong kịch là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu được nhà văn chú trọng và kịch của Nguyễn Huy Thiệp cũng không ngoại lệ. Trong quá trình khảo sát các tác phẩm kịch của Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi nhận thấy có hai kiểu không gian chính là kiểu không gian rộng bao gồm cảnh bến sông, sân chùa, cảnh rừng núi, chốn đô thành... và kiểu không gian hẹp bao gồm phòng khách, căn phòng... trong đó kiểu không gian hẹp chiếm đa số. Dưới đây chúng tôi có đưa ra bảng thống kê cụ thể về không gian của từng vở kịch và ý nghĩa biểu trưng của chúng để tiện cho việc theo dõi.

+ Không gian hẹp:

Vở kịch Không gian Ý nghĩa biểu trƣng

Nhà ô sin Phòng khách nhà ngài Đại tá hay còn gọi là nhà ô sin là không gian duy nhất của vở kịch.

Tại phòng khách này mọi diễn biến của vở kịch được diễn ra, là nơi gặp gỡ và xảy ra xung đột của những nhân vật trong vở kịch. Ngôi nhà ô sin còn là nơi duy trì và biểu trưng cho quyền lực của ngài Đại tá về hưu, nó là tình yêu và là “trái tim hồng” của ngài Đại tá. Đồng thời nó cũng là một kiểu xã hội thu nhỏ mà ở đó bản chất của con người được bộc lộ ra với tất cả các mặt tốt cũng như xấu của họ.

Nhà tiên tri Phòng khách nhà Bảo Trinh là không

Phòng khách nhà Bảo Trinh trong cái nhìn của nhân vật Đỗ Mỹ Linh thì sau

gian duy nhất của vở kịch.

10 năm mọi thứ vẫn không hề thay đổi. Nó là hiện thân cho những lề thói đã trở thành cố cữu mà người ta vẫn luôn duy trì mà không cần biết nó tốt xấu ra sao. Không gian phòng khách này cũng chính là một dạng biểu hiện của hình thái xã hội mà theo lời Bảo Trinh thì “Ở nước ta, các trạng thái đều được giữ nguyên rất lâu.”

Quỷ với người (Gia đình) Không gian chính và cũng là duy nhất của vở kịch là trong ngôi nhà lão Kiền.

Ngôi nhà lão Kiền là nơi cư trú của 6 người đàn ông và một người đàn bà, kiểu không gian này mang tính chất biểu trưng cho một mô hình xã hội thu nhỏ, nhưng nó là một kiểu xã hội ô hợp, nhố nhăng với đầy đủ các giai tầng. Trong cái không gian kín chật hẹp này mọi nét tính cách và bản chất của nhân vật được bộc lộ rõ nét và cũng chính vì thế mà nó góp phần tạo nên một “bi hề kịch dân sinh”. Cũng chính trong cái không gian chật hẹp này ranh giới giữa người và quỷ trở nên nhập nhằng và khoảng cách từ đạo đức đến tội ác bỗng trở nên mong manh.

Xuấn hồng Quán xuân hồng Quán xuân hồng là nơi mà Mụ Dầu và Phàn Khoái buôn bán và kiếm chác dựa trên thân xác của người phụ nữ. Đồng thời nó cũng biểu hiện cho một

kiểu xã hội hỗn mang thu nhỏ mà ở đó đồng tiền chi phối tất cả, nó thao túng mọi hành động của con người và đạo đức bỗng trở thành thứ phụ bị gạt sang lề.

Mổ nhà văn Trong các căn phòng của Bệnh viện tình thương – nơi sẽ mổ một nhà văn vô danh.

Căn phòng mổ của Bệnh viện tình thương mang tính chất phiếm chỉ về một làng văn với những nhân vật vô danh tiểu tốt nhưng cũng đủ khiến những người như nhà văn vô danh phải dè chừng. Đồng thời kiểu không gian bệnh viện tình thương này cũng mang tính chất biểu trưng cho một thực trạng xã hội rối ren mà ở đó cái tôi cá nhân và quyền lợi của mỗi người đều được đặt lên hàng đầu và nó khiến người ta quên đi trách nhiệm và đạo đức của mình. Suối nhỏ êm dịu Các văn phòng làm việc của một tổ chức chính trị.

Kiểu không gian này mang tính ám chỉ về một kiểu xã hội thu nhỏ, hay nói cách khác nó mang tính chất biểu trưng cho thiết chế chính trị đã bị biến chất ở một “quốc gia phương đông”. Không gian duy nhất của vở kịch với sự thay ngôi đổi chủ của các nhân vật mang tính chất ám chỉ về các thể chế chính trị và được tác giả thể hiện bằng một giọng điệu vừa hóm hỉnh lại vừa thâm thúy, cho thấy tính trào phúng

sâu cay của vở kịch. Còn lại tình yêu Có bốn không gian chính: + Phòng làm việc của Bộ Nội vụ + Phòng khách gia đình ông Hải Vân + Phòng giam ở nhà tù Hỏa Lò

+ Phòng hỏi cung ở nhà tù Hỏa Lò.

Các không gian trong vở kịch này là sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ, mang tính độ sâu lịch sử và gắn liền với một nhân vật lịch sử - nhà yêu nước Nguyễn Thái Học. Với những kiểu không gian này người anh hùng Nguyễn Thái Học hiện lên khi thì gián tiếp khi thì trực tiếp, điều này đã khiến cho người đọc có được cái nhìn đa chiều về một nhân vật lịch sử, đó không chỉ đơn thuần là một người anh hùng của thời đại mà còn là bóng dáng của một chàng thanh niên trong những buổi bình minh của cách mạng, mang trong mình nhiều hoài bão và ý chí được thay đổi và cải cách xã hội thông qua hình thức đấu tranh.

Hoa sen nở ngày 29 tháng 4

Không gian trong ngôi chùa là không gian duy nhất của vở kịch.

Không gian ngôi chùa thể hiện cho sự thanh tịnh vì đó là nơi ở của Phật nhưng trong vở kịch này đó lại không phải là không gian tĩnh mà lại là không gian động, là nơi chứng kiến và xảy ra rất nhiều những sự kiện, đó là việc ông Lương đến chùa để ăn trộm vào lúc nửa đêm, là nơi nương náu và trốn chạy của một đôi trai gái đồng thời cũng là nơi chứng kiến cái chết của chàng trai. Cũng chính nơi đây đã tiếp

nhận sự hoàn lương của một con người và đón nhận một đứa trẻ - một mầm sống mới. Có thể nói kiểu không gian nhà chùa của vở kịch này nhuốm đầy tư tưởng hiện sinh của tác giả, mang tính chất biểu trưng cho số phận của con người gắn liền với nỗi lo âu, hoang mang vì sự bất an trước những lựa chọn mang tính cá nhân và trước tương lai.

+ Không gian mở rộng:

Vở kịch Không gian Ý nghĩa biểu trƣng

Vong bướm Vở kịch gồm 3 không gian chính: + Bến sông

+ Ga tàu + Sân chùa

Đây hoàn toàn một những không gian mang tính chất huyền thoại, nhuốm đầy không khí liêu trai và màu sắc ma quái. Những không gian này vừa quen vừa lạ, nó gắn liền với hành trình đi tìm công danh nhưng thực chất là tìm ra sự Tỉnh thức nơi chàng Điệp Lang, và cũng chính trong những không gian ma quái này có sự dẫn dắt của những con quỷ, nó làm mờ đi những ranh giới và khiến cho con người ta bị lạc lối, không còn phân biệt được mọi thứ và tự đánh mất mình.

Truyền thuyết tìm vua

Vở kịch gồm hai không gian chính: + Không gian nơi

Những không gian của vở kịch này nhuốm đầy màu sắc lịch sử đồng thời vừa mang màu sắc của huyền thoại và

rừng núi

+ Không gian ở chốn đô thành

chứa đựng những yếu tố dân gian sâu đậm, nó được thể hiện qua các khung cảnh sinh hoạt ở làng quê và chốn thị thành. Không gian ấy gắn liền với hành trình tìm vua – tìm Đạo của cha con Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm đã đem đến cho người đọc một cách nhìn khác về lịch sử.

Đến bờ bên kia Không gian bến sông là không gian duy nhất của vở kịch

Đây là một kiểu không gian mở mang tính chất biểu trưng cho một mô hình xã hội được thu nhỏ, là nơi tập trung của đủ mọi giai tầng xã hội, đó là những người trí thức như ông quan lớn, ông giáo, nhà thơ, những người lao động như cô lái đò và cả những thành phần “vô sự” như đôi nam nữ, đứa bé, nhà sư, hay những kẻ dưới đáy xã hội như tên tướng cướp. Ngần ấy con người đại diện cho những tầng lớp khác nhau trong xã hội cùng xuất hiện trên một chuyến đò và cũng chính ở đây mà tính cách, bản chất của mỗi người được bộc lộ rõ rệt. Có thể nói không gian bến sông – con đò của vở kịch này thể hiện cho tư tưởng nhà Phật “đáo bỉ ngạn”, đó cũng chính là quá trình con người tự vượt lên trên giới hạn của bản thân mình để đạt tới cảnh giới, nhưng đó không phải là điều

dễ dàng mà bất cứ ai cũng có thể “ngộ” ra được. Chính vì vậy mà trên chuyến đò ấy nhà sư là người duy nhất đã không qua sông khi đò cập bến mà quyết định quay trở lại bờ bên kia. Có thể nói không gian bến sông của vở kịch mang ý nghĩa biểu trưng cho trạng thái thoát khỏi sắc và không của con người. Cái chết được che đậy Không gian vở kịch có sự mở rộng từ phòng khách sang không gian sân chùa

Không gian phòng khách nhà Xuân Lan chính là nơi lưu giữ và bảo tồn quy tắc Hồng mao mà nhân vật này luôn cố gắng duy trì và ổn định đó. Cũng chính tại nơi đây đã chứng kiến và che đậy cái chết của cô gái trẻ tên Mơ, nó thể hiện cho tư tưởng tàn bạo và ích kỷ của nhân vật Xuân Lan khi thấy người khác được hưởng tình yêu. Còn với không gian sân chùa của vở kịch này lại mang ý nghĩa tâm linh, là nơi để con người sám hối về tội ác, lòng ích kỷ và che đậy nỗi sợ hãi của mình. Ở đó con người thấy mình được thanh thản, được sống đúng với bản chất con người mình.

Xét về đặc trưng thể loại thì không gian trong các vở kịch truyền thống thường xuất hiện kiểu không gian hẹp như phòng khách, căn phòng, phòng làm việc... để tiện cho đạo diễn trong quá trình dàn dựng và nó đảm bảo đúng tiêu chí của một vở

kịch. Tuy nhiên qua theo dõi bảng thống kê trên chúng ta có thể thấy sự phá cách của Nguyễn Huy Thiệp khi xây dựng không gian trong các vở kịch, đó là sự mở rộng không gian ra phạm vi lớn, bao gồm cảnh bến sông, rừng núi, sân chùa, ga tàu... với những kiểu không gian mang tính chất mở như vậy thì việc dàn dựng để diễn trên sân khấu sẽ gặp khó khăn khi dàn cảnh, và nó vượt ra ngoài phạm vi sân khấu. Trong lối xây dựng kết cấu không gian như vậy cho thấy tính giao thoa với thể loại tự sự trong kịch của Nguyễn Huy Thiệp, vì những kiểu không gian này thường xuất hiện nhiều trong các truyện ngắn, đặc biệt là ở tiểu thuyết.

Bên cạnh đó không gian trong các vở kịch thường được tác giả xây dựng với ý nghĩa làm nền, tạo nên hoạt cảnh, đồng thời là môi trường thích hợp để nhân vật bộc lộ hành động của mình, nhưng ở trong kịch Nguyễn Huy Thiệp thì mỗi một không gian lại mang một giá trị biểu tượng, ý nghĩa tượng trưng riêng biệt, nó gần liền với tư tưởng và quan niệm của nhà văn về cuộc đời, những vấn đề nhân sinh thế sự. Đặc biệt là ở những kiểu không gian rộng, ví như bến sông, đó không chỉ là nơi có những chuyến đò chở khách sang sông, nơi sinh hoạt văn hóa tập thể của người dân ở làng quê mà đó còn gắn liền với quan niệm nhân sinh về cuộc đời, về những thăng trầm của một kiếp người hoặc ở một phương diện khác nó còn được ví với cuộc đời của một người con gái khi đứng trước những lựa chọn, duyên phận ở đời. Không gian sân chùa mang ý nghĩa biểu tượng tâm linh, gắn liền với tư tưởng Phật giáo, nó là biểu tượng của sự thanh tịnh, trai giới nhưng ở trong kịch Nguyễn Huy Thiệp đó lại là nơi chứng kiến nhiều thị phi, trắng đen ở đời, đó là cảnh giết người, cảnh trộm cắp, cảnh cung tiến tiền vàng như một hình thức hối lộ... có thể nói đây là kiểu không gian mang tính chất giải thiêng huyền thoại, nó trần tục hóa và làm thay đổi mọi giá trị nguyên bản mà có lẽ chỉ có Nguyễn Huy Thiệp mới cá tính như vậy khi đưa những điều này vào trong kịch của ông.

Ngoài ra kiểu không gian mở rộng trong kịch Nguyễn Huy Thiệp còn mang không khí huyền thoại, liêu trai các kiểu không gian này xuất hiện trong vở Vong bướm, Truyền thuyết tìm vua, Nhà tiên tri, Xuân hồng...những kiểu không gian

Thiệp trở thành kịch huyền thoại (chữ dùng của Thụy Khuê), nó tạo nên kết cấu mộng ảo cho vở kịch, là sự đan xen giữa cái thực và cái hư. Do vậy mà kịch Nguyễn Huy Thiệp rất kén người đọc (người xem), đó phải thật sự là người có sự am hiểu, có cái nhìn đa chiều thì mới có thể hiểu được kịch của ông một cách toàn diện từ lối xây dựng hệ thống nhân vật đến thời gian, không gian.

Có thể nói với lối thể hiện phá cách, mang đậm cá tính riêng và dấu ấn cá nhân Nguyễn Huy Thiệp đã mang đến cho kịch của ông những không gian khác nhau, thể hiện sự phong phú và đa dạng, không đi theo một lối mòn như của kịch truyền thống. Và điều đặc biệt là với nhiều kiểu không gian khác nhau nhưng Nguyễn Huy Thiệp đã lựa chọn và gắn cho nhân vật của mình kiểu không gian hành động thích hợp để qua đó mà bản chất của họ được bộc lộ. Đồng thời trong những kiểu không gian này cũng chuyên trở tư tưởng nhân sinh của nhà văn với một thái độ vừa điềm nhiên lại vừa hóm hỉnh và thâm thúy sâu cay khiến cho người đọc phải trăn trở với nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch nguyễn huy thiệp từ góc nhìn giao thoa thể loại (Trang 46 - 54)