Giới thuyết về tính trữ tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch nguyễn huy thiệp từ góc nhìn giao thoa thể loại (Trang 92 - 93)

2.1.1 .Giới thuyết về nhân vật kịch

3.3. Tính trữ tình trong kịch Nguyễn Huy Thiệp

3.3.1. Giới thuyết về tính trữ tình

Khái niệm trữ tình được hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, trữ tình là một trong ba phương thức miêu tả trong văn học; thứ hai, trữ tình là một loại văn học bên cạnh các thể loại tự sự, kịch.

Ở nghĩa thứ nhất khái niệm trữ tình để chỉ phương thức miêu tả của văn học, đó là phương thức thiên về diễn tả, bộc lộ cảm xúc, phương thức này chủ yếu được dùng trong các tác phẩm trữ tình như thơ trữ tình, kí trữ tình. Ở nghĩa thứ hai khái niệm trữ tình để chỉ một loại tác phẩm văn học mà ở những tác phẩm này chủ yếu dùng phương thức trữ tình để miêu tả, các tác phẩm loại này được gọi là tác phẩm trữ tình. Phạm vi các tác phẩm trữ tình rất phong phú. Có tác phẩm trữ tình viết bằng văn xuôi, có tác phẩm trữ tình viết bằng văn vần, có tác phẩm thuộc loại kí, có tác phẩm thuộc loại thơ, có tác phẩm thuộc loại kịch và trường hợp kịch của Nguyễn Huy Thiệp là một minh chứng điển hình cho điều này.

Nếu chia tác phẩm văn học ra các loại trữ tình, tự sự, kịch thì thơ trữ tình chiếm một vị trí quan trọng trong loại trữ tình. Còn nếu chia tác phẩm văn học ra

các loại thơ văn, văn xuôi, kịch, kí thì thơ trữ tình cũng giữ một vị trí quan trọng trong loại thơ. Thơ gắn với cảm xúc, bộc lộ cảm xúc nên khi được sử dụng ở các phương thức khác như tự sự hay kịch thì cũng không mất đi đặc điểm này, mà trái lại càng làm cho các loại tác phẩm này đậm chất thơ, chất trữ tình. Trong kịch của Nguyễn Huy Thiệp tính trữ tình được biểu hiện thông qua sự xuất hiện của các lời thơ trong cốt truyện, trong các đoạn hội thoại của nhân vật, thậm chí la chất thơ còn xuất hiện trong các xung đột kịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch nguyễn huy thiệp từ góc nhìn giao thoa thể loại (Trang 92 - 93)