Những lời thơ trong văn bản kịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch nguyễn huy thiệp từ góc nhìn giao thoa thể loại (Trang 101 - 113)

2.1.1 .Giới thuyết về nhân vật kịch

3.3. Tính trữ tình trong kịch Nguyễn Huy Thiệp

3.3.4. Những lời thơ trong văn bản kịch

Không phải ngẫu nhiên mà nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên gọi Nguyễn Huy Thiệp là một “hiện tượng hai lần lạ: nội dung lạ, hình thức lạ”. Và cái “lạ” đó của Nguyễn Huy Thiệp đã khuấy đảo sự bình yên trong xu hướng tiếp nhận văn học của độc giả trước khi ông xuất hiện. Bằng một kỹ thuật viết độc đáo vừa chân thực lại vừa gai góc, Nguyễn Huy Thiệp đã làm lạ hóa tất cả các địa hạt văn học mà nhà văn từng đặt chân đến. Ở đây chúng tôi muốn đề cập đến trường hợp các tác phẩm kịch của ông, ngoài những khác biệt so với đặc trưng thể loại kịch thì kịch của Nguyễn Huy Thiệp còn mang đậm âm hưởng thơ ca, nó được biểu hiện dưới hình thức tác giả đưa những lời thơ vào trong các văn bản kịch. Hay nói cách khác thì phương thức trữ tình trong kịch Nguyễn Huy Thiệp được biểu hiện thông qua các lời thơ trong văn bản kịch. Về mặt tính chất và tần suất thì các lời thơ trong văn bản kịch của Nguyễn Huy Thiệp có thể là thơ do chính ông sáng tác hoặc được trích dẫn thơ của các tác giả khác, lời thơ trong văn bản kịch của ông xuất hiện với tần suất dày

đặc. Cụ thể là ở hai vở kịch chèo là Vong bướm và Truyền thuyết tìm vua nếu như người đọc bỏ qua các lời dẫn truyện ngắn ngủi và ít ỏi thì có thể coi đó như một tác phẩm truyện thơ hơn là những vở kịch. Tuy nhiên với hai kịch bản chèo này chúng tôi sẽ đề cập đến cụ thể hơn ở phần sau của bài viết, còn hiện tại chúng tôi muốn nói đến tần suất xuất hiện của các lời thơ trong các văn bản kịch khác cũng như ý nghĩa của chúng đối với một văn bản kịch là gì.

Trong quá trình tiếp cận các văn bản kịch của Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi nhận thấy lời thơ thường được dùng làm lời đề tựa hoặc mở đầu cho một hồi kịch, hoặc xuất hiện rải rác trong tác phẩm và được đặt dưới lời thoại của các nhân vật. Dưới đây là những con số chi tiết mà chúng tôi đã thống kê được.

Trong vở kịch Đến bờ bên kia tổng cộng có sự xuất hiện của 8 lời thơ, trong đó có 3 lời xuất hiện như lời tựa trong 3 hồi của vở kịch, 1 lời là của nhân vật ông giáo được trích từ thơ của Nguyễn Gia Thiều và còn lại 4 lời thơ được đặt dưới lời thoại của nhân vật nhà thơ. Những lời thơ này chủ yếu gắn liền với triết lý của nhà Phật, là những lời khuyên răn con người ta về chuyện lợi danh ở đời:

“Phía trước không có trước Phía sau không có sau Kìa mênh mông bể khổ,

Quay lại thấy bến bờ”

Trong vở kịch Còn lại tình yêu có sự xuất hiện của lời thơ mà Nguyễn Thái Học đọc cho Lê Thị Minh nghe, và đến cuối vở kịch lời thơ này lại được lặp lại:

“Ngày mai tôi sẽ chết Có mộ tôi xanh rờn Nước dưới cầu tuôn chảy Còn tôi, tôi chẳng còn…”

Lời thơ xuất hiện đóng vai trò làm giảm nhẹ đi tính chất bi thương đang diễn ra ở vở kịch, đồng thời nó cũng làm nổi bật lên tinh thần quả cảm của người chiến sĩ yêu nước Nguyễn Thái Học, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng ca. Bên cạnh đó lời thơ

được lặp lại ở cuối vở kịch như một sự khẳng định về tình yêu bất tử của con người, tất cả mọi thành bại thi phi của cuộc đời này rồi sẽ trôi qua đi và sẽ chỉ còn tình yêu ở lại.

Ngoài ra trong vở kịch còn có một lời thơ khác được trích từ Kinh thi và đặt trong lời thoại của nhân vật Bảo Định – con trai bà Lê Thị Minh như một lời khẳng định về tình yêu giữa Lê Thị Minh và Nguyễn Thái Học là tình yêu giữa những người đồng chí hướng và chính vì thế mà nó thiêng liêng, cao thượng:

“Quan quan thư cưu Tại hà tri châu Yểu điệu thục nữ Quân tử hảo cầu”

Ở vở kịch Xuân hồng có sự xuất hiện của 2 lời thơ dưới dạng là lời hát của nhân vật được cho là nhại từ thơ của Bồ Tùng Linh và thơ Việt Phương. Lời thơ mang ý nghĩa châm biếm về chuyện lợi danh ở đời, đồng thời cũng có ý thân thân trách phận về sự nhỏ bé của con người giữa cuộc đời rộng lớn.

Lời thơ trong vở Hoa sen nở ngày 29 tháng 4 cũng rất ít, chỉ có 1 lời được đặt trong lời thoại của Sư Huệ và một bài kệ ở cuối vở kịch. Đây là lời thơ của chính nhà văn, mang nặng tư tưởng đạo Phật, mang tính chất giáo huấn con người về những điều thiện ở đời, theo đó một đời sống thanh thản nhất là khi người ta tìm được cho mình sự bình yên từ chính trong nội tại.

Trong vở kịch Nhà tiên tri có sự xuất hiện của duy nhất 1 lời thơ, được tác giả trích từ thơ của Tố Hữu:

“Nào em hỡi, chiều ni anh đi mãi Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi

Quên làm sao em hỡi lúc chia phôi Bởi khác cảnh hai đứa mình nghẹn nói”

Lời thơ được đặt trong cảnh xung đột giữa Hoàng Diệu và Kính, do đó sự xuất hiện của lời thơ ở đây sẽ đóng vai trò làm giảm nhẹ kịch tính và xung đột, đồng thời hãm chậm lại hành động của hai nhân vật này.

Theo dõi vở kịch Quỷ ở với người chúng ta sẽ thấy có nhiều lời thơ xuất hiện, theo đó chúng tôi thống kê được có tổng cộng 9 lời thơ được đan xen trong vở kịch này, trong đó có 4 lời thơ là của các con quỷ, 2 lời của lão Kiền, 2 lời của Đoài và 1 lời của Cấn. Những lời thơ ở đây mang tính chất như những lời hát giễu nhại, đóng vai trò lột tả bản chất của một gia đình không có vua, một gia đình mà mọi giá trị đạo đức đã bị mục ruỗng, bị đảo lộn hết thảy và nó chỉ thực sự dịu lại khi có sự xuất hiện của một người phụ nữ.

Như chúng tôi đã từng đề cập đến ở trên với ý đồ soạn kịch bản chèo, viết lục bát cho một ca kịch truyền thống, vở Vong bướm thực sự là một kịch thơ, một

truyện thơ. Ở đó tác giả đã vận dụng thể thơ lục bát, thơ tự do cùng lối hát nói rất tự nhiên để kể về cuộc đời của chàng Điệp Lang và hành trình đi từ chốn làng quê lên kinh thành để tìm ra ánh sáng của Chân – Thiện – Mỹ. Ngay từ câu đề từ của vở kịch: “Em ạ ngày xưa vua nước bướm” được trích từ bài thơ Truyện cổ tích của

Nguyễn Bính thì người đọc đã hiểu được dụng ý của tác giả. Vở kịch không chỉ đơn thuần kể về cuộc đời của chàng Điệp Lang mà dường như còn là sự đồng cảm của Nguyễn Huy Thiệp dành cho số phận của các văn nhân nghệ sĩ như Nguyễn Bính, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…

Có thể thấy toàn bộ vở kịch được kết cấu bằng thơ với các thể thơ lục bát, thơ tự do, lối nói vần có nhịp điệu. Trong vở này Nguyễn Huy Thiệp đã trích dẫn rất nhiều thơ của Nguyễn Bính, theo đó chúng tôi đã thống kê được Nguyễn Huy Thiệp đã trích dẫn đến 15 lần các lời thơ của Nguyễn Bình, đặc biệt có những đoạn ông đã rất khéo léo và tài tình khi kết hợp các đoạn thơ từ nhiều bài thơ của Nguyễn Bính lại với nhau, dưới đây là sự kết hợp tài tình giữa bài Qua nhà và Tương tư với

nhau:

“Một năm đến lắm là ngày, Mùa thu mùa cốm vào ngay mùa hồng

Thoáng qua một thuở xuân hồng Tơ xanh ngời ngợi má hồng môi son.

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?”[53; 23]

Ở một đoạn khác là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bài Vài nét Huế với Anh về

quê cũ từ thơ của Nguyễn Bính cho thấy cái tài và sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn

Huy Thiệp:

“Mấy tuần ròng rã gió mưa Bên lầu đò lạnh, gió lùa nước dâng

Ngược xuôi, mưa gió, dãi dằng Nằm đây nhớ nửa vầng trăng chốn nào?

Suốt giời không một điểm sao, Suốt giời mực ở nơi nào loãng ra

Lửa đò trong cái giăng hoa Mò sông giục giục, canh gà te te

Chừ đây bên nớ, bên tê

Sương thu xuống, gió thu về bồng bênh. Đàn ai chừng đứt dây tình

Nổi lên một tiếng buồn tênh rồi chìm”

Trong vở kịch này ngoài thơ của Nguyễn Bính thì Nguyễn Huy Thiệp còn trích dẫn thơ của các nhà thơ khác, trong đó có hai lời thơ là của Trần Bình được đặt dưới lời thoại của nhân vật Sùng ông và một lời thơ là của nhà thơ dân gian Nguyễn Bảo Sinh.

Thông qua việc thống kê và tìm hiểu về các lời thơ trong vở kịch này chúng tôi nhận thấy Nguyễn Huy Thiệp đã rất tài tình trong việc đặt lời thơ sao cho thật phù hợp với từng nhân vật của mình, như lời thơ mang tính chất chửi thề thì được đặt trong lời thoại của lão say là Sùng ông, những lời thơ mang tính triết lý về nhân sinh thế sự thì được gắn cho dàn đồng ca, còn hề mang tính chất thông báo các sự việc thì được gán cho những lời thơ mang tâm sự của chàng Điệp Lang gửi về cho cha mẹ ở chốn quê nhà.

Bên cạnh đó thì sự xuất hiện của các lời thơ trong vở kịch này còn đóng vai trò mở rộng không gian nghệ thuật đang diễn ra, nó gợi cho người đọc liên tưởng đến các không gian sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Việt xưa, đó là bến nước, là sân đình, là cây đa đầu làng – những nơi đã in đậm trong tiềm thức của mỗi người về văn hóa làng quê Việt, nó vừa gần gũi thân thương vừa mang tính chất chở che và nâng đỡ tâm hồn những người con đi xa như chàng Điệp Lang đã rời bỏ chốn làng quê của mình để đến với chốn kinh kỳ để tìm cho được ánh sáng giữa ngày và đêm, tìm cho được “Tỉnh Thức” của đời.

Cũng như Vong bướm thì vở Truyền thuyết tìm vua cũng được ví như một tác phẩm truyện thơ kể về hành trình tìm vua, tìm Đạo của cha con Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm để dựng lên triều đại Lê trung hưng. Tuy nhiên so với vở Vong bướm thì số lời thơ xuất hiện trong văn bản kịch này ít hơn, theo thống kê của chúng tôi thì có tổng cộng 6 lời thơ được trích dẫn trong vở kịch này.

Vở kịch này với nội dung chính là tìm Đạo nên nhà văn có trích dẫn hai lời thơ thiền, một bài là thơ của Trần Nhân Tông nói về Đạo, về cách sống ở đời:

“Ở đời theo Đạo phải tùy duyên Đói ăn khát uống mệt ngủ liền. Trong nhà có Đạo thôi tìm Đạo Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền”

(Cư trần lạc đạo)

Một bài thơ thiền của Khổng Minh Không nói về những cái có và không ở cuộc đời, về lẽ sống của con người:

“Có thời có tự mảy may

Không thời cả thế gian này cũng không Có thời có tự mảy may,

Không thời cả thế gian này cũng không!”

Ngoài thơ thiền thì trong vở kịch này Nguyễn Huy Thiệp còn trích dẫn thơ lục bát của Nguyễn Bảo Sinh với 2 lời thơ, 1 lời thơ của Bùi Giáng và 2 lời thơ của Nguyễn Bính.

Điểm đặc biệt của vở kịch này là sự kết hợp giữa những yếu tố có thật trong lịch sử và những câu chuyện được thêu dệt từ dân gian nên Nguyễn Huy Thiệp đã rất khéo léo khi đưa vào trong văn bản kịch thay vì lời thơ là những lời đồng dao thường được dân gian ứng dụng trong đời sống hàng ngày, trong các buổi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thường thì những lời đồng dao này sẽ đặt trong lời thoại của các Hề và mang triết lý sâu sắc về cuộc đời và các vấn đề thế sự đang diễn ra xung quanh ta.

Có thể nói việc đưa các lời thơ vào trong văn bản kịch là một sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Huy Thiệp, về mặt thể loại nó có ý nghĩa mở rộng đường biên của thể loại. Còn đối với nội dung thì các lời thơ đóng vai trò quan trọng đối với chủ đề tư tưởng của vở kịch. Ở đây các lời thơ sẽ có chức năng làm hãm chậm lại hành động kịch, giảm nhẹ kịch tính cũng như mở rộng không gian nghệ thuật và biên độ thời gian của vở kịch. Việc đưa lời thơ vào trong văn bản kịch vừa cho thấy những sáng tạo độc đáo của Nguyễn Huy Thiệp đồng thời cũng góp phần làm lạ hóa kịch.

Tiểu kết chƣơng 3

Có thể nói việc đưa các lời thơ vào trong văn bản kịch là một sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Huy Thiệp, về mặt thể loại nó có ý nghĩa mở rộng đường biên của thể loại. Có thể coi kịch của ông như một hiện tượng liên văn bản. Còn đối với nội dung thì các lời thơ đóng vai trò quan trọng đối với chủ đề tư tưởng của vở kịch. Lời thơ sẽ có chức năng làm hãm chậm lại hành động kịch, giảm nhẹ kịch tính cũng như mở rộng không gian nghệ thuật và biên độ thời gian của vở kịch. Việc đưa lời thơ vào trong văn bản kịch vừa cho thấy những sáng tạo độc đáo của Nguyễn Huy Thiệp đồng thời cũng góp phần làm lạ hóa kịch. Tính tự sự là đặc tính chung của cả ba loại hình văn chương, tuy vậy, trong kịch Nguyễn Huy Thiệp đặc tính đó trở thành yếu tố chủ âm, chủ đạo, chi phối toàn bộ cấu trúc văn bản kịch. Người kể chuyện trong kịch xuất hiện vượt quá giới hạn “nội quy thể loại”, chuyển hóa, thực

hiện chức năng kể ở mỗi nhân vật. Mật độ xuất hiện và cường độ kể của người kể chuyện làm cho kịch bản trở thành một hệ thống truyện mini, một phức hợp truyện ngắn. Từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật, kịch Nguyễn Huy Thiệp dung chứa nhiều yếu tố của kịch phi lý, hiện sinh.

KẾT LUẬN

Thời gian đã trôi qua với biết bao biến thiên và thăng trầm, kể từ khi xuất hiện trên văn đàn cho đến nay đã thấm thoắt ba mươi năm có lẻ, có thể khẳng định Nguyễn Huy Thiệp đã mang đến cho đời sống văn học nước nhà giai đoạn sau 1975 một diện mạo mới và cũng trong chính hành trình ấy nhà văn đã gặt hái cho mình cả những vinh quang, ngọt ngào xen lẫn những đắng cay, búa rìu của dư luận.

Mặc dù đạt được thành công vang dội với truyện ngắn và có sở trường với thể loại này, nhưng với tư cách là một nhà văn, một người nghệ sĩ lao động hăng say và miệt mài trên con đường sáng tạo nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp đã không ngần ngại khi đặt chân sang các địa hạt mới của văn học, trong đó có thể loại kịch.

Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các tác phẩm kịch của Nguyễn Huy Thiệp dưới góc nhìn giao thoa thể loại và đi đến kết luận:

Kịch Nguyễn Huy Thiệp như một sự khám phá, tìm tòi, cách tân kịch nói và chèo truyền thống. Xét từ phương diện giao thoa thể loại thì kịch Nguyễn Huy Thiệp như một hiện tượng liên văn bản. Mỗi văn bản kịch của ông là một không gian của sự tích hợp, thẩm thấu, chuyển hóa giữa các thể loại khác, ở đó vừa có sự pha trộn, lại vừa có sự giễu nhại và kết nối đến các văn bản khác.

Kịch Nguyễn Huy Thiệp trở thành một hiện tượng đồng hóa các yếu tố tự sự, trữ tình, tổng hợp chúng vào một chỉnh thể nghệ thuật, nhằm tạo hiệu quả thẩm mỹ cao nhất. Tính tự sự trong kịch của Nguyễn Huy Thiệp được thể hiện qua điểm nhìn người kể chuyện, lời đối thoại của các nhân vật quá dài, lời kể chuyện khá trọng nên phần nào làm loãng đi kịch tính và làm hãm chậm lại hành động của nhân vật. Tính trữ tình trong kịch được biểu hiện qua các lời thơ, qua cái tôi trữ tình trong lời thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch nguyễn huy thiệp từ góc nhìn giao thoa thể loại (Trang 101 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)