Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch nguyễn huy thiệp từ góc nhìn giao thoa thể loại (Trang 67 - 76)

2.1.1 .Giới thuyết về nhân vật kịch

2.4. Ngôn ngữ kịch

2.4.2. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật

Cùng với ngôn ngữ đối thoại thì ngôn ngữ độc thoại đóng vai trò quan trọng trong việc khắc họa tính cách cũng như bản chất của nhân vật. Theo định nghĩa chung thì ngôn ngữ độc thoại là tiếng nói của nhân vật chỉ nói với chính mình, hoặc là lời tâm sự hướng tới một ai đó, tác giả để nhân vật tự bộc bạch những uẩn khúc của mình để từ đó đi sâu vào khai thác chiều sâu tâm lý của họ một cách nhẹ nhàng mà thấu đáo.

Tuy nhiên do những đặc trưng về mặt thể loại nên ngôn ngữ độc thoại của nhân vật trong kịch thường ít hơn so với ngôn ngữ đối thoại và kịch của Nguyễn Huy Thiệp cũng không phải là ngoại lệ. Trong quá trình tìm hiểu về hơn mười vở kịch của ông chúng tôi đã thống kê được chỉ có vẻn vẹn 14 lời độc thoại của nhân vật xuất hiện rất rải rác trong các vở kịch, còn ở các vở khác thì hầu như không có bất kỳ một lời độc thoại nào của nhân vật. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra bảng thống kê chi tiết để tiện cho việc theo dõi:

Tác phẩm

Nhân vật Số lời độc thoại

Nội dung lời độc thoại Ý nghĩa

Đến bờ bên kia

Nhà thơ 2 Lời 1:Bến sông đây rồi! Có phải đây là bến Đục, bến Mê không? Đúng rồi! Sang bên kia là bờ Trong, bến Giác (chụm tay gọi) Đò ơi! Ơi đò! Đò ơi! Ơi đò!

Lời 2: Bến sông đây rồi! Không biết đây có phải bến đò Cỏ Trâu, bến đò Giời Ơi ngày trước hay không? Đúng rồi. Con đò cũ con đây... Lạ nhỉ. Kìa ai khắc dấu mạn thuyền. Kìa, cây cầu đã bắc “thương hải tang điền” bãi bể nương dâu. Quang cảnh này đã khác xưa! Hỡi ơi! Hỡi ơi, đâu còn tiếng gọi đò xưa nữa?

Hình ảnh dòng sông mang tính chất ước lệ và tượng trưng cao, nó gắn liền với triết lý của nhà Phật về sự trôi chảy ở đời. Và những đổi thay của cuộc sống không khiến cho người ta khỏi bàng hoàng và tiếc nuối.

Nhà ô sin

Thủy Trần 2 Lời 1: Đặc biệt! Đúng là một ngôi nhà đặc biệt! Đúng là Thủ đô một trái tim hồng! Mời khách đến, cho uống rượu suông! Không ai đón tiếp! Không ai đón tiếp!

Hình ảnh về ngôi nhà ô sin và cách cư xử kỳ quặc của những con người trong ngôi nhà này thông qua cái nhìn của người ngoài,

Đúng là phong cách của người Tràng An lịch sự!

Lời 2:Trời ơi! Cái con ranh con thiên thần sống trong nhung lụa này, thế là đã bay đi mất, đã bay về trời... Xong việc với John... Trời ơi... Vậy là đến đời vạn kiếp con ranh này sẽ không bao giờ thoát ra được nữa. Làm sao thoát nổi một thằng Mỹ trẻ trung và dâm đãng chứ. Thật đáng đời! Thật chán quá. Có lẽ mình phải lộn lại Sài Gòn mất thôi vì ở đây còn có ai là bạn bè nữa đâu, còn có ai chịu tiếp mình nữa đâu.

đó là Thủy Trần.

Đại tá 2 Lời 1: Ôi cuộc sống... Ta đi trong vô minh, ta đi trong hỗn độn...Một ngày mới lại về... Hà Nội ơi! Hà Nội ơi, một trái tim hồng... Hà Nội ơi! Hà Nội ơi, một trái tim hồng...

Lời 2: Đúng là trò đời! Thật đúng là tấn trò đời!

Với ngài đại tá thì ngôi nhà Ô sin chính là biểu tượng cho quyền năng và sức mạnh của ông. Ngôi nhà đó cũng là nơi để nuôi dưỡng và duy trì cho khát vọng thống lĩnh, cho

Nào cũng đã đến lúc phải nổ một phát cho thật đinh tai nhức óc. Ngôi nhà Ôsin. Ngôi nhà Ôsin thân yêu...

bản tính độc đoán và thích làm chủ của ông. Và khi ngôi nhà không còn nữa thì mọi thứ đó đều tiêu tan và ngài Đại tá đã cay đắng nhận ra tấn bi kịch của đời ông. Oanh Nhớn

1 May quá! Thế là xong. Tất cả cái đống phức tạp và lộn xộn ấy đã ra khỏi đây. Kinh khủng! Thật là kinh khủng, cái đám ô sin và các hệ lụy của nó! Không thể tưởng tượng nổi! May quá! Bây giờ mới phải đến lúc bắt tay vào công việc quan trọng nhất đây!

Oanh Nhớn xuất thân từ Ô sin và nhờ lấy con trai ngài đại tá mà trở thành chủ của ngôi nhà. Khát khao thâu tóm quyền lực đến mức bất chấp đạo đức cũng chỉ nhằm thỏa mãn bản tính muốn làm chủ và rũ bỏ đi thân phận thấp kém của mình trước đây. Nhà tiên tri

Bảo Trinh 2 Lời 1: Ngôi nhà yêu quý của ta. Ngôi nhà xinh đẹp của ta. Bao nhiêu kỷ niệm gắn bó với mày...

Bảo Trinh xuất thân từ gia đình trí thức với cuộc sống hôn nhân hạnh

Thế là ba mươi hai năm chúng ta gắn bó với nhau. Ngôi nhà thích thế, thích vô cùng, Dù có thế nào ta cũng không rời bỏ mày... Ngôi nhà này chính là thiên đường của ta, chính là hạnh phúc của ta. Là tổ ấm của ta!

Lời 2: Chà! Con ranh con, thay đổi nhanh thật. Đúng là cuốn theo chiều gió. phúc về mặt lý thuyết, nhưng thẳm sâu trong tâm hồn là người cô đơn và nhỏ bé, mong muốn được thoát ra khỏi cái vòng kìm kẹp mà chính bản thân cô tự tạo ra cho mình. Hoàng Diệu 1 Thằng già thật đáng yêu! Khốn nạn thật! Nó đáng yêu trong sự khốn nạn của nó. Thật là một nhà cách mạng lão thành.

Hoàng Diệu được biết đến là một nhà trí thức, một nhà cách mạng tình yêu nhưng thực chất lại là một gã đàn ông đểu cáng, chỉ biết đến lợi ích và cảm xúc của bản thân mình.

Sâm 1 Trời ơi! Tôi giết chồng tôi rồi! Trời cao đất dày ơi... Có ai tốt như chồng tôi, tử tế như chồng tôi... Sao tôi lại giết chồng, sao

Bi kịch của đời Sâm là lấy Hoàng Diệu – một người đàn ông tham lam và không hề yêu

tôi lại đi đến nông nỗi này.

mình. Chính vì vậy mà Sâm sống trong nỗi hoài nghi, đau khổ và u mê đến mức giết chồng để trả thù. Mổ nhà văn Bác sĩ K- Oa

1 Sốt ruột quá! Thời gian trôi đi đáng sợ thật. Cái tay Nghé ọ này, lúc nãy hắn nói quái gì về cuộc đời vô thường nhỉ? Sao lại có muối với sự nhạt nhẽo ở đây? Hay là bởi trước kia hắn đi buôn muối? Muối ngấm vào hắn, chỗ nào cũng mặn. Cuộc đời... Những gì đã có thì đều ngu rồi. Những gì sẽ có cũng là ngu thôi. Mình còn phản tỉnh, chứ cái tay Nghé ọ ấy, chẳng hề thấy hắn phản tỉnh cái gì... Là bác sĩ nhưng thực chất chỉ là tay mổ dạo. Suy nghĩ và quan niệm về cuộc đời mang đầy tính trúc trắc. Cho thấy sự ảnh hưởng của tinh thần Phật giáo ở đây. Hoa sen nở ngày 29 tháng 4

Sư Huệ 1 A di đà Phật... Bõ già nói đúng... Xung quanh mình tất cả đều trôi đi, đều biến động, đều mất hút vào đâu đó. Những hốc đen... những bước hụt... Chính Mặc dù là người tu hành nhưng Sư Huệ cũng không khỏi giật mình và lo sợ trước sự biến đổi của vạn vật.

ta cũng đã từng sợ.

Gia đình

Khiêm 1 Thế là ông cụ mất rồi... Tôi phải chịu nỗi đau đớn nhất đời tôi.... Tôi khát khao sự tiến bộ cho chính bản thân tôi, cho con người.

Thẳm sâu trong tâm hồn Khiêm là tình yêu thiêng liêng dành cho cha mình, đồng thời đó cũng là nỗi cô đơn, là khao khát cá nhân mà không thể có được. Cái chết của cha đã giáng một đòn mạnh vào tâm lý Khiêm khiến anh gục ngã. Cái chết được che đậy

Xuân Lan 1 Trời ơi! Thế là anh ta đã nói ra... Anh ta đã yêu ta... Đã yêu ta 20 năm nay... Sao lại không yêu ta được? Ta xinh đẹp. Ta trẻ trung... Ta có địa vị... Có tài sản... Ta có lòng nhân ái. Trời ơi! Chính ta cũng yêu ta... Thế mới tuyệt chứ. Thế mới là cuộc sống... Ta đã biết là anh ấy yêu ta... Đồ ngốc nghếch! Ta đã không nhận ra hay cố ý không

Đoạn độc thoại cho thấy Xuân Lan là người phụ nữ ích kỷ chỉ biết đến cảm xúc của bản thân. Một người phụ nữ coi tình yêu là sự phù phiếm và sẵn sàng hi sinh nó để giữ vững được “quy tắc Hồng Mao” của mình, đó là một gia đình hạnh

nhận ra. “Gương kia mày ở trên tường... Thế gian ai đẹp được dường như ta...” phúc trên danh nghĩa với một người chồng già có địa vị và quyền lực.

Có thể nói mặc dù độc thoại nội tâm chỉ chiếm phần ít nhưng nó cũng đóng vai trò quan trọng khi cùng với ngôn ngữ đối thoại góp phần khắc họa tính cách và tâm lý của nhân vật. Tạo thành một chỉnh thể thống nhất trên phương diện ngôn ngữ của một tác phẩm kịch.

Tiểu kết chƣơng 2

Tựu chung, các tác phẩm kịch của Nguyễn Huy Thiệp về mặt cơ bản đã tuân theo các quy định chung về mặt thi pháp thể loại mà ở đó các yếu tố như nhân vật, tổ chức không gian – thời gian, cách tạo xung đột và hệ thống ngôn ngữ vẫn mang những đặc điểm cơ bản của thể loại kịch. Tuy nhiên xét một cách tổng thể thì kịch của Nguyễn Huy Thiệp cho thấy những cách tân, sáng tạo độc đáo. Sự sáng tạo độc đáo này nhiều khi lại nằm ngay trong sự di chuyển, giữ gìn, “bảo thủ” những nguyên tắc thi pháp của truyện ngắn trước đó của ông: Ngôn ngữ kịch không xa ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn; lối khắc họa tính cách nhân vật kịch vẫn được bảo lưu; các vấn đề đặt ra qua mâu thuẫn và xung đột kịch vẫn mang tính thời sự, phản ánh nhiều vấn nạn thời đại; hành động kịch không dẫn đến đổ vỡ, dẫn đến bi kịch vì xung đột không được đẩy đến cao trào. Xung đột không có nguy cơ tan vỡ mà thường được “tháo ngòi”, ưu tiên cho lối kết thúc bằng tiếng cười chua chát. Kết cấu kịch Nguyễn Huy Thiệp hoàn toàn quay lưng lại với kết cấu kịch cổ điển, đúng như ông quan niệm: kịch thế kỷ 21 nên như một tích trò, “một nghệ thuật sắp đặt”. Từ quan niệm dẫn đến thực tế tác phẩm cho thấy: Kịch của ông nhiều dấu ấn của kịch hiện sinh và ông xuất hiện như một kịch tác gia hậu hiện đại.

Những đặc điểm đổi mới, tìm tòi sáng tạo của kịch Nguyễn Huy Thiệp sẽ được tìm hiểu thêm khi khảo sát các kịch bản của ông từ góc nhìn của lý thuyết “giao thoa thể loại”

CHƢƠNG 3

TỰ SỰ VÀ TRỮ TÌNH – NHỮNG YẾU TỐ GIAO THOA TRONG KỊCH NGUYỄN HUY THIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch nguyễn huy thiệp từ góc nhìn giao thoa thể loại (Trang 67 - 76)