Cái tôi trữ tình trong lời thoại nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch nguyễn huy thiệp từ góc nhìn giao thoa thể loại (Trang 93 - 97)

2.1.1 .Giới thuyết về nhân vật kịch

3.3. Tính trữ tình trong kịch Nguyễn Huy Thiệp

3.3.2. Cái tôi trữ tình trong lời thoại nhân vật

Cái tôi trữ tình là sự thể hiện một cách nhận thức và cảm xúc đối với thế giới và con người nhằm tạo ra một thế giới tinh thần độc đáo mang tính thẩm mỹ để gửi đến người đọc. Ở một khía cạnh nào đó thì cái tôi trữ tình có thể được hiểu là cái tôi cá nhân của người phát ngôn nhằm thể hiện tình cảm, suy nghĩ chủ quan về sự việc và đời sống đang diễn ra xung quanh. Thường cái tôi trữ tình được coi là “độc quyền” của thơ, chỉ trong thơ mới có cái tôi trữ tình, tuy nhiên trong quá trình khảo sát các vở kịch của Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi nhận thấy sự xuất hiện của cái tôi trữ tình nằm “lẩn khuất” trong các lời thoại của nhân vật. Hay nói cách khác thì đó cũng chính là cái tôi cá nhân của tác giả, nó chuyên trở những quan niệm, triết lý sâu xa về con người và cuộc đời.

Trong vở kịch Còn lại tình yêu chúng ta sẽ thấy cái tôi trữ tình được bộc lộ rất nhiều trong các lời thoại của nhân vật Nguyễn Thái Học. Đó là cái tôi của một con người ý thức rất rõ về vai trò trách nhiệm của mình đối với dân tộc, dám hi sinh thân mình để đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho nhân dân. Hãy nghe những lời hùng hồn ấy của Nguyễn Thái Học trong đoạn đối thoại với các vị khách tại gia đình ông Hải Vân: “Chúng tôi đấu tranh cho một nước Việt Nam dân chủ và giàu mạnh. Nhân dân tôi phải được mở rộng quyền tự do dân chủ trong đời sống riêng tư và đời sống xã hội. Nhân dân tôi phải được ấm no và đủ việc làm. Tôi không phản đối sự giao lưu của người Pháp và người ngoại quốc trong các lãnh vực kinh tế, văn hóa. Có điều họ phải tôn trọng sự độc lập về nhân cách chính trị của nhân dân tôi. Áp đặt chính trị thực chất là tiêu diệt dân tộc. Chúng tôi đấu tranh chống lại điều

đó. Chúng tôi theo chủ nghĩa dân tộc, chống lại sự thỏa hiệp.”Hoặc trong đoạn đối thoại với Hoàng Trọng Phu ở trong nhà tù Hỏa Lò Nguyễn Thái Học đã thẳng thắn bày tỏ thái độ chỉ trích gay gắt đối với bọn bán nước hại dân: “Không! Là con người, tôi biết không ai không mong muốn vươn lên những điều sung sướng. Bản thân khái niệm vật dục không xấu. Vươn lên một chủ nghĩa vật dục có văn hóa cao là mục đích sống của con người. Đấy cũng là cương lĩnh của mọi chủ nghĩa yêu nước. Có điều, nhân cách con người phải là nguyên tắc hàng đầu. Vươn lên một đời sống vật dục bất chấp đạo lý, bất chấp đồng loại thì là con thú chứ không phải con người.” [ 52, tr. 217]

Trong vở kịch Quỷ ở với người, Khiêm không phải là nhân vật chính của vở kịch, trong toàn bộ vở kịch lời thoại của nhân vật này rất ít mà chỉ được nhắc đến qua lời thoại của nhân vật khác hay thông qua lời kể chuyện. Nhưng dường như nhà văn lại dành cho nhân vật này một tình cảm đặc biệt trân trọng, chính vì vậy mà ở hồi cuối của vở kịch nhà văn đã dành riêng cho nhân vật này một lời thoại dài đến hơn 1 trang văn bản và cũng chính trong lời thoại này mà cái tôi trữ tình của nhân vật được bộc lộ rõ ràng. “Thế là ông cụ mất rồi… Tôi phải chịu một nỗi đau đớn nhất đời tôi. Bố tôi là người cay nghiệt, nhưng đấy là cả khối ý chí khổng lồ. Tôi biết khi ông sinh ra, ông cũng trong trắng ngây thơ như bao đứa trẻ. Đời sống khốn khó và những đau khổ biến ông thành một người độc địa. […] Bao giờ tôi cũng tin tưởng vào sự tiến bộ của một tương lai tươi sáng. Chỉ có điều thiện, chỉ có những tấm lòng lành mới tồn tại được.” [52, tr. 93]. Lời thoại cho thấy những cảm xúc chân thành và tình cảm thiêng liêng của Khiêm dành cho bố mình, rốt cục chỉ có Khiêm là người thấu hiểu và thông cảm với nỗi khổ mà cha mình đã ghánh vác. Sự ra đi của ông Kiền giống như một đòn giáng mạnh vào tâm lý Khiêm khiến cho anh bị gục ngã và bản thân anh ý thức sâu sắc được điều này. Hay trong vở Nhà tiên tri thì cái tôi trữ tình trong lời thoại của Hoàng Diệu lại bộc lộ một tình yêu vừa tôn thờ vừa đố kỵ mà Hoàng Diệu dành cho Bảo Trinh, đồng thời nó cũng phần nào nói lên những chân lý hiển nhiên ở đời: “Mày hãy tỉnh táo lại đi! Mày xuất thân từ một thằng nhà quê chân trắng, nhờ vợ mày mới có ngày nay, mày có địa vị, có danh

vọng, mày được mở mày mở mặt… mày ca thán nỗi gì? Mày lấy vợ đâu phải vì yêu, mày lấy vợ vì danh vọng. “Gieo quả nào gặt quả nấy”. Mày có tình yêu chân chính đâu mà mày đòi hỏi vợ mày chung thủy?”

Ở một khía cạnh nào đó thì cái tôi trữ tình trong lời thoại nhân vật biểu hiện quan niệm về cuộc đời với những giá trị bất di bất dịch, như với nhân vật Xuân Lan trong vở Cái chết được che đậy thì sự bình ổn của gia đình chính là sự “bình ổn

vàng”, đó là “quy tắc Hồng Mao” mà Xuân Lan phải tìm mọi cách để duy trì được nó: “Anh Chung! Anh không nên nói thế… Tôi còn nhớ ngày xưa, khi tôi với anh học chung một lớp ở trường Đại học, vị giáo sư quạ khoang của chúng ta đã nói về những quy tắc Hồng Mao. Tôi có chồng con rồi, chồng tôi có địa vị ở trong xã hội, con gái tôi đã học Đại học… Môi trường của tôi bình ổn, tôi phải giữ được sự bình ổn vàng ấy, đấy là một quy tắc Hồng Mao, ở đấy không có sự thật cũng không có giả dối. Đơn giản đấy chỉ là một khuôn viên buồn tẻ. Ở đấy cần rất nhiều tiền, rất nhiều đạo đức, rất nhiều tín ngưỡng… Anh chưa mắc chuyện gia đình, anh chưa hiểu được tôi. Tôi ghi nhận tình cảm của anh với tôi nhưng không phải vì thế mà tôi phá vỡ sự bình ổn môi trường mà tôi đang sống. Đấy là một quy tắc Hồng Mao!”[52, tr. 254]. Có thể nói đó cũng chính là suy nghĩ và quan niệm về cuộc sống gia đình của những người phụ nữ thích sự bình ổn. Nhưng cũng có không ít người phụ nữ sống với cái tôi cá tính và quan niệm của họ về cuộc đời sẽ vượt ra khỏi những vòng kiềm tỏa, sự an toàn để mong muốn được thử thách, được dấn thân. Đó chính là quan niệm của cô Phượng trong vở Hoa sen nở ngày 29 tháng 4, người con gái bất hạnh vừa trải qua những mất mát lớn nhất trong đời mình khi mà người yêu bị chính cha mình giết chết: “Con tôi! Tôi sẽ nuôi dạy cho nó lên người. Phải. Nó sẽ thành thi sĩ! Thành anh hùng! Thành bác học! Nó sẽ tiến hành các âm mưu, sẽ nổi loạn, sẽ tiêu diệt… Nó sẽ thành tựu, sẽ ngạo nghễ, sẽ tự do. Nó sẽ đau khổ và hạnh phúc! Nó sẽ gian trá và rộng lượng! Nó sẽ yêu thương và căm thù! Sẽ hủy diệt và xây dựng… Nó sẽ đứng giữa trời và đất, nó phải được quyền yêu ghét, quyền lựa chọn, quyệt được định đoạt giữa sinh và tử, quyền được nhảy múa trên cả vinh quang cũng như điếm nhục…”[52, tr. 379]

Trong các lời thoại của nhân vật cái tôi trữ tình không chỉ thể hiện cảm xúc, tình cảm cá nhân hay những quan niệm về cuộc đời và thế giới nhân sinh quan mà

nó còn được Nguyễn Huy Thiệp gắn cho những tư tưởng của Đạo Phật nhằm thức tỉnh con người. Điều này được thể hiện qua lời thoại của Sư Huệ (Hoa sen nở ngày

29 tháng 4) “Nam mô A di đà Phật… Đừng trông chờ gì ở ta, đừng trông chờ gì ở Phật, hãy tìm sự an tâm chính nơi lòng mình… Mặt trời mọc ở bên trong là thế… Ngọc nở trong sen.” Hay trong lời của Sùng ông – cha chàng Điệp Lang thì cái tôi trữ tình chỉ đơn giản là mong muốn về một đời sống bình dị, không màng danh vọng:

“Con ơi, ới con ơi!

Mình sinh ra nơi chốn quê nghèo,

Sao (con) không tri túc cho (nó) đỡ gieo neo cái thân mình! Con đánh đu với lũ (bè bạn) yêu tinh,

Con mơ mộng hão linh tinh (để) làm gì? Đường gần con lại không đi, Ở quê an phận ngủ khì (có) hơn không? Như cha con đây vài xị rượu đế là xong, Sớm trưa chiều tối thong dong (cho) qua ngày!

Mặc cho Nam Bắc Đông Tây, Nếu giời có sụp lão này vẫn bình an!

Lão say nên lão mới nhàn…”

(Vong bướm)

Cái tôi trữ tình ở đây là lời trách móc đứa con của mình vì ham mộng công danh mà tự chuốc họa vào người, đồng thời đó cũng chính là lời than thân trách phận của những con người nhỏ bé trước thời cuộc.

Có thể nói do những đặc trưng về mặt thể loại và kịch được viết ra với mục đích là để diễn trên sân khấu nên sẽ bị giới hạn về mặt không gian và thời gian, do đó các tác giả khi sáng tác thường tối đa hóa cảm xúc của nhân vật để diễn viên khi khiễn có thể biểu lộ cảm xúc một cách trực tiếp và dễ dàng thông qua các biểu cảm trên khuôn mặt và qua hành động. Vì vậy việc đặt cảm xúc quá nhiều vào các ngôn từ là điều cần hạn chế của một kịch bản, nhưng trong kịch Nguyễn Huy Thiệp thì

cái tôi trữ tình lại được đặt rất nhiều trong các lời thoại của nhân vật, điều này cho thấy một sự sáng tạo và bứt phá của nhà văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kịch nguyễn huy thiệp từ góc nhìn giao thoa thể loại (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)