2.1.1 .Giới thuyết về nhân vật kịch
3.2. Tính tự sự trong kịch Nguyễn Huy Thiệp
3.2.2. Người kể chuyện trong kịch Nguyễn Huy Thiệp
Nguyễn Huy Thiệp được coi là một hiện tượng độc đáo trên văn đàn với lối viết mới lạ và sáng tạo. Cái độc đáo của Nguyễn Huy Thiệp nằm ở cách mà nhà văn kể chuyện, hay nói đúng hơn thì đó là nghệ thuật xây dựng hình tượng người kể chuyện của nhà văn. Bản thân Nguyễn Huy Thiệp cũng luôn tâm đắc rằng: “Nhà văn sinh ra là để kể chuyện. Kể chuyện hay. Có thế thôi!”. Có thể nói vấn đề người kể chuyện là một trong những vấn đề trung tâm của thi pháp văn xuôi hiện đại, người kể chuyện đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm bởi “Người kể chuyện là một trong những hình thức thể hiện quan điểm của tác giả trong tác phẩm. Song quan điểm của tác giả có thể được thể hiện qua “điểm nhìn”, “tầm nhận thức” của người kể chuyện như một hình tượng ít nhiều độc lập” [35, tr. 119].
Người kể chuyện trong văn xuôi không phải là một phạm trù thuần nhất mà là một thể đa diện. Nó có liên quan mật thiết đến những vấn đề khác bao gồm ngôi kể, điểm nhìn ngôn ngữ và giọng điệu.
Ngôi kể trong văn xuôi có thể đứng ở ngôi thứ nhất với hình thức thể hiện là cách xưng tôi, ngôi thứ hai (ngôi kể rất hiếm xuất hiện vì nó không dễ để thể hiện) hoặc ngôi thứ ba với hình thức thể hiện là sự ẩn đi của người kể chuyện (người kể chuyện toàn tri hay người kể chuyện biết tuốt).
Điểm nhìn lại là một phạm trù phức tạp hơn nữa bởi sự tinh vi và linh hoạt của nó trong truyện kể hiện đại. Tùy theo từng ngòi bút và từng ý đồ sáng tạo nghệ thuật mà mỗi nhà văn, thậm chí mỗi tác phẩm, người kể chuyện mang một giọng điệu, hệ ngôn ngữ riêng.
Quay trở lại với những tác phẩm kịch của Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi nhận thấy hầu hết người kể chuyện đều xuất hiện ở ngôi thứ ba, tức là người kể chuyện đứng ngoài câu chuyện hay không có mặt trong câu chuyện được kể. Người kể chuyện ngôi thứ nhất chủ yếu xuất hiện trong lời giới thiệu, chú giải và hướng dẫn đạo diễn dàn cảnh, lưu ý diễn viên. Người kể chuyện ngôi thứ ba được chia thành ba nhóm theo điểm nhìn trần thuật, nhóm thứ nhất là người kể chuyện ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên ngoài, nhóm thứ hai là người kể chuyện ngôi thứ ba theo điểm nhìn tập trung bên trong và nhóm thứ ba là theo điểm nhìn phức hợp. Với trường hợp các tác phẩm kịch của Nguyễn Huy Thiệp thì người kể chuyện ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên ngoài chiếm phần đông. Ở đây người kể chuyện xuất hiện rất mờ nhạt, gần như là vô hình, tính cách nhân vật vì thế mà chỉ được bộc lộ thông qua các đoạn đối thoại, hành động trong mối quan hệ với các nhân vật khác. Trong vở kịch Gia đình tuy đứng ngoài lề nhưng người kể chuyện vẫn phản chiếu cho chúng ta đầy đủ nhất về hình ảnh của một gia đình đã bị đảo lộn mọi giá trị đạo đức, tôn ti trật tự và bản chất xấu xa của các nhân vật được bộc lộ thông qua các đoạn đối thoại của họ với nhau. Đó là đoạn đối thoại giữa lão Kiền với Đoài cho thấy mối quan hệ cha con đã bị hạ bệ, cha – con ngang hàng, con không tôn trọng cha, hay đoạn đối thoại giữa Đoài và Khảm về một “phi vụ hôn nhân” trắng trợn đã lột tẩy bộ mặt đểu cáng của
những kẻ nhân danh trí thức này. Bằng một thái độ vừa khách quan, vừa dửng dưng lạnh lùng, người kể chuyện đã cho chúng ta thấy được những vấn đề suy đồi đạo đức đáng báo động đang diễn ra trong cái gia đình này, dưới đây là đoạn đối thoại giữa lão Kiền và Đoài, được coi là đoạn thoại đắt giá khiến người đọc phải suy ngẫm:
“ - Đoài: Bố dạo này cũng tươi mát nhỉ? Lão Kiền im
- Đoài: “Gió bay đôi dải yếm đào, Anh thò tay vào bắt lấy nhạn xanh” Tươi mát thật! Hay thật! Thế mới gọi là thơ chứ!
- Lão Kiền: Mẹ cha mày! Thế là bố, tao không được quyền làm đàn ông à? - Đoài: Tôi nói trước, tôi không tha thứ đâu. Ông bỏ ý định ve vãn con dâu đi. - Lão Kiền: Tao không ve vãn. Người ta cục tác thì tao ó ò o thôi.
- Đoài: Ông là đồ khốn nạn. - Lão Kiền: Mày là đồ khốn nạn. - Đoài: Ông khốn nạn.
- Lão Kiền: Mày khốn nạn!”
Người kể chuyện ở đây chỉ đơn thuần là người thuật lại lời nói, cử chỉ và việc làm của nhân vật chứ không đi sâu vào phân tích tâm lý hay suy nghĩ của họ.Với điểm nhìn trần thuật bên ngoài nên thái độ của người kể chuyện mang một vẻ khách quan, lạnh lùng và có phần dửng dưng khi tường thuật lại các sự kiện. Lựa chọn ngôi kể và điểm nhìn trần thuật như vậy là Nguyễn Huy Thiệp đã đứng ngang hàng với nhân vật chứ không đứng trên nhân vật của mình để đưa ra những lý lẽ nọ kia hay những kết luận mang tính phán xét mà để cho mọi thứ được tuôn chảy tự nhiên trong mạch của nó và nhân vật tự bộc lộ mình.
Vở kịch Đến bờ bên kia kể về câu chuyện diễn ra trên một chuyến đò, người kể chuyện đã phơi bày bản chất tính cách của từng con người trên chuyến đò ấy thông qua sự kiện đứa trẻ đút tay vào miệng chiếc bình cổ và không rút ra được, khi ấy những con người được coi là người lương thiện thuộc tầng lớp trên của xã hội như nhà sư, nhà thơ và thầy giáo lại đành bất lực, câm lặng trước việc đứa trẻ gặp
nguy hiểm, còn một kẻ hạ đẳng như tên tướng cướp lại sẵn sàng ra tay cứu giúp đứa bé thoát khỏi nguy hiểm bằng việc đập vỡ chiếc bình cổ và hướng chịu sự nguy hiểm chĩa về phía mình. Có thể nói cách kể chuyện này đã tước bỏ đi lớp rào chắn giữa nhân vật và độc giả, ở đây thái độ và tư tưởng của nhà văn bị gạt sang một bên thay vào đó thì người đọc được quyền trực tiếp bộc lộ thái độ, tình cảm và quyền phán xét của mình trước hiện thực mà vở kịch này đã bày ra.
Trong vở kịch Nhà Ôsin người kể chuyện vẫn ở ngôi thứ ba nhưng lại được đặt dưới điểm nhìn của nhân vật Thủy Trần, đây không phải là nhân vật chính của vở kịch nhưng lại là người chứng kiến toàn bộ diễn biến của vở kịch từ khi nó bắt đầu cho đến khi sắp kết thúc, thậm chí mọi vấn đề bí mật, riêng tư của các nhân vật trong ngôi nhà Ôsin này cũng được Thủy Trần nắm giữ và trong ý đồ xây dựng của nhà văn thì đây là một nhân vật vô vị, nhạt nhẽo và mặc cảm, “trong vở kịch, cô gần như chứng kiến, tham gia vở kịch từ đầu đến cuối nhưng vẫn không phải là nhân vật chính”. Thủy Trần là bạn của Thục Oanh và đến làm khách trong ngôi nhà Ôsin theo lời mời của Thục Oanh và cũng chính tại đây mà Thủy Trần được chứng kiến nhiều câu chuyện bi hài xoay quanh các nhân vật trong ngôi nhà Ôsin và những nhân vật liên quan khác. Đó là câu chuyện về ngài Đại tá với những thói quen sinh hoạt kỳ cục, ngài Đại tá là biểu tượng cho quyền uy và sức mạnh của ngôi nhà Ôsin nhưng lại “nhũn như con chi chi” trước một Ôsin nhỏ bé tên là Liên Chi Hồ Điệp khiến cho người khác vừa bất ngờ lại vừa ghen tị. Đó còn là câu chuyện anh chàng Phú Điên lặn lội từ Rú Rào tìm đến ngôi nhà Ôsin để cầu hôn với Thục Oanh (Oanh bé) và cũng chính nhờ sự kiện nực cười này mà bà Tơ (một người ôsin lâu năm trong ngôi nhà ngài Đại tá) vô tình tìm lại được đứa con đã thất lạc của mình và kéo theo đó là những hệ lụy khiến cho người đọc phải suy ngẫm về câu chuyện tình mẫu tử. Hay như chuyện Thục Oanh (Oanh bé) sẽ kết hôn với anh chàng John và bỏ lại tất cả mọi thứ liên quan đến ngôi nhà ôsin và đến Mỹ sống và tận hưởng cả “một kế hoạch chi tiết lâu dài với John.” Đặc biệt cũng chính tại ngôi nhà ôsin này Thủy Trần được chứng kiến một sự kiện hệ trọng, nó làm thay đổi và đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của những con người trong ngôi nhà ôsin, đó là sự trở về của Thục Oanh
(Oanh Nhớn), bằng một thủ đoạn nào đó thì Thục Oanh đã trở thành chủ nhân đích thực của ngôi nhà ô sin và lần trở về này của cô là để “hất cẳng” ngài Đại tá, đám ôsin và những hệ lụy của nó ra khỏi ngôi nhà này, và Thủy Trần trong vai trò là khách mời của ngôi nhà ôsin đã vô tình được chứng kiến toàn bộ sự việc này. Có thể nói với việc xây dựng hình tượng người kể chuyện ngôi thứ ba được đặt dưới điểm nhìn của nhân vật Thủy Trần nhà văn đã cho người đọc chứng kiến một câu chuyện bi hài kịch diễn ra trong ngôi nhà ôsin mà những câu chuyện đó vừa mang một sự khẳng định chắc chắn lại vừa có sự mơ hồ, hoài nghi. Và bản thân Thủy Trần khi nói về vai trò của mình trong vở kịch này đã tự nhận mình là “người hóng chuyện”, một kiểu người không thể thiếu trong bất kỳ hoàn cảnh nào: “Vâng... Tôi luôn luôn giữ được phong thái của tôi cũng giống như người ta phải giữ sĩ diện... Vì thực ra đấy là công việc... tôi luôn có mặt trong các bữa tiệc sang trọng, các buổi khai mạc triển lãm, những lúc đấu giá từ thiện hoặc cắt băng khánh thành... Anh biết đấy, trong giới nhà giàu người ta vẫn luôn cần tới những người bạn, ý tôi muốn nói là một dạng tùy nữ gì đấy để làm nổi bật họ lên. Họ cần người hóng chuyện và đưa chuyện. Họ cần người đưa thư, người đại diện, người buôn dưa lê, người bàn mưu kế và người đòi nợ. Tôi chính là một người kiểu như thế đấy.”
Đặc biệt với vở kịch có sự đảo lộn về thời gian như vở Còn lại tình yêu thì việc xây dựng hình tượng người kể chuyện ngôi thứ 3 đã cho thấy khâu xử lý kỹ thuật kể chuyện rất tài tình của Nguyễn Huy Thiệp. Ở đây người kể chuyện đóng vai trò là người biết tuốt, là người chứng kiến mọi việc diễn ra ở các khoảng không gian và thời gian khác nhau bằng một thái độ khách quan, trung dung, còn mọi cao trào hay tình huống kịch đều được bộc lộ rất tự nhiên theo diễn biến của vở kịch cũng như hành động kịch của các nhân vật. Trước tiên là sự kiện diễn ra ở thời hiện đại, đó là một chuyên án về một vụ buôn ma túy và một trong những chứng cứ thu được của vụ án khiến viên Thiếu tướng và Trung úy quan tâm là một bức thư được viết cách đó 78 năm, điều đặc biệt là bức thu do chính nhà yêu nước Nguyễn Thái Học viết. Với những con người này thì đây là một “món nợ lịch sử” mà họ cần phải trả, do đó họ đã dựa vào bức thư để lần ra dấu vết những câu chuyện khác để trả lời
cho câu hỏi đang thôi thúc họ: Bức thư kia có thật sự là của Nguyễn Thái Học viết và nếu đúng như thế thì nó được viết để gửi cho ai?. Và ở đây người kể chuyện đóng vai trò là “nhân vật biết tuốt” đã dẫn dắt người đọc từng bước khám phá ra những manh mối của sự việc, tạo tâm lý bất ngờ khi sự thật về bức thư ký tên Nguyễn Thái Học đã ngã ngũ. Điều thú vị ở đây nằm ở chỗ người đọc được “người kể chuyện biết tuốt” gợi mở và khai sáng sự việc, được biết trước kết quả của sự việc và những nhân vật chính của vở kịch lại là những người sau cùng biết được đáp án.