Kết quả KSGM và KTVTY tại Thanh Hóa từ 2010-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh vật của thịt lợn bán tại một số chợ trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 59 - 61)

Năm

Kiểm soát giết mổ Kiểm tra vệ sinh thú y Trâu bò (con) Lợn (con) Trâu bò (kg) Lợn (kg) 2009 1.867 122.600 6.125 11.892 2010 1.975 121.320 7.153 12.125 2011 1.592 90.718 6.022 10.700 2012 2.714 101.931 28.344 56.050 2013 2.110 112.135 61.220 121.050 2014 2.658 115.170 66.587 123.323 2015 3.586 117.260 71.136 127.523 2016 6.521 126.512 82.156 131.521

Nguồn: Chi cục Thú y Thanh Hóa

Biểu đồ 4.1. Kết quả KSGM, KTVSTY tại Thanh Hóa từ năm 2011-2016

Như vậy, kết quả kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh tăng dần qua các năm, tăng mạnh nhất vào năm 2016 đặc biệt công tác kiểm soát giết mổ lợn; kết

quả đó là sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ Chi cục Thú y, cùng sự vào cuộc quyết liệt của các cấp Ủy đảng, chính quyền địa phương đưa công tác KSGM, KTVSTY trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp (Báo cáo tổng kết công tác quản lý vận chuyển, giết mổ và kinh doanh thịt gia súc, gia cầm Chi cục Thú y, năm 2016).

Tuy nhiên, với kết quả trên chỉ thực hiện kiểm soát giết mổ được khoảng 46 - 50% số lượng lợn được giết mổ trên địa bàn tỉnh, còn lại khoảng 50 - 54% số lượng lợn giết mổ không được thực hiện kiểm soát, đây chính là nguồn thịt có nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm. (Báo cáo tổng kết công tác thú y, các năm của Chi cục Thú y Thanh Hóa 2009-2016).

Theo Báo cáo kết quả công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y của Cơ quan Thú y vùng III qua các năm của các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế thì kết quả KSGM, KTVSTY của các tỉnh tương đối giống nhau chỉ kiểm soát được khoảng 50% tổng số lợn giết mổ trên địa bàn quản lý.

Riêng tỉnh Thừa Thiên Huế công tác KSGM, KTVSTY tốt nhất vùng đã thực hiện kiểm soát khoảng 90 - 95% số cơ sở giết mổ, điểm giết mổ (325 cơ sở, điểm giết mổ) và thực hiện KSGM, KTVSTY được khoảng 85 - 90% thịt lợn lưu thông, buôn bán trên thị trường, đây là điểm nhấn để các tỉnh trong khu vực Bắc trung bộ nói riêng và các tỉnh miền bắc nói chung đến để tham quan học tập kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành.

4.2. THỰC TRẠNG VỆ SINH THÚ Y TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA 4.2.1. Tình hình phân bố các điểm kinh doanh thịt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Sản phẩm sau giết mổ, thịt lợn được tiêu thụ chủ yếu phục vụ người dân trong tỉnh và khách du lịch, một phần nhỏ được vận chuyển đi các tỉnh khác, cụ thể: Theo báo cáo của Chi cục Thú y Thanh Hóa, kết quả công tác kiểm dịch vận chuyển lợn ra ngoài địa bàn cấp tỉnh 9 tháng đầu năm 2017 tổng số lợn xuất ngoại tỉnh là 89.314 con lợn, chiếm 10,8% tổng đàn lợn của tỉnh tại thời điểm điều tra; Trâu bò xuất ngoài tỉnh: 6.794 con; Gia cầm xuất ngoài tỉnh: 1.141.234 con.

Thịt lợn trên địa bàn tỉnh được phân phối chủ yếu qua 3 kênh để đến tay người tiêu dùng: i) Chợ đầu mối, ii) Chợ truyền thống, iii) Siêu thị.

Hiện nay, theo số liệu thống kê 01/4/2017 của của Trạm thú y các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh có 448 chợ buôn bán gia súc, gia cầm và thịt

gia súc, gia cầm. Đa số là chợ bán lẻ (Có 01 Chợ đầu mối Đông Hương), trong đó: Số chợ hoạt động được phép của chính quyền là 354 chợ, số chợ cóc chợ tạm là 94 chợ (số chợ cóc chợ tạm trên tập trung chủ yếu ở Tp. Thanh Hóa, Tp. Sầm Sơn, Tx. Bỉm Sơn, huyện Tĩnh Gia và huyện Ngọc Lặc là các khu tập trung kinh tế, chính trị xã hội của tỉnh).

Số chợ có sự giám sát của cơ quan thú y là 205 chợ, chiếm 45,76% (trong đó chợ cóc chợ tạm là 15 chợ), số chợ không có sự giám sát của cơ quan thú y là 243 chợ, chiếm 54,24% (trong đó chợ cóc chợ tạm là 79 chợ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh vật của thịt lợn bán tại một số chợ trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)