Xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh vật của thịt lợn bán tại một số chợ trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 56)

s. Aureus có trong thịt lợn bày bán tại một số chợ trên địa bàn tỉnh

3.6.8. Xử lý số liệu

Kết quả điều tra và phân tích ô nhiễm vi khuẩn được tập hợp xử lý bằng toán thống kê sinh học, sử dụng phần mềm Excel 2010.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT GIẾT MỔ LỢN VÀ KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y

4.1.1. Về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y

Thanh Hoá là tỉnh rộng, với 27 huyện, thị xã, thành phố có 637 xã, phường, thị trấn; dân số khoảng 3,5 triệu người, bình quân hàng năm tỉnh Thanh Hóa đón khoảng 3 triệu khách du lịch. Do đó, nhu cầu sử dụng thực phẩm tươi sống, đặc biệt là thịt lợn ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang là yêu cầu hàng đầu, thực hiện cấp bách trong thời gian tới đáp ứng những đòi hỏi của tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế của tỉnh.

Hầu hết sản phẩm thịt lợn cung cấp ra ngoài thị trường do người dân trong tỉnh sản xuất và cung cấp, một phần xuất đi các tỉnh khác và xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu là lợn sữa sang thị trường các nước Malaixia, Hongkong (Báo cáo Kết quả công tác vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, năm 2016 ).

Bảng 4.1. Kết quả chăn nuôi của tỉnh Thanh Hóa

TT Chỉ tiêu ĐVT Kỳ 01/4/2016 Kỳ 01/4/2017 Kỳ 01/4/2017 So với cùng kỳ (%) Tăng, giảm so với cùng kỳ (+,-) 1 Đàn trâu Con 292.430 193.215 100,4 785 2 Đàn bò Con 226.547 242.844 107,2 16.297 3 Đàn lợn Con 818.331 825.613 100,9 7.282 4 Đàn gia cầm 1000 con 16.092 16.297 101,3 205 Nguồn: Cục Thống kê Thanh Hóa 01/4/ 2017 Theo Đề án Kiếm soát giết mổ của Chi cục Thú y Thanh Hóa năm 2016, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm động vật của toàn tỉnh hiện nay khoảng 380 tấn thịt các loại/ngày, trong đó 264 tấn thịt lợn, tương đương khoảng 3.000 con; 22 tấn thịt trâu bò, tương đương khoảng 90 con; 84 tấn thịt gia cầm, tương đương khoảng 42.000 con; thịt khác 12 tấn (Chi cục Thú y Thanh Hóa, 2017).

Hầu hết các sản phẩm động vật cung cấp ra ngoài thị trường được giết mổ tại các cơ sở giết mổ, điểm giết mổ trong tỉnh. Theo báo cáo của Chi cục Thú y Thanh Hóa, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 2.895 cơ sở, điểm giết mổ gia súc gia cầm đang hoạt động. Trong đó có 2 cơ sở giết mổ công nghiệp, 8 cơ sở giết mổ bán công nghiệp và 2.885 điểm giết mổ, công suất giết mổ: Trâu bò: 01- 02 con/ngày/cơ sở, Lợn: 5-10 con/ngày/cơ sở.

Cụ thể: Số điểm giết mổ trâu, bò 94 điểm; điểm giết mổ lợn: 2.543 điểm, điểm giết mổ dê: 04 điểm, điểm giết mổ gia cầm: 242 điểm, điểm giết mổ cả gia súc, gia cầm: 02 điểm.

Bảng 4.2. Thực trạng các cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Tổng số cơ sở Cơ sở giết mổ tập trung Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ Cơ sở có giấy phép kinh doanh Cơ sở có giấy VSTY

Đánh giá phân loại theo Thông tư 45/TT-

BNNPTNT

Loại A Loại B Loại C

2.895 10 2.885 394 153 10 723 143

Qua bảng 4.2 chúng tôi nhận thấy:

- Số cơ sở, điểm giết mổ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 394, chiếm 13,64% tổng số cơ sở, điểm giết mổ.

- Số cơ sở, điểm giết mổ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y: 153, chiếm 5,28 tổng số cơ sở, điểm giết mổ.

- Số cơ sở được kiểm tra đánh gia phân loại hàng năm theo Thông tư 45/TT-BNNPTNT: 876 cơ sở, chiếm 30.32% tổng số cơ sở, điểm giết mổ.

- Số cơ sở, điểm giết mổ được kiểm soát giết mổ: 876, chiếm 30,32% tổng số cơ sở, điểm giết mổ.

- Số cơ sở không xếp loại và đánh giá là 2.019 điểm giết mổ, chiếm tỷ lệ 69, 74% tổng số cơ sở. (Thực trạng các điểm giết mổ ngay hộ gia đình hoạt động không thường xuyên, 1-2 ngày giết mổ 1 lần, có trường hợp nhiều hộ cùng chung nhau để giết mổ lợn).

Như vậy, hoạt động giết mổ ở tình trạng tự phát, nhỏ lẻ, phân tán trong các khu dân cư trên địa bàn tỉnh, hầu hết các điểm giết mổ không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thục phẩm và môi trường. Vì vậy, trong thời gian tới Chi cục Thú y Thanh Hóa cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra

vệ sinh thú y tại các cơ sở, điểm giết mổ. Đồng thời, xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.

Việc kiểm soát giết mổ gia súc ngoài cung cấp thịt, thực phẩm đảm bảo vệ sinh cho người tiêu dùng còn góp phần ngăn ngừa dịch bệnh. Khi kiểm soát giết mổ không chặt chẽ làm sản phẩm động vật bị ô nhiễm, lây lan nhiều dịch bệnh trên đàn gia súc và gây bệnh cho con người. Nguồn chất thải tại các điểm giết mổ nếu không được xử lý là nguồn gieo rắc mầm bệnh, làm ô nhiễm môi trường.

Bảng 4.3. Kết quả KSGM và KTVTY tại Thanh Hóa từ 2010-2016

Năm

Kiểm soát giết mổ Kiểm tra vệ sinh thú y Trâu bò (con) Lợn (con) Trâu bò (kg) Lợn (kg) 2009 1.867 122.600 6.125 11.892 2010 1.975 121.320 7.153 12.125 2011 1.592 90.718 6.022 10.700 2012 2.714 101.931 28.344 56.050 2013 2.110 112.135 61.220 121.050 2014 2.658 115.170 66.587 123.323 2015 3.586 117.260 71.136 127.523 2016 6.521 126.512 82.156 131.521

Nguồn: Chi cục Thú y Thanh Hóa

Biểu đồ 4.1. Kết quả KSGM, KTVSTY tại Thanh Hóa từ năm 2011-2016

Như vậy, kết quả kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh tăng dần qua các năm, tăng mạnh nhất vào năm 2016 đặc biệt công tác kiểm soát giết mổ lợn; kết

quả đó là sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ Chi cục Thú y, cùng sự vào cuộc quyết liệt của các cấp Ủy đảng, chính quyền địa phương đưa công tác KSGM, KTVSTY trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp (Báo cáo tổng kết công tác quản lý vận chuyển, giết mổ và kinh doanh thịt gia súc, gia cầm Chi cục Thú y, năm 2016).

Tuy nhiên, với kết quả trên chỉ thực hiện kiểm soát giết mổ được khoảng 46 - 50% số lượng lợn được giết mổ trên địa bàn tỉnh, còn lại khoảng 50 - 54% số lượng lợn giết mổ không được thực hiện kiểm soát, đây chính là nguồn thịt có nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm. (Báo cáo tổng kết công tác thú y, các năm của Chi cục Thú y Thanh Hóa 2009-2016).

Theo Báo cáo kết quả công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y của Cơ quan Thú y vùng III qua các năm của các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế thì kết quả KSGM, KTVSTY của các tỉnh tương đối giống nhau chỉ kiểm soát được khoảng 50% tổng số lợn giết mổ trên địa bàn quản lý.

Riêng tỉnh Thừa Thiên Huế công tác KSGM, KTVSTY tốt nhất vùng đã thực hiện kiểm soát khoảng 90 - 95% số cơ sở giết mổ, điểm giết mổ (325 cơ sở, điểm giết mổ) và thực hiện KSGM, KTVSTY được khoảng 85 - 90% thịt lợn lưu thông, buôn bán trên thị trường, đây là điểm nhấn để các tỉnh trong khu vực Bắc trung bộ nói riêng và các tỉnh miền bắc nói chung đến để tham quan học tập kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành.

4.2. THỰC TRẠNG VỆ SINH THÚ Y TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA 4.2.1. Tình hình phân bố các điểm kinh doanh thịt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Sản phẩm sau giết mổ, thịt lợn được tiêu thụ chủ yếu phục vụ người dân trong tỉnh và khách du lịch, một phần nhỏ được vận chuyển đi các tỉnh khác, cụ thể: Theo báo cáo của Chi cục Thú y Thanh Hóa, kết quả công tác kiểm dịch vận chuyển lợn ra ngoài địa bàn cấp tỉnh 9 tháng đầu năm 2017 tổng số lợn xuất ngoại tỉnh là 89.314 con lợn, chiếm 10,8% tổng đàn lợn của tỉnh tại thời điểm điều tra; Trâu bò xuất ngoài tỉnh: 6.794 con; Gia cầm xuất ngoài tỉnh: 1.141.234 con.

Thịt lợn trên địa bàn tỉnh được phân phối chủ yếu qua 3 kênh để đến tay người tiêu dùng: i) Chợ đầu mối, ii) Chợ truyền thống, iii) Siêu thị.

Hiện nay, theo số liệu thống kê 01/4/2017 của của Trạm thú y các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh có 448 chợ buôn bán gia súc, gia cầm và thịt

gia súc, gia cầm. Đa số là chợ bán lẻ (Có 01 Chợ đầu mối Đông Hương), trong đó: Số chợ hoạt động được phép của chính quyền là 354 chợ, số chợ cóc chợ tạm là 94 chợ (số chợ cóc chợ tạm trên tập trung chủ yếu ở Tp. Thanh Hóa, Tp. Sầm Sơn, Tx. Bỉm Sơn, huyện Tĩnh Gia và huyện Ngọc Lặc là các khu tập trung kinh tế, chính trị xã hội của tỉnh).

Số chợ có sự giám sát của cơ quan thú y là 205 chợ, chiếm 45,76% (trong đó chợ cóc chợ tạm là 15 chợ), số chợ không có sự giám sát của cơ quan thú y là 243 chợ, chiếm 54,24% (trong đó chợ cóc chợ tạm là 79 chợ).

Bảng 4.4. Tổng số chợ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Tổng số chợ Số chợ được phép hoạt động Tỷ lệ (%) Số chợ cóc Tỷ lệ (%) Số chợ có sự giám sát Tỷ lệ (%) Số chợ không có sự giám sát Tỷ lệ (%) 448 354 79,01 94 20,98 205 45,76 243 54,24

- Qua điều tra thực tế cho thấy, cơ sở vật chất, trang thiết bị ở các chợ buôn bán sản phẩn động vật rất yếu kém, không đảm bảo vệ sinh thú y và môi trường, chất lượng thịt chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Người bán chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo đảm an toàn thực phẩm đặc biệt là thịt tươi sống các loại, do đặc điểm của thịt tươi dễ bị phân hủy, hư hỏng trong khi lại không có các phương tiện bảo quản cần thiết, nên một số người bán đã dùng nhiều thủ đoạn gian dối bất chấp các nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng.

Như vậy, số chợ cóc và chợ tạm trên địa bàn tỉnh rất nhiều, công tác quản lý của các cấp đối với các chợ còn hạn chế. Số chợ được kiểm soát của cơ quan thú y còn thấp đạt 45,76%.

Nguyên nhân của tình trạng trên, bên cạnh những tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường vì mục đích lợi nhuận, tập quán tiêu dùng và kiến thức VSATTP hạn chế còn do sự yếu kém và thiếu kiên quyết của chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn.

- Do điều kiện kinh tế - xã hội: Mức sống đa số người tiêu dùng chưa cao, sự quan tâm về an toàn thực phẩm còn thấp, chưa quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm, sẵn sàng mua ở chợ cóc, chợ tạm, quầy, gánh ven đường. Từ

đó, tạo điều kiện cho hoạt động giết mổ lậu và kinh doanh không theo quy định ngày càng gia tăng, hạn chế khả năng phát triển và đổi mới trang thiết bị của các cơ sở giết mổ tập trung. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn thấp, kế sinh nhai chủ yếu dựa vào mua gánh bán bưng nên việc tổ chức, quản lý, việc kinh doanh, giết mổ hết sức khó khăn.

- Nhận thức, thói quen của người tiêu dùng còn dễ dãi chấp nhận sản phẩm giết mổ không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đã trực tiếp nuôi dưỡng cho sự tồn tại của các cơ sở, điểm giết mổ nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.

- Các cơ sở giết mổ tập trung không có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định đảm bảo chất lượng, thiếu hệ thống phân phối sản phẩm, thiếu sự hỗ trợ của chế biến sau giết mổ, quảng bá sản phẩm sau giết mổ đồng thời chi phí đầu tư xây dựng cơ sở lớn dẫn tới chi phí giết mổ cao nên giảm tính cạnh tranh.

- Sự vào cuộc của cấp chính quyền cơ sở chưa quyết liệt, thiếu sự chỉ đạo; có lúc, có nơi bị buông lỏng, công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động kinh doanh, giết mổ động vật chưa thực hiện thường xuyên, liên tục, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm chưa cụ thể.

- Công tác tuyên truyền về sản phẩm giết mổ đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng chưa thường xuyên, sâu rộng, phương pháp thông tin tuyên truyền chưa được cải tiến.

Hậu quả là một phần nguồn thực phẩm cung cấp cho tiêu dùng không đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh. Do vậy, việc tăng cường quản lý giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với động vật và sản phẩm động vật mang tính cấp thiết, không chỉ hiện tại mà còn phải duy trì thường xuyên để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phát triển sản xuất đồng thời góp phần xây dựng “tỉnh Thanh Hóa trở nên một tỉnh kiểu mẫu”, hiện đại trong xu thế hội nhập của đất nước.

Từ kết quả thống kê trên, chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát quy mô chợ, thực trạng điều kiện vệ sinh thú y, ý thức chấp hành các quy định của các tiểu thương kinh doanh thịt lợn bán ở 12 chợ trọng điểm cung cấp một số lượng lớn thịt lợn cho người dân, cũng như khách tham quan du lịch tỉnh Thanh Hóa.

Bảng 4.5. Quy mô các chợ bán thịt ở 12 chợ khảo sát

TT Tên chợ Địa điểm

(Xã, huyện) Tổng số quầy bán thịt Số quầy bán thịt lợn Tỷ lệ (%) 1 Chợ Đông Sơn P. Đông Sơn, Tx. Bỉm Sơn 40 32 80

2 Chợ Neo Bắc Lương, Thọ Xuân 48 41 85,4

3 Chợ Nghĩa Trang Hoằng Kim, Hoằng Hóa 38 30 78,9

4 Chợ Minh Thọ TT.Chuối, Nông Cống 50 43 86

5 Chợ Trôi Quảng Văn, Quảng Xương 38 26 68,4

6 Chợ Quảng Cư P.Quảng Cư, Tp.Sầm Sơn 46 42 91,3 7 Chợ đầu mối

Đông Hương

P.Đông Hương,

Tp.Thanh Hóa 100 92 92

8 Chợ Giáng TT. Vĩnh Lộc, Vĩnh Lộc 80 72 90

9 Chợ Đông Văn Đông Văn, Đông Sơn 42 38 90,5

10 Chợ Rừng Thông TT.Rừng Thông, Đông Sơn 60 55 91,7

11 Chợ Giắt TT. Giắt -Triệu Sơn 70 62 88,6

12 Chợ Nưa Tân Ninh - Triệu Sơn 42 36 85,7

Tổng cộng 654 569 87

Qua bảng 4.5. Chúng tôi nhận thấy ở 12 chợ tiến hành điều tra khảo sát tổng số quầy bán thịt bao gồm (thịt lợn, thị gà, nội tạng) 654 quầy, số quầy bán thịt lợn 569 quầy chiếm 87% tổng số quầy. Số quầy bán hỗn hợp (không riêng thịt lợn) là 58 quầy chiếm tỷ lệ 13% tổng số quầy khảo sát.

Chợ đầu mối Đông Hương chợ có số lượng quầy bán thịt lớn nhất với 100 quầy trong đó có 92 quầy bán thịt lợn chiếm tỷ lệ 82% và 8 quầy còn lại: 5 quầy bán thịt bò, 3 quầy bán lòng lợn. Chợ có số lượng quầy thấp nhất chợ Trôi có 38 quầy bán thịt, trong đó có 26 quầy bán thịt lợn chiếm tỷ lệ 68,4% và 12 quầy còn lại thì có 5 quầy bán thịt lợn và thịt bò, 3 quầy bán thịt lợn và thịt gà, 4 quầy bán thịt lợn và lòng lợn chiếm tỷ lệ 31,6%.

Qua kết quả điều tra thực tế một số quầy thịt bán tại các chợ như: Chợ Giắt, Chợ Nưa, Chợ Đông Sơn có một số quầy bán cả thịt lợn sống lẫn giò, chả gây nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng là rất lớn.

4.2.2. Kết quả điều tra về ý thức chấp hành pháp luật của người kinh doanh thịt doanh thịt

Theo số liệu thống kê của Trạm thú y các huyện, thị xã, thành phố gồm: Thị xã Bỉm Sơn, Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Nông Cống, Quảng Xương, Thành phố Thanh Hóa, Vĩnh Lộc, Đông Sơn, và Triệu Sơn kết quả điều tra tại 12 chợ số lượng thịt lợn tiêu thụ hàng ngày tại các chợ của khu vực điều tra khá lớn khoảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh vật của thịt lợn bán tại một số chợ trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)