2.3.2.1. Tình hình nghiên cứu vi khuẩnStaphylococcus aureus
Vi khuẩn Staphylococcus aureus được Koch mô tả từ 1878 khi kiểm tra trên kính hiển vi, vi khuẩn có dạng hình cầu, đứng thành từng cặp, chuỗi ngắn hoặc từng cụm trông giống như chùm nho.
S. aureus là vi khuẩn Gam (+), một vài giống S. aureuscó khả năng sinh ra độc tố chịu nhiệt cao, gây nên ngộ độc ở người (Joklik. Micheal et al, 1988).
Theo Taylor (1990), thì chỉ có khuẩn lạc S. aureus có mầu vàng thẫm là có độc lực và có khả năng gây bệnh trên động vật, còn khuẩn lạc màu vàng chanh hoặc trắng không có độc hại và không gây bệnh.
S. aureuscó tính chất sinh sắc tố, gây dung huyết trên thạch máu làm đông vón huyết tương và lên men đường mannit, Nguyễn Vĩnh Phước (1977).
Theo Kufler and Wille (1980) trong các trường hợp viêm hoá mủ hầu như đều do S. aureuskhởi đầu.
Nguyễn Ngọc Nhiên và cs. (1997) bệnh viêm vú ở bò sữa có nguyên nhân chính là do tụ cầu gây ra và đã phân lập được S. aureus chiếm 33,74%. Hậu quả bệnh gây thiệt hại kinh tế không nhỏ, vì phải huỷ bỏ một lượng lớn sữa do có mặt của tụ cầu S. aureus.
Vi khuẩn S. aureussinh độc tố gọi là enterotoxin. Độc tố được sản sinh ra trong quá trình phát triển của vi khuẩn. Hiện nay người ta đã xác định S. aureus. tạo ra 6 loại độc tố (A, B, C1, C2, D, E) khác nhau về tính gây độc. Các độc tố ruột của tụ cầu thuộc loại protein đơn giản, khối lượng phân tử khoảng 26.000 – 30.000 Dalton. Thực tế đa số ngộ độc thực phẩm do type A và D gây ra. Độc tố ruột bền vững, không bị phân huỷ ở nhiệt độ đun sôi 30 phút, chịu được môi trường a xít (pH = 5) và rượu, không bị tác động bởi các enzyme trong ruột. Ở nhiệt độ thấp, độc tố ruột có thể duy trì độc tính trong vòng 2 tháng.
Trong môi trường tự nhiên, vi khuẩn tồn tại ở đất, nước, không khí, dụng cụ giết mổ. Trong cơ thể người và động vật vi khuẩn thường cư trú ở niêm mạc, mũi, hầu họng. Sự có mặt S. aureus trong thực phẩm chứng tỏ quá trình nhiễm khuẩn từ môi trường sản xuất hoặc bị lây nhiễm nguồn gốc từ cơ thể động vật hay từ da, miệng, mũi, tay chân người làm thực phẩm. Sự xuất hiện với số lượng lớn vi khuẩn S. aureus trong thực phẩm đánh giá quá trình vệ sinh, chế biến
không đạt yêu cầu. Tuy nhiên, sự có mặt S. aureus trong thực phẩm không phải là bằng chứng của các vụ ngộ độc.
Hình ảnh 1. Vi khuẩn Staphylococcus aureus
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Staphylococcus_aureus
2.3.2.2. Những đặc tính của vi khuẩn Staphylococcus aureus
a) Đặc tính nuôi cấy:
- Staphylococcus aureus mọc trên phạm vi rộng của môi trường, khuẩn lạc có màu sắc gây dung huyết rất đặc trưng trên môi trường SBA (A.J Frost and P.B Spradbrow, 1997).
- Nuôi cấy S. aureus trên môi trường thạch thường (PCA) hình thành khuẩn lạc có kích thước trung bình, nhẵn, không đều, màu vàng.
- Nuôi cấy trên môi trường chọn lọc: Hàng loạt môi trường chọn lọc dạng dung dịch và dạng đặc dùng để phân lập S. aureus và S. epidermidis từ các nguyên liệu nhiễm bẩn: Nhưng môi trường này là đặc biệt hữu ích trong việc kiểm tra vi sinh vật. Khi cho thêm potassium tellurite; lithium choloride, sodium azide, neomycine hoặc sunfamethazin vào các môi trường này ở dạng nguyên chất hay dạng muối để ngăn cản sự nhiễm của các loài sinh vật khác (Carmam and E.P.W Bennet, 1985 - 1988).
+ Nuôi cấy trên môi trường Baird - Parker có bổ sung Egg Yolk Tellurite glycine - Pyravat - môi trường này gồm có sunfamethazin và tellurite để hạn chế sự phát triển của vi sinh vật khác. S. aureus hình thành khuẩn lạc đen (vi khuẩn
biến đổi Tellurite thành Tellurium làm cho khuẩn lạc có màu đen bóng được bao quanh bởi vùng sáng rộng 2 - 5mm). Các khuẩn lạc S.epidermidis thường nhỏ hơn và xếp lộn xộn trên bề mặt (Baird Parker et al., M.J 1979). Thạch Columbia - CAN gồm axit nalicidic và colistin. Sulphate để nuôi cấy chọn lọc Staphylococci và Streptococci.
b) Đặc tính sinh vật hoá học của Staphylococcus aureus:
Baird- Parker et al.(1979) cho rằng S. aureus xuất hiện ở người và tất cả các loài động vật. Từ sự lây nhiễm âm ỉ trên bề mặt da và màng nhầy. Nó gây nhiễm mãn tính gây ra những đám viêm có mủ ở tất cả cơ quan, bao gồm lây nhiễm tại chỗ bị thương, nước nhầy khô cứng của màng nhày, các ổ áp xe, chỗ mưng mủ, viêm xương, viêm vú và có thể dẫn đến nhiễm trùng máu.
Vi khuẩn S. aureus là cầu khuẩn gram dương, phản ứng oxydaza âm tính. Lên men đường manitol và sử dụng glucoza như một nguồn cung cấp năng lượng (Armtrong C and Payne J.B 1966), hầu hết các tụ cầu vàng có men Dezoxyribonucleaza, men này có thể phân huỷ axit Dezoxyribonucleic. Khi nuôi cấy S. aureus trên môi trường DNaza agar, để 370C/24 giờ sau đó nhỏ dung dịch axit HCL 1% lên các đường cấy sẽ tạo ra một vùng sáng xung quanh đường cấy.
2.3.2.3. Đặc tính gây bệnh và sức đề kháng củaStaphylococcus aureus
a) Đặc tính gây bệnh:
Staphylococcus aureus gây bệnh cho tất cả các loại động vật và người. Trong tự nhiên, tụ cầu thường ký sinh trên da, màng nhày, niêm mạc của người và gia súc. Từ đấy chúng lan toả khắp nơi và được bảo vệ bởi một số Coenzyme, hoạt động như một tác nhân chuyên chở electron trong tế bào, xâm nhập vào hốc mũi, sức đề kháng của cơ thể kém, hoặc tổ chức bị tổn thương vi khuẩn trỗi dậy và gây bệnh, có thể gây những ổ mủ lớn, tràn lan. Hậu quả phụ thuộc vào động lực của chủng gây bệnh.
b) Sức đề kháng:
Tụ cầu có sức đề kháng kém với nhiệt độ và hóa chất ở 700C chết trong 1h, 800C chết trong 10 - 30 phút, 1000C chết trong vài phút, axit phenic 3 - 5% diệt vi khuẩn trong 3 - 5 phút, formol 1% diệt vi khuẩn trong 1h. Ở nơi khô hanh và đóng băng vi khuẩn có sức đề kháng tốt (A.J. Frost and P.B Spradbrow, 1997).
2.3.2.4. Độc tố của vi khuẩnStaphylococcus aureus. aureus
Theo A.J. Frost P.B Spradbrow (1997) thì phần lớn S. aureus sinh ra ngoại độc tố.
a) Độc tố dung huyết (Haemolysins): Có 3 loại cơ bản là:
- Dung huyết alpha: Dung huyết này gây hoại tử da và gây chết. Đây là một ngoại độc tố, bản chất là Protein, bền với nhiệt độ vào hoạt động trên cơ trơn.
- Dung huyết becta: Gây dung huyết, tạo thành một dải lờ mờ trên môi trường SBA. Đó là phốt pho lipít có chứa Sphingosine bao gồm axít béo, phot phoric axit và choline.
- Dung huyết tố delta: Gây dung huyết trong phạm vi hẹp. b) Ngoại độc tố bạch cầu (Leucocidin)
Là độc tố diệt bạch cầu đa nhân của nhiều loài động vật và có thể đóng vai trò trong những tác nhân gây bệnh.
c) Độc tố đường ruột (Enterotoxins)
Khoảng 50% chủng tụ cầu tiết ra độc tố đường ruột, đặc biệt ở người. Có 6 serotype (A.P) là nguyên nhân quan trọng gây ngộ độc thực phẩm (A.J Frost and P.B Spradbrow 1997).
Độc tố ruột là những ngoại độc tố, bền với nhiệt độ và không bị phá huỷ bởi dịch vị (Nguyễn Như Thanh, 1997).
e) Men đông vón huyết tương (Coagulaza)
Staphylococcus aureus có khả năng sản sinh ra men Coagulaza, men này làm đông huyết tương. Có thể giới hạn tế bào hoặc khuếch tán ánh sáng, được phát hiện bởi phết tiêu bản hay ống nghiệm.
Ngoài ra S. aureus còn sản sinh ra men Hyluronidaza men lactanaza độc tố gây viêm da, độc tố thần kinh, men tuyến tuỵ (A.J Frost and P.B Spradbrow, 1997).