Tổng số chợ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh vật của thịt lợn bán tại một số chợ trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 61 - 63)

Tổng số chợ Số chợ được phép hoạt động Tỷ lệ (%) Số chợ cóc Tỷ lệ (%) Số chợ có sự giám sát Tỷ lệ (%) Số chợ không có sự giám sát Tỷ lệ (%) 448 354 79,01 94 20,98 205 45,76 243 54,24

- Qua điều tra thực tế cho thấy, cơ sở vật chất, trang thiết bị ở các chợ buôn bán sản phẩn động vật rất yếu kém, không đảm bảo vệ sinh thú y và môi trường, chất lượng thịt chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Người bán chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo đảm an toàn thực phẩm đặc biệt là thịt tươi sống các loại, do đặc điểm của thịt tươi dễ bị phân hủy, hư hỏng trong khi lại không có các phương tiện bảo quản cần thiết, nên một số người bán đã dùng nhiều thủ đoạn gian dối bất chấp các nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng.

Như vậy, số chợ cóc và chợ tạm trên địa bàn tỉnh rất nhiều, công tác quản lý của các cấp đối với các chợ còn hạn chế. Số chợ được kiểm soát của cơ quan thú y còn thấp đạt 45,76%.

Nguyên nhân của tình trạng trên, bên cạnh những tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường vì mục đích lợi nhuận, tập quán tiêu dùng và kiến thức VSATTP hạn chế còn do sự yếu kém và thiếu kiên quyết của chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn.

- Do điều kiện kinh tế - xã hội: Mức sống đa số người tiêu dùng chưa cao, sự quan tâm về an toàn thực phẩm còn thấp, chưa quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm, sẵn sàng mua ở chợ cóc, chợ tạm, quầy, gánh ven đường. Từ

đó, tạo điều kiện cho hoạt động giết mổ lậu và kinh doanh không theo quy định ngày càng gia tăng, hạn chế khả năng phát triển và đổi mới trang thiết bị của các cơ sở giết mổ tập trung. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn thấp, kế sinh nhai chủ yếu dựa vào mua gánh bán bưng nên việc tổ chức, quản lý, việc kinh doanh, giết mổ hết sức khó khăn.

- Nhận thức, thói quen của người tiêu dùng còn dễ dãi chấp nhận sản phẩm giết mổ không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đã trực tiếp nuôi dưỡng cho sự tồn tại của các cơ sở, điểm giết mổ nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.

- Các cơ sở giết mổ tập trung không có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định đảm bảo chất lượng, thiếu hệ thống phân phối sản phẩm, thiếu sự hỗ trợ của chế biến sau giết mổ, quảng bá sản phẩm sau giết mổ đồng thời chi phí đầu tư xây dựng cơ sở lớn dẫn tới chi phí giết mổ cao nên giảm tính cạnh tranh.

- Sự vào cuộc của cấp chính quyền cơ sở chưa quyết liệt, thiếu sự chỉ đạo; có lúc, có nơi bị buông lỏng, công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động kinh doanh, giết mổ động vật chưa thực hiện thường xuyên, liên tục, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm chưa cụ thể.

- Công tác tuyên truyền về sản phẩm giết mổ đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng chưa thường xuyên, sâu rộng, phương pháp thông tin tuyên truyền chưa được cải tiến.

Hậu quả là một phần nguồn thực phẩm cung cấp cho tiêu dùng không đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh. Do vậy, việc tăng cường quản lý giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với động vật và sản phẩm động vật mang tính cấp thiết, không chỉ hiện tại mà còn phải duy trì thường xuyên để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phát triển sản xuất đồng thời góp phần xây dựng “tỉnh Thanh Hóa trở nên một tỉnh kiểu mẫu”, hiện đại trong xu thế hội nhập của đất nước.

Từ kết quả thống kê trên, chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát quy mô chợ, thực trạng điều kiện vệ sinh thú y, ý thức chấp hành các quy định của các tiểu thương kinh doanh thịt lợn bán ở 12 chợ trọng điểm cung cấp một số lượng lớn thịt lợn cho người dân, cũng như khách tham quan du lịch tỉnh Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh vật của thịt lợn bán tại một số chợ trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)