Kết quả điều tra về ý thức chấp hành pháp luật của người kinh doanh thịt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh vật của thịt lợn bán tại một số chợ trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 68)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2.2. Kết quả điều tra về ý thức chấp hành pháp luật của người kinh doanh thịt

doanh thịt

Theo số liệu thống kê của Trạm thú y các huyện, thị xã, thành phố gồm: Thị xã Bỉm Sơn, Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Nông Cống, Quảng Xương, Thành phố Thanh Hóa, Vĩnh Lộc, Đông Sơn, và Triệu Sơn kết quả điều tra tại 12 chợ số lượng thịt lợn tiêu thụ hàng ngày tại các chợ của khu vực điều tra khá lớn khoảng 34 tấn/ngày chiếm khoảng 8,94% tổng số lượng thịt lợn tiêu thụ trên địa bàn tỉnh.

Bảng 4.6. Số lượng thịt tiêu thụ hàng ngày ở các chợ điều tra

TT Số quầy Công suất quầy hàng Khối lượng thịt lợn bán/ngày (Kg)

Trung bình khối lượng thịt lợn bán/ngày của 1 quầy (Kg) 1 298 Dưới 50 kg/ngày 13.800 46,3 2 149 50-80 kg/ngày 9.238 62 3 122 Trên 80 kg/ngày 11.792 96,6 Tổng cộng 569 34.830 61,21

Biểu đồ 4.3. Công suất, quy mô quầy hàng ở 12 chợ điều tra

Qua bảng 4.6 cho thấy quy mô quầy hàng rất đa dạng về số lượng và chủng loại, phần lớn là những quầy hàng nhỏ lẻ, manh mún, quy mô quầy hàng dưới 50kg/ngày chiếm phần lớn 289 quầy khối lượng thịt lợn bán trong ngày khoảng 13.800 tấn và ít nhất là quầy hàng từ 50-80kg/ngày với số lượng quầy 149 quầy, khối lượng thịt bán trên ngày khoảng 9.238 tấn.

Qua kết quả điều tra khảo sát thể hiện trên bảng 4.6 cho thấy ý thức chấp hành Pháp luật của người kinh doanh buôn bán thịt ở một số chợ trên địa bàn thành phố còn hạn chế: 100% không khám sức khoẻ định kỳ theo quy định của Bộ Y tế, 83% số người bán thịt cho khách không đeo găng tay, 84,7% mang tạp dề khi bán hàng và 47,8% số quầy không vệ sinh sau mỗi ngày bán hàng.

Qua quá trình khảo sát trong số các chợ trên, chợ đầu mối Đông Hương thuộc Tp. Thanh Hóa chấp hành các quy định của pháp luật tốt nhất. Điều này cho thấy, ở đâu có sự quan tâm sâu sát của chính quyền, các ngành, các cấp thì ở đó làm tốt.

Bảng 4.7. Kết quả điều tra về chấp hành pháp luật của người kinh doanh thịt TT Tên chợ TT Tên chợ Số phiếu điều tra

Khám sức khỏe định kỳ Mang bao tay nilon Mang tạp dề Vệ sinh quầy sau mỗi ngày bán

Có Tỷ lệ (%) Không Tỷ lệ (%) Có Tỷ lệ (%) Không Tỷ lệ (%) Có Tỷ lệ (%) Không Tỷ lệ (%) Có Tỷ lệ (%) Không Tỷ lệ (%) 1 Chợ Đông Sơn 6 0 0,00 6 100 1 16,66 5 83,34 1 16,66 5 83,34 3 50,00 3 50,00 2 Chợ Neo 7 0 0,00 7 100 2 28,57 5 74,43 2 28,57 5 74,43 2 28,57 5 71,43 3 Chợ Nghĩa Trang 6 0 0,00 6 100 0 100 6 100 0 0,00 6 100 2 33,33 4 66,67 4 Chợ Minh Thọ 7 0 0,00 7 100 0 100 7 100 0 0,00 7 100 5 71,42 2 28,58 5 Chợ Trôi 6 0 0,00 6 100 1 16,66 5 83,34 1 16,66 5 83,34 2 33,33 4 66,67 6 Chợ Quảng Cư 7 0 0,00 7 100 0 0,00 7 0,00 0 0,00 7 100 3 42,85 4 57,15 7 Chợ đầu mối Đông Hương 15 2 13,30 13 86,6 8 53,33 7 46,67 8 53,34 7 46,64 12 80,00 3 20,00 8 Chợ Giáng 12 0 0,00 12 100 2 16,66 10 83,34 2 16,66 10 83,34 6 50,00 6 50,00 9 Chợ Đông Văn 6 0 0,00 6 100 0 0,00 6 100 0 0,00 6 100 4 66,66 2 33,33 10 Chợ Rừng Thông 9 0 0,00 9 100 0 0,00 9 100 0 0,00 9 100 5 55,55 4 44,44 11 Chợ Giắt 10 0 0,00 10 100 0 0,00 10 100 0 0,00 10 100 4 40,00 6 60,00 12 Chợ Nưa 7 0 0,00 7 100 1 14,28 6 85,72 1 14,28 6 85,72 3 42,85 4 57,14 Tổng 98 2 2,04 96 97,96 15 15,31 83 84,69 15 15,31 83 84,69 51 52,05 47 47,95

Biểu đồ 4.4. Ý thức chấp hành pháp luật của người kinh doanh thịt

- Về dụng cụ và trang thiết bị bày bán: Dao, thớt, xô chậu được sử dụng bày bán thịt động vật được dùng đi dùng lại, không vệ sinh sạch sẽ trước và sau mỗi ca làm việc. Ngoài ra ở một số chợ mặc dù bàn được thiết kế mặt bàn bằng inox hoặc bàn đá tuy nhiên thịt vẫn được bày trên bàn làm bằng vật liệu gỗ, bìa cát tông vì vậy việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm rất khó khăn.

- Qua kết quả điều tra cho thấy các hộ kinh doanh thịt gia súc phần lớn không đạt yêu cầu về vệ sinh thú y như: Dụng cụ, thịt bày bán chung với một số hàng khác. Trong đó:

+ Dao thái thịt bằng sắt chiếm tỷ lệ 61,36% - 73,64%, dao thái thịt bằng inox chiếm tỷ lệ 26,41% - 38,73%.

+ Các quầy ở các chợ sử dụng bàn gỗ hoặc trải bìa cát tông để kinh doanh thịt chiếm tỷ lệ 30,71 - 40,62%.

- Về phương tiện vận chuyển: Tất cả thân thịt và phủ tạng được vận chuyển đến nơi bày bán bằng phương tiện xe máy, xe ba gác, xe tải loại 5 tạ,... Các thân thịt này đều không được bao gói, không để trong thùng kín hay xe đông lạnh khi vận chuyển đến các chợ để tiêu thụ.

tre, bao tải dứa hay sọt nhựa hoặc nhiều nơi còn vận chuyển đi bằng cách đặt trực tiếp thân thịt lên khung xe hoặc yên xe để chở đến nơi bày bán. Các dụng cụ chứa đựng sản phẩm động vật này được sử dụng ngày này sang ngày khác, việc đánh rửa vệ sinh ít được quan tâm, không đảm bảo và gây ô nhiễm cho thân thịt. Vì vậy đây có thể là một trong những nguyên nhân chính làm cho thịt và các sản phẩm từ thịt có thể bị ô nhiễm trong quá trình vận chuyển hoặc ô nhiễm do lây nhiễm từ các phương tiện này.

Bên cạnh đó hầu hết các quầy kinh doanh thịt gần như không chịu sự quản lý kiểm tra, giám sát của cán bộ thú y nên các điểm kinh doanh chủ yếu là tự phát không thực hiện theo quy trình vệ sinh thú y của cơ quan thú y hướng dẫn.

Qua đó cho thấy ý thức của những người trực tiếp tham gia vào kinh doanh buôn bán các loại sản phẩm động vật chưa cao do thiếu hiểu biết về vệ sinh môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. Họ chưa được đào tạo và tập huấn qua các lớp vệ sinh an toàn thực phẩm cho người kinh doanh thịt tươi sống, mặt khác do nhận thức, không được phổ biến các quy định pháp luật của Nhà nước nên chạy theo lợi nhuận trước mắt mà coi nhẹ trách nhiệm của người kinh doanh đối với quyền lợi của người tiêu dùng, coi nhẹ chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như tính mạng con người.

Tồn tại lớn nhất trong hoạt động kinh doanh thịt ở các chợ hiện nay là lực lượng cán bộ thú y thực hiện việc kiểm tra vệ sinh thú y là rất mỏng, phần lớn lượng thịt cung ứng hàng ngày cho người tiêu dùng không được cơ quan chức năng kiểm soát, người tiêu dùng không biết thịt mình mua về có đảm bảo an toàn thực phẩm hay không. Đây là điều đáng hết sức lo ngại vì từ khi giết mổ qua quá trình vận chuyển đến nơi tiêu thụ, mầm bệnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát tán trên diện rộng đó cũng chính là nguyên nhân gây các ổ dịch bệnh trên động vật. Từ thực tế trên chúng tôi tiến hành khảo sát một số chỉ tiêu vi sinh vật trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh vật của thịt lợn bán tại một số chợ trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)