Tình hình trang bị máy móc cho sản xuất lúa ở các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 62 - 67)

ĐVT: %

Nội dung Hoa Thành Long Thành Quang Thành Chung

1. Máy làm đất

Loại nhỏ 42,86 33,33 23,81 100,00

Loại to 57,69 23,08 23,08 100,00

2. Giàn xạ lúa 52,63 26,32 21,05 100,00 3.Máy phun thuốc có động cơ 52,38 23,81 23,81 100,00 4. Máy tuốt lúa 16,67 41,67 41,67 100,00 5. Máy GĐLH 37,50 37,50 25,00 100,00 Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Qua bảng ta thấy đối với các xã đồng bằng việc áp dụng máy móc cơ giới cao hơn so với xã vùng trũng và vùng cao. Do điều kiện địa hình thuận lợi hơn cho việc áp dụng máy móc, kinh tế ở các hộ đồng bằng cũng là một trong các yếu tố đầu tư mua máy móc cơ giới hóa.

Bảng 4.4. Số lượng máy cơ giới và tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong khâu gieo cấy và thu hoạch phân theo khu vực

Khu vực

Gieo sạ Thu hoạch bằng CGĐLH Số lượng máy Tỷ lệ áp dụng cơ giới (%) Số lượng máy Tỷ lệ áp dụng cơ giới (%) - Hoa Thành 0 0 1 100 - Long Thành 0 0 1 98 - Quang Thành 0 0 1 80

Qua bảng số liệu trên có thể thấy, sự phát triển của các dịch vụ CGH là một nhân tố quan trọng và quyết định đến tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa. Tại những nơi có dịch vụ cơ giới hóa khâu nào trong sản xuất lúa phát triển thì khâu có có tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa tăng mạnh.

Bảng 4.5. Diện tích cơ giới hóa các khâu sản xuất lúa huyện Yên Thành vụ đơng xn năm 2018

Nội dung

Diện tích đất trồng lúa được cơ giới hóa, tính theo vụ đơng xuân

ha %

1 Làm đất 15.790 98,00

2 Gieo sạ 236,85 01,50

3 Tưới chủ động 12.853,6 81,40

4 Tuốt lúa 315,8 2,00

5 Thu hoạch 1 giai đoạn 12.853,6 100,00

Nguồn: Phịng Nơng nghiệp huyện Yên Thành (2018) Trong khâu thu hoạch, cơng đoạn tách hạt đã được cơ giới hóa từ nhiều năm nay, diện tích lúa được tách hạt bắng máy tuốt lúa chỉ chiếm 2%, tuốt bằng máy gặt đập liên hợp là tương đối lớn, chiếm trên 98% tổng điện tích canh tác lúa. Thu hoạch lúa một giai đoạn diện tích lúa được thu hoạch bằng máy GĐLH chiếm 98% tổng diện tích lúa của cả huyện. Số lượng máy gặt đập liên hợp nhiều do một phần đầu tư của nhân dân trên địa bàn huyện, và một số máy móc được các tỉnh phía bắc đưa vào kinh doanh như Nam Định, Thái Bình.Có thể thấy hiện nay 2 khâu chiếm nhiều công lao động nhất trong sản xuất lúa của huyện lại có tỷ lệ cơ giới hóa cao.

Năm 2016, Tập trung chỉ đạo gieo trồng 35.556,6 ha, giảm 1.201,39 ha so với năm 2015. Bằng các biện pháp kiểm sốt, phân phối giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, điều tiết nước, kết hợp cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên bám đồng, phát hiện chỉ đạo khắc phục kịp thời thiệt hại do thời tiết, dịch bệnh cho cây trồng nên năng suất các loại cây trồng tăng. Cụ thể: Cây lúa 24.583,8 ha (giảm 708,1 ha, so với năm 2015), năng suất đạt 62,75 tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay (tăng 3,85 tạ/ ha, so với năm 2015), sản lượng lúa cả năm đạt 154.258 tấn (tăng 1.758 tấn so với năm 2015), đạt 101,15% KH năm (trong đó lúa đơng xuân 90.300 tấn, lúa hè thu 62.456 tấn, lúa mùa 1.502 tấn); Cây ngô: 3.194,9 ha, giảm 173,6 ha so với năm 2015, năng suất bình quân 40,06 tạ/ha, sản lượng 12.800 tấn, giảm 590 tấn so với năm 2015, đạt 89% kế hoạch năm; Khoai lang:

636,5 ha, năng suất 71,99 tạ/ha, sản lượng 4.582 tấn; Lạc: 417 ha, năng suất 22,49 tạ/ha, sản lượng 938 tấn; Đậu các loại 290,2 ha, năng suất 12,86 tạ/ha, sản lượng 373 tấn; Rau các loại đã trồng 3.400,44 ha, năng suất 194,5 tạ/ha, sản lượng 66.139 tấn; Cây nguyên liệu: Sắn 758,3 ha, năng suất 285 tạ/ha, sản lượng 21.612 tấn; Mía 157,7 ha, năng suất 620 tạ/ha, sản lượng 9.777 tấn; Dứa hiện có 94,5 ha, sản lượng thu hoạch 1.904 tấn; Sản lượng nấm đã sản xuất 230 tấn các loại. Tổng sản lượng cây có hạt đạt 167.058 tấn, tăng 4632 tấn so với năm 2015.

Bảng 4.6. Diện tích một số cây trồng chính huyện Yên Thành giai đoạn 2016-2018 ĐVT: ha Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%) 18/17 17/16 BQ Lúa 24583,8 25472,4 25261,2 103,61 99,17 101,39 Ngô 3194,9 3744,3 2537 117,20 67,76 92,48 Khoai lang 636,5 521,15 394,4 81,88 75,68 78,78 Lạc 417 353,29 261,1 84,72 73,91 79,31 Đậu 290,2 250,67 210,13 86,38 83,83 85,10 Rau các loại 3424,33 3359,12 3150,36 98,10 93,79 95,94

Nguồn: Phịng Nơng nghiệp huyện n Thành (2018) Năm 2018, tổng diện tích gieo trồng 33.069,31ha. Tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt 163.265,11 tấn, đạt 98,95% kế hoạch. Tổng diện tích gieo trồng giảm so với năm trước 769,35 ha.

Bảng 4.7. Năng suất một số cây trồng chính huyện Yên Thành giai đoạn 2016-2018 ĐVT: tạ/ha Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%) 18/17 17/16 BQ Lúa 63,3 61,2 58,96 96,68 96,34 96,51 Ngô 40,58 40,63 40,89 100,12 100,64 100,38 Khoai lang 71,99 72,47 74,6 100,67 102,94 101,80 Lạc 20,63 21,55 22,4 104,46 103,94 104,20 Đậu 12,86 15,34 21,41 119,28 139,57 129,43 Rau các loại 194,5 223,12 253,86 114,71 113,78 114,25

Cây lúa: Diện tích gieo cấy 25.261,10 ha, giảm 211,2 ha, đạt 99,7%KH; năng suất đạt 58,96 tạ/ha, sản lượng đạt 148.949 tấn, giảm so với năm 2017 là 4.184 tấn, đạt 96,09%KH; Trong đó: Lúa lai 5.675,2 ha; Lúa thuần 7.197,18 ha, chủ yếu là diện tích lúa chất lượng được gieo trồng 5.403,2 ha, tăng so với năm 2017 là 1.577,3ha, sản lượng lúa chất lượng cao đạt 56.659 tấn, tăng 33,16%. Cây ngô: 2.537 ha, giảm 549,4ha so với cùng kỳ, đạt 90,6%KH, năng suất bình quân 40,89 tạ/ha, sản lượng 10.373,89 tấn, giảm so với cùng kỳ 2.488,11 tấn, đạt 90%KH. Khoai lang: 394,9 ha, năng suất 74,6 tạ/ha, sản lượng 2.888,31 tấn. Cây Lạc: 261,1 ha, năng suất 22,4 tạ/ha, sản lượng 585 tấn, tương đương năm trước. Đậu 210,13 ha, sản lượng đạt 450.000 tấn, tăng 16,88% so với năm 2017. Rau các loại 3.150,36 ha, sản lượng đạt 79.976 tấn tăng 13,87% so với năm trước, giá trị đạt 310.534 triệu đồng, tăng 12,49% so với năm 2017. Cây nguyên liệu: Mía 181,1 ha; cây Sắn: 468,2 ha, dứa 102,8 ha. Mở rộng diện tích trồng mới cam năm 2018 là 15ha. Sản lượng nấm đã sản xuất 250 tấn các loại, tương đương cùng kỳ năm 2017.

Bảng 4.8: Sản lượng một số cây trồng chính huyện Yên Thành giai đoạn 2016-2018 ĐVT: tấn Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%) 18/17 17/16 BQ Lúa 24583,8 25472,4 25261,2 103,61 99,17 101,39 Ngô 3194,9 3744,3 2537 117,20 67,76 92,48 Khoai lang 636,5 521,15 394,4 81,88 75,68 78,78 Lạc 417 353,29 261,1 84,72 73,91 79,31 Đậu 290,2 250,67 210,13 86,38 83,83 85,10 Rau các loại 3424,33 3359,12 3150,36 98,10 93,79 95,94

Nguồn: Phịng Nơng nghiệp huyện n Thành (2018) Hiện nay, trong thu hoạch và sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ nông dân ở huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An đã chú trọng đưa cơ giới hóa vào áp dụng, thay đổi hẳn phương thức thủ công như trước.

Huyện cũng đang khuyến khích nơng dân đưa cơ giới hóa vào áp dụng trong thu hoạch, sản xuất nông nghiệp bằng việc tạo điều kiện về vay vốn ngân hàng để nông dân mua các loại máy cơ giới. Đồng thời, đẩy mạnh việc dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn và gắn với đó là mở rộng đường ra đồng để thuận tiện cho việc áp dụng cơ giới hóa.

Tại một số địa phương, các dịch vụ cho thuê cơ giới trong thu hoạch, sản xuất nông nghiệp được phát triển. Phổ biến nhất là dịch vụ cho thuê máy cày, bừa, gặt, tuốt lúa.

Trước đây, khi thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, nông dân thường áp dụng theo phương thức thủ công. Trong làm đất, chủ yếu dùng trâu kéo cày bừa, xới đất, dùng sức người. Phương thức thu hoạch, sản xuất nông nghiệp như vậy đã kéo dài nhiều năm. Có những thời điểm mùa thu hoạch trùng với mùa Hè, nông dân phải ra đồng từ 4, 5 giờ sáng để tránh nắng, rất vất vả, mệt nhọc.

Việc đưa cơ giới hóa vào áp dụng đã thay đổi hẳn phương thức thu hoạch, sản xuất nông nghiệp của nơng dân. Từ đó, góp phần làm tăng hiệu quả công việc, giảm thời gian, công sức cho nông dân. Đơn cử, trước đây, để thu hoạch một sào lúa thường phải mất 2 đến 3 ngày cơng thì nay đưa cơ giới vào áp dụng, chỉ mất khoảng một buổi. Riêng cây lúa, phổ biến nhất là việc nông dân thuê máy gặt, máy tuốt lúa trong khâu thu hoạch; trong khâu làm đất đã đưa máy cày, bừa, xới đất vào áp dụng.

4.1.1.2. Tình hình ứng dụng cơ giới hóa trong các khâu sản xuất nơng nghiệp

Điều kiện tự nhiên và khí hậu của huyện Yên Thành khá thuận lợi cho việc phát triển cây trồng nông nghiệp, chủ yếu đất ở địa phương hầu như đều sử dụng cho trồng lúa. Một phần ít diện tích đất màu đất cao được canh tác các cây như lạc, ngô. Theo tập quán canh tác tại các địa phương và theo cán bộ khuyến nông khuyến khích trồng lúa hai vụ là Đông Xuân (vụ xuân) và Hè Thu (vụ mùa), trồng ngơ vụ Đơng để có năng suất hiệu quả cao nhất.

Điều kiện để sản xuất hiệu quả, kịp thời vụ tránh bị ảnh hưởng bởi thời tiết thì cần pải ứng dụng CGH vào sản xuất nơng nghiệp. Bên cạnh đó, áp dụng CGH sẽ giảm bớt lực lượng lao động và cường độ lao động nặng nhọc cho nông dân. Trong canh tác cây trồng (chủ yếu cây lúa), CGH được áp dụng vào các khâu: làm đất, gieo trồng, tưới tiêu, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản và chế biến. Tuy nhiên, việc triển khai ứng dụng CGH vào khâu bảo quản chế biến sản phẩm sau thu hoạch hầu như chưa có trên địa bàn huyện.

* Khâu làm đất

Làm đất là một khâu quan trọng trong quá trình canh tác cây trồng. Làm đất nhằm mục đích duy trì và nâng cao độ phì nhiêu cho đất tạo điều kiện sinh trưởng và phát triển của hạt giống và cây trồng. Sử dụng máy móc chun dụng trong làm đất nơng nghiệp như máy cày, máy lồng... sẽ san phẳng được đồng

ruộng đồng đều và kĩ hơn so với sức người, sức gia súc. Bên cạnh đó sử dụng máy cày, máy lồng sẽ nâng cao chất lượng làm đất, làm cho đất bằng phẳng, tơi xốp tạo tầng đế cày sâu hơn, tăng khả năng giữ nước, giữ phân bón của đất, xử lý tàn dư sâu bệnh, hạn chế cỏ dại, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Khi đồng ruộng được san phẳng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các loại máy móc ở những khâu sản xuất tiếp theo đạt được hiệu quả hoạt động tốt nhất khi được đưa xuống ruộng đồng.

Tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa các khâu trong sản xuất lúa của các hộ điều tra ở các khâu làm đất, tưới tiêu đạt cao ở tất cả các xã, hầu hết 100% các hộ sản xuất lúa ở Hoa Thành đều áp dụng cơ giới hóa, trên 80% các hộ ở Long Thành và Quang Thành cũng đã áp dụng cơ giới hóa trong khâu này. Một số hộ ở Long Thành và Quang Thành sử dụng trâu bò để cày bừa tận dụng nguồn lực của gia đình. Tuy nhiên, khâu gieo cấy ở cả 3 xã đều 0% áp dụng cơ giới hóa hồn tồn cấy thủ công. Đây cũng là khâu tốn nhiều công sức của các hộ nông dân nhiều nhất. Khâu thu hoạc áp dụng cơ giới hóa cao ở xã Hoa Thành 100%, Quang Thành 80% và Long Thành 98%.

Hiện nay diện tích sử dụng cơng cụ sạ hàng chiếm 0% trong tổng diện tích gieo trồng lúa, hiện nay trên địa bàn huyện một số xã triển khai cấy bằng máy, sử dụng công cụ bắc mạ khay, gieo cấy theo hàng, tuy nhiên ở 3 xã khảo sát không sử dụng máy cấy mà khay, không sử dụng công cụ sạ hàng, mà chỉ cấy thủ công, sử dụng nhân công lao động.

* Khâu gieo trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 62 - 67)