Chi phí và tình hình hoạt động của máy GĐLH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 90 - 92)

Nội dung ĐVT GĐLH Kubota DC60 GĐLH Kubota DC70

1. Giá mua. triệu đồng 520 589

2. Thời gian đã hoạt động. Năm 1 1

3. Số ngày hoạt động mỗi năm. Ngày 30 30 4. Năng suất thu hoạch năm đầu. Ha/năm 200 240 5. Năm suất thu hoạch năm thứ 2 trở đi. Ha/năm 40 90 6. Số giờ hoạt động mỗi ngày. H 10 10 7. Nhiêu liệu tiêu thụ/ha (Dầu Diezen). Lít/ha 7 11 8. Chi phí thuê tài xế (1 người). đ/ngày 300.000 300.000 9. Chi phí thuê phụ lái (1-2 người). đ/ngày 200.000 400.000 10. Công thu hoạch. đ/sào 150.000 150.000 Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Các khoản chi phí của chủ máy bao gồm chi phí nhiên liệu tiêu thụ, chi phí thuê tài xế, chi phí thuê phụ lái, chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng.,chi phí trả lãi tiền vay ngân hàng.

Cụ thể, các khoản chi phí được tính như sau:

Khấu hao: là việc tính tốn và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh, cán cứ vào thời gian sử dụng hoặc mức độ sử dụng.

Đối với máy GĐLH ta áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Mức khấu hao bình quân một năm = Nguyên giá máy/ Thời gian sử dụng Máy GĐLH 2.0 nguyên giá là 589 triệu đồng, thời gian sử dụng là 5 năm.

Khấu hao là 117.8 triệu đồng.

Lãi vay năm i = Tiền gốc còn lại năm thứ i * lãi suất ngân hàng (Giả sử hộ được vay 100% vốn mua máy trong 5 năm với lãi suất 15%/năm, trả gốc đều, i =1,2,...5.)

Chi phí nhiên liệu = giá nhiên liệu * lượng nhiên liệu tiêu thụ trong năm (giả định giá dầu điêzen là 17.000đ/lít). Máy GĐLH 2.0 năm đầu tiêu thụ hết 15.19 triệu đồng, từ năm thứ 2 trở đi tiêu thụ hết 16.2 triệu đồng.

Chi phí lao động = tiền công phải trả trong ngày * Số ngày thuê trong năm. Lao động được phân công như sau: 01 lao động lái máy với mức giá nhân công hiện tại là 300.000đ/ngày và 02 lao động phụ có nhiệm vụ hứng lúa và đóng bao, vận chuyển lúa từ ruộng lên bờ với mức giá 400.000đ/ngày. Một năm số ngày thuê lao động theo điều tra là 20 ngày. Chi phí lao động năm 1 cho 1 máy GĐLH 2.0 dao động từ 14-15 triệu đồng.

Chi phí sửa chữa = dầu nhớt + bảo dưỡng + sửa chữa thay thế.

Từ số liệu điều tra tại các chủ máy GĐLH trên địa bàn huyện Yên Thànhcho thấy đối với các loại máy có xuất xứ Trung Quốc thường nhanh hỏng, chỉ được năm đầu sửa ít, sang năm thứ 2 thứ 3 trở đi sửa nhiều . Chi phí sửa chữa bao gồm tiền mua dầu máy, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế phụ tùng. Trên thực tế, chi phí sửa chữa máy khơng cố định và thường tăng dần quan các năm, có những thời điểm cần phải duy tu bảo dưỡng lớn do đó kéo theo chi phí sửa chữa của năm đó bị tăng vọt, thường là trong các năm 3, 4 và 5. Thực tế tại Việt Nam và huyện Yên Thành cho thấy chi phí sửa chữa năm đầu của loại máy GĐLH 2.0 là 5 - 15 triệu đồng, từ năm thứ 2 trở đi là từ 25 - 35 triệu, trung bình 30 triệu/năm.

Doanh thu của chủ máy = Diện tích thu hoạch trong năm * giá. Cụ thể, doanh thu năm đầu của 1 chủ máy GĐLH 2.0 là 450 triệu đồng. Doanh thu từ năm thứ 2 của chủ máy là 480 triệu đồng.

Hiệu quả đầu tư máy GĐLH 2.0 được thể hiện qua bảng sau:

Như vậy, khi đầu tư vào máy GĐLH 2.0, nếu khơng có sự hỗ trợ từ Nhà nước các chủ máy vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao với lợi nhuận trên 300 triệu đồng và tỷ suất nội hoàn của đầu tư mua máy đạt 10.15%. Sau một thời gian đưa máy GĐLH vào thu hoạch nhận ra được những ưu điểm của máy cơng suất lớn thì hiện nay các chủ máy cũng đã quan tâm đầu tư vào các máy có cơng suất lớn hơn

là các máy công suất nhỏ.

Như vậy, thành quả của cơ giới hóa đã đem lại hiệu quả cho cả người dân và các chủ hộ kinh doanh dịch vụ cơ giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)