Kinh nghiệm đẩy mạnh cơ giới hóa nơng nghiệp ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 31 - 32)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ giới hóa nơng nghiệp

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm đẩy mạnh cơ giới hóa nơng nghiệp ở một số nước trên thế giới

thế giới

2.2.1.1. Hàn Quốc

Hàn Quốc tiến hành cơ giới hóa nơng nghiệp muộn, nhưng tốc độ cơ giới hóa nơng nghiệp phát triển khá nhanh. Quá trình cơ giới hố nơng nghiệp Hàn Quốc có thể chia làm 3 thời kỳ: Từ 1960 đến 1970: là thời kỳ khởi đầu, chủ yếu cơ giới hoá khâu làm đất. Từ 1971 đến 1980: là thời kỳ mở rộng cơ giới hố các khâu thơng dụng, phát triển các máy kéo tay, máy bơm nước, máy đập lúa. Từ 1981 đến nay: là thời kỳ phát triển cơ giới hoá đồng bộ các khâu, ngồi cơ giới hố sản xuất lúa, cịn cây ăn quả, rau màu, chăn ni, làm vườn…

Cơ giới hóa nơng nghiệp ở Hàn Quốc đã được tiến hành từ những năm đầu của thập niên 70, thế kỷ XX với việc áp dụng những loại máy kéo nhỏ 2 bánh được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nơng nghiệp. Một trong những chính sách đẩy mạnh CGHNN đầu tiên được thực thi tại Hàn Quốc đó là Luật khuyến khích CGHNN đã được ban hành năm 1978. Đến năm 1980, ngành nông nghiệp Hàn Quốc bắt đầu sử dụng máy gặt đập liên hợp và máy sấy, và đến đầu những năm 90 đã phát triển cơ giới hóa một cách đồng bộ. CGHNN ở Hàn Quốc chủ yếu được áp dụng trong các trang trại nơng nghiệp, trong đó hoạt động sản xuất lúa được cơ giới hóa hồn tồn, mang tính đồng bộ cao.

Hàn Quốc là nước đầu tiên ở Châu Á đề ra chiến lược tổng thể về CGHNN

theo hệ cơ khí nhỏ là chủ yếu và đã thực hiện thành cơng. Chính phủ có chính

sách hỗ trợ nơng dân cơ giới hóa, khuyến khích lập các tổ CGHNN của nông

dân, cho vay 60% và trợ cấp 40% tiền mua máy, thời hạn cho vay là 5 năm, lãi

suất 6%/năm. Kể từ khi bắt đầu triển khai chính sách phát triển CGHNN, Hàn Quốc đã tiến hành liên doanh với nước ngoài, chủ yếu là Nhật Bản để chế tạo động cơ và máy kéo nhỏ rồi tiến lên tự sản xuất ở trong nước, phần lớn là các máy móc chủ yếu cho nơng nghiệp.

Trong điều kiện đất đai canh tác ít, giá cơng lao động cao, sản xuất nông nghiệp Hàn Quốc từ những năm 90 có xu hướng chuyển sang công nghệ nông nghiệp kỹ thuật cao, sản xuất trong nhà kính với thiết bị điện tử tự động hóa. Số nhà kính sản xuất nơng nghiệp đã tăng từ 13.700 chiếc (năm 1992) lên 33.800 chiếc (năm 1994). Trong q trình cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng thơn, cơ sở hạ tầng nông thôn Hàn Quốc được phát triển theo hướng đơ thị hóa. Các cơng trình thủy lợi được xây dựng, đồng ruộng được cải tạo, mương máng tưới tiêu nước được bê tơng hóa, mạng lưới đường giao thông rải nhựa nối liền từ các thành phố lớn đến các thị trấn và làng xã (Nguyễn Trí Lạc, 2018).

2.2.1.2. Thái Lan

Vào cuối thế kỷ 20, nông nghiệp Thái Lan chuyển đổi từ hình thức tự cung sang kinh doanh và bước vào nền kinh tế cơng nghiệp hóa. Ngày nay, có hơn 90% nông dân tại Thái Lan sử dụng cơ giới, máy móc trong nơng nghiệp từ gieo trồng cho đến thu hoạch. Thái Lan thực hiện nhiều chính sách đồng bộ như: Trợ giá nông sản, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong nơng nghiệp, chính sách cơ cấu lại cơng nghiệp nơng thôn, mở rộng thị trường để thu hút đầu tư mạnh mẽ của nước ngồi cho nơng nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm, đẩy mạnh đào tạo kỹ thuật canh tác, chuyển giao công nghệ cho nông dân. Một trong những tiêu chí để phát triển nơng nghiệp, nông thôn bền vững và hiện đại hóa là cơ giới hóa nơng nghiệp và áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Thái Lan chú trọng phát triển cơ giới hóa nhằm đưa nơng nghiệp đi vào thâm canh, cải tạo và xây dựng nơng thơn (Nguyễn Trí Lạc, 2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)