Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 80)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông

VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN YÊN THÀNH

4.2.1. Điều kiện tự nhiên

Bao gồm khí hậu, thời tiết, đặc biệt là diện tích và địa hình ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng máy móc:

Điều kiện khí hậu thủy văn: Khí hậu thủy văn ngồi việc ảnh hưởng năng suất sản xuất, còn ảnh hưởng đến đến việc đưa máy móc vào sản xuất. Những vùng đồng chiêm trũng, bùn lầy, vào giai đoạn mưa bão, nước to việc sử dụng cơ giới hóa hạn chế. Gây lầy lội, máy ko hoạt động được.

Điều kiện về diện tích và địa hình: những vùng có diện tích manh múm nhỏ lẻ hoặc địa hình khơng bằng phẳng sẽ khơng thuận lợi trong việc đưa máy móc vào sản xuất. Ngược lại, những vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng, diện tích canh tác lớn rất thuận lợi cho máy móc vào và hiệu quả sử dụng máy cao hơn.

4.2.2. Cơ sở hạ tầng, quy mô sản xuất

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc đẩy mạnh CGHNN. Với diện tích rộng thuận lợi cho việc sử dụng máy móc, cơng nghệ, đối với diện tích bé máy móc vào làm việc rất khó khăn trong quá trình vận hành. Đối với cơ sở sản xuất lớn, vốn lớn việc đầu tư trang bị máy móc dễ hơn, nhất là trong cơng tác dây chuyền, đồng bộ hóa, cơ giới hóa.

-Đường giao thơng: Mạng lưới đường giao thông nông thôn trên địa bàn

huyện cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, hàng năm được duy tu bảo dưỡng. Theo tiêu chí nơng thơn mới đến nay có 34/38 xã của huyện đạt tiêu chí giao thơng, trong đó đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa và bê tơng hóa đảm bảo ơ tơ đi lại thuận tiện quanh năm đạt 100%, Đường trục thôn và đường liên thơn được bê tơng hóa đảm bảo ơ tô đi lại thuận tiện quanh năm đạt 70%, đường ngõ xóm sạch khơng lầy lội vào mùa mưa, hiện trên địa bàn đường ngõ xóm cơ bản được bê tơng hóa. Đường trục chính nội đồng được quy hoạch và đắp đất vào những năm 2012 trong quá trình chuyển đổi ruộng đất, đường 3-5m, nhiều nơi 4-6m, đảm bảo vận chuyển hàng hóa được thuận lợi quanh năm.

-Giao thông, thủy lợi nội đồng: Sau chuyển đổi ruộng đất năm 2011 và

2012 hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng của huyện cơ bản được chỉnh trang phù hợp cơ giới hóa nơng nghiệp, qua chuyển đổi ruộng đất mỗi hộ trên toàn huyện chỉ 1 đến 2 thửa so với trước kia trung bình khoảng 6 đến 7 thửa, quy mô đồng ruộng được mở rộng, hệ thống đường giao thơng được cứng hóa, máy cày, máy gặt liên hợp vào tận chân ruộng.

-Hệ thống điện trên địa bàn toàn huyện cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

của nhân dân và cơng nghiệp, tồn huyện có 39/39 xã, thị trấn đáp ứng tiêu chuẩn ngành điện, 100% số hộ được cấp điện thường xuyên và an toàn, ngoài ra hệ thống trang trại, gia trại được đấu nối đảm bảo cung cấp cho chăn nuôi. Lưới điện Yên Thành nằm trong hệ thống điện của tỉnh Nghệ An, được cung cấp từ hệ thống điện miền Bắc. Tồn huyện có 232 trạm biến áp, 232 máy biến áp (trong đó Điện lực quản lý 203 trạm, khách hàng quản lý 29 trạm). Tổng công suất các trạm biến áp là 53.777 kVA.

Qua điều tra cho thấy, quy mô sản xuất của các hộ tuy đã thực hiện công tác dồn điền đổi thửa nhưng còn nhỏ lẻ, manh mún, hầu hết các thửa ruộng đều có diện tích dưới 3 sào bắc bộ. Mỗi hộ gia đình có từ 1 đến 2 thửa, đối với xã

Quang Thành thì 2 đến 3 thửa. Trước khi thực hiện công tác dồn điền đổi thửa

mỗi hộ có từ 8 -10 thửa, mỗi thửa chỉ rộng dưới 1 sào (500m2).

Những thửa có diện tích q nhỏ sẽ gây khó khăn cho q trình áp dụng cơ giới hóa vào sản xuât. Để thuận lợi cho hoạt động của máy móc thì diện tích thích hợp phải từ 1500m2 trở lên, thuận lợi cho máy xoay trở Với diện tích lớn các hộ cũng mạnh dạn đầu tư hơn. Do vậy cần có các chính sách khuyến khích dồn điển đổi thửa, tích tụ đất đai trên cơ sở thoả thuận, góp vốn bằng đất hoặc chuyển nhượng đất để sản xuất nông nghiệp theo đúng pháp luật.

Điều kiện đồng ruộng thường gây ảnh hưởng lớn đến khâu làm đất, tưới tiêu và đặc biệt là khâu thu hoạch lúa. Trong canh tác lúa, nếu đồng ruộng được san phẳng sẽ rất thuận lợi cho việc dùng cơ giới: chủ động cung cấp nước cũng như thoát nước đồng đều trên đồng ruộng, khống chế cỏ dại dễ dàng; quản lý được ốc bưu vàng vì chúng thường ở những vùng nước trũng. Mặt đồng có độ bằng phẳng tốt rất thuận lợi khi dùng máy gieo hàng hoặc máy cấy, khi dùng máy thu hoạch cũng rất thuận lợi. Mặt khác, theo nghiên cứu của các nhà nông học cho thấy rằng khi mặt đồng ruộng được cải tạo san phẳng, dễ dàng trong quản lý nước, tiết kiệm nước, quản lý được cỏ dại và tiết kiệm bón phân... lúa sẽ cho năng suất cao hơn đồng ruộng còn gò, trũng từ 5 – 10%. Do vậy, việc san ủi tạo độ bằng phẳng mặt ruộng là rất cần thiết, từ lâu nơng dân cũng đã có trang phẳng mặt ruộng bằng các thiết bị thông thường nhờ can mực nước nhưng độ đồng đều không cao.

Theo số liệu phịng Nơng Nghiệp huyện thì có tới 1/3 diện tích đất canh tác bị sụt lún gây khó khăn cho việc đưa máy GĐLH vào thu hoạch và vụ chiêm bao giờ cũng có diện tích ruộng sụt lún lớn hơn so với vụ mùa do thời điểm thu hoạch lúa của vụ chiêm thường rơi vào mùa mưa.

Phát triển giao thông nông thôn: để thực hiện tốt CGH trong sản xuất, nhất thiết cần có đường giao thơng thuỷ bộ thuận tiện cho máy móc đi lại, đi từ đồng này sang đồng kia, từ lô ruộng này sang lô ruộng khác. Về cơ bản tại hầu hết các xã tại huyện Yên Thành đều có hệ thống giao thơng nội đồng với đường chính bao quanh mỗi cánh đồng, ở giữa là các đường nhỏ hoặc kênh mương chạy dọc tạo lối đi giữa các ruộng với nhau. Một số ít đường trục chính được bê tơng hóa hoặc được giải đá cấp phối, còn lại hầu hết là các đường đất, thường bị lầy lụt khi gặp trời mưa. Đường phụ đa phần là đường nhỏ, có bề rộng dao động từ 0,5 – 1,0m, với kích thước như vậy thì chỉ thuận tiện cho con người và súc vật (trâu bò) đi lại hoặc với một số máy nông nghiệp cỡ nhỏ, các loại máy nông nghiệp cỡ

lớn, xe công nông không thể di chuyển trên những con đường như vậy. Với hệ thống giao thông nội đồng như trên thì một tỷ lệ lớn diện tích các mảnh ruộng khơng nằm cạnh đường trục, gây khơng ít kho khăn cho cơng tác cơ giới hóa trong các khâu vận chuyển và thu hoạch.

Bảng 4.21. Năng suất thu hoạch của máy gặt đập liên hợp trong các điều kiện thu hoạch khác nhau

Nội dung ĐVT GĐLH 1.3 2.0

1 Ruộng có diện tích từ 3 sào trở lên*. Phút/sào 10 5 2 Ruộng có diện tích từ 1- 3 sào. Phút/sào 10-15 5-10 3 Ruộng có diện tích dưới 1 sào. Phút/sào 20 - 4 Ruộng sụt lún. Phút/sào 20-30 10-15 5 Ruộng lúa đổ. Phút/sào 20-25 15-20

6 Lúa ướt. Phút/sào 20-25 10-15

7 Ruộng cùng một khu. ha/ngày 2.5-3 5,0-7,0 8 Ruộng không cùng một khu. ha/ngày 1.5-2 4,0-5,0

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Cụ thể qua điều tra cho thấy, đối với các ruộng lớn, không sụt lún, lúa đứng, các ruộng thu hoạch gần nhau cùng một khu thì năng suất thu hoạch của máy có thể đạt 8 - 10 p/sào đối với máy 1.3, và 5 p/sào đối với máy 2.0. Ruộng diện tích dưới 1 sào thì năng suất là 20 p/sào đối với máy 1.3, cịn máy 2.0 thì rất khó để có thể vào được. Chính điều này cũng tác động không nhỏ tới quyết định đầu tư mua máy của các chủ hộ.

Bảng 4.22. Tình hình đất đai tại các hộ điều tra (bình quân/hộ)

Đơn vị: m2 Chỉ tiêu Hoa Thành Long Thành Quang Thành Chung

1. Đât nông nghiệp 4412,68 3978,25 5103,68 4498,20 Đất lúa 3792,55 3212,75 3128,02 3377,77 Đất trồng ngô 620,13 765,50 1975,66 1120,43 2. Số thửa ruộng 1,35 1,23 1,56 1,38 3. Diện tích BQ mỗi thửa 3268,65 3234,35 3271,59 3258,20 Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Lúa là cây trồng chủ lực tại 3 xã điều tra, diện tích lúa chiếm trên 80% diện tích sản xuất nơng nghiệp của các xã. Nhìn chung, các xã đều có xu hướng giảm dần diện tích sản xuất, chuyển đổi một phần sang các cây trồng khác như cây ăn quả, rau… Tuy nhiên, diện tích giảm khơng nhiều, đây cũng là một yếu tố thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa.

Qua điều tra cho thấy, bình qn đất nơng nghiệp là 4498,20m2 (xấp xỉ 8,03 sào), trong đó đất lúa ln chiếm diện tích nhiều nhất trong đất nơng nghiệp. Số thửa ruộng bình qn/ hộ sau dồn điền đổi thửa chỉ còn từ 1-2 thửa. Đây thực sự là thuận lợi cho việc cơ giới hóa đưa máy móc vào sản xuất.

Bảng 4.23. Diện tích các xã điều tra giai đoạn 2016-2018

ĐVT: ha Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%) 18/17 17/16 BQ Hoa Thành 510 440 436,9 86,27 99,30 92,78 Long Thành 690 553,35 553,35 80,20 100,00 90,10 Quang Thành 465,3 460,5 459,2 98,97 99,72 99,34

Nguồn: Phịng Nơng nghiệp & PTNT huyện Yên Thành (2018)

4.2.3. Cơ chế chính sách

Việc đầu tư mua sắm máy móc, các phương tiện cơ giới đòi hỏi nguồn vốn lớn. Trong khi đó, vốn tích lũy của người nơng dân cịn thấp. Do đó, nếu được hỗ trợ, khuyến khích từ những chính sách của nhà nước và địa phương thì việc ứng dụng cơ giới hóa được đẩy nhanh. Ngược lại nếu nhà nước và địa phương khơng có các chính sách hỗ trợ thì sẽ làm cho quá trình ứng dụng CGHNN chậm lại, thậm chí khơng phát triền được.

Các chủ chương chính sách của tỉnh về đẩy mạnh CGHNN: Năm 2014 UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 87/2014/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 về ban hành một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nơng thơn trên địa bàn tỉnh, theo đó hỗ trợ mua máy cày, máy gặt, máy cấy với mức hộ trợ tối đa 20%, ngoài ra hỗ trợ lãi suất ngân hàng với 2 năm đầu lãi suất 0%, từ năm thứ 3 lãi suất giảm 50%. Mỗi mơ hình ni lươn ở huyện n Thành được hỗ trợ 38 triệu đồng, giúp các hộ nuôi xây bể xi măng, tuyển chọn con giống, nguồn thức ăn và xử lý nguồn nước, góp phần bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản, làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa ẩm thực, một đặc sản vốn có của

quê hương xứ Nghệ.

Thị trường cung ứng các loại máy nông nghiệp và phương tiện cơ giới và thị trường cung ứng dịch vụ cơ giới sản xuất nông nghiệp việc phát triển thị trường cơ giới là yếu tố quan trọng để đẩy mạnh CGHNN vào sản xuất. Thực tế cho thấy, thị trường cơ giới hóa được tổ chức thành 2 loại thị trường chính là thị trường cung ứng các loại máy nông nghiệp và thị trường cung ứng phương tiện cơ giới. Việc phát triển 2 thị trường này giúp cho các cơ sở sản xuất nông nghiệp dễ dàng tiếp cận được các dịch vụ , trước hết là việc người dân có quyền lựa chọn các loại máy móc với nhiều chủng loại khác nhau và giá cả cạnh tranh. Bên cạnh đó sự phát triển của thị trường cung ứng dịch vụ cơ giới sẽ giúp cho các nơng hộ khơng có điều kiện tự mua sắm máy móc được sử dụng dịch vụ cơ giới tốt nhất đảm bảo tính mùa vụ và giá cả cạnh tranh.

4.2.4. Nguồn vốn

Như doanh thu, lợi nhuận thấp khả năng đầu tư máy móc thấp, sử dụng nhiều lao động thủ cơng và nơng nhàn.

Chi phí của dịch vụ cơ giới hóa cao làm tăng chi phí đầu tư, nhà sản xuất tìm kiếm dịch vụ rẻ, thấp hơn như thủ cơng. Do đó nếu dịch vụ cơ giới thấp hơn chi phí th lao động thủ cơng thì các cơ sở sản xuất sẽ tiếp cận và thuê cơ giới hóa nhiều hơn. Đây là khoản chi phí mà người nơng dân thuê dịch vụ cơ giới phải bỏ ra để chi trả cho người cung cấp dịch vụ cơ giới hóa, đồng thời ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất.

Nhân lực lao động tại nông thôn dồi dào, giá rẻ, lao động theo mùa vụ. Tuy nhiên với xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ nhanh như hiện nay thì trong tương lai gần nguồn lao động trong nơng nghiệp sẽ giảm nhanh chóng và việc phải tiến hành cơ giới hóa, đưa máy móc vào sản xuất nơng nghiệp là yếu tố cần thiết.

Dùng máy GĐLH để thu hoạch là phương pháp tối ưu trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại số lượng máy để phục vụ sản xuất vẫn rất it, không đáp ứng nhu cầu của người dân. Do địa hình đồng ruộng có những thửa máy khơng thể vào được do diện tích q bé hoặc bị sụt lún. Vì vậy khi quyết định đầu tư cần xem xét chọn loại máy phù hợp với điều kiện ruộng đồng.

Cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp cần nguồn vốn lớn, trong khi đó vốn tự có của người nơng dân ít. Vì vậy, việc vốn ảnh hưởng khá lớn đển việc đầu tư máy

móc, cơ giới, hỗ trợ từ nhà nước, vốn vay từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Vốn là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả và thu nhập của hộ . Thiếu vốn sẽ dân đến năng suất thấp, kéo theo thu nhập thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ khơng tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng, một mặt là do khơng có tài sản thế chấp, mặt khác là thủ tục rườm rà, thời gian chờ đợi lâu . Người dân cũng không mặn mà trong việc vay vốn ngân hàng đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, đa phần sử dụng vốn tự có tích góp được qua các năm.

- Tỷ lệ vốn vay chính sách trong tổng số vốn mua máy nơng nghiệp của các hộ dịch vụ cơ giới hóa nơng nghiệp chỉ chiếm 7,98% trong khi đó nguồn vốn tự có chiếm 57,14% và vốn vay ngồi chiếm 34,88%.

Kết quả này phản ánh tỷ lệ số hộ tiếp cận được chính sách hỗ trợ CGH nơng nghiệp qua các năm qua là rất ít. Nguồn vốn tự có và vay ngồi của nơng dân để mua sắm máy móc là khá lớn. Nhu cầu vay vốn chính sách của nơng dân rất lớn để phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, trong đó có mua sắm máy móc. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn vay để mua máy rất nhỏ, do khoản vay lớn, thủ tục thế chấp và lập dự án vay vốn khá phức tạp nên chưa được thực hiện nhiều.

Bảng 4.24. Tỷ lệ các loại vốn vay của các hộ DV CGH NN ở các xã điều tra

STT Các nguồn vốn Xã Hoa Thành Xã Quang Thành Xã Long Thành BQ chung 1 Tỷ lệ vốn tự có (%) 75,73 49,15 48,51 57,14 2 Tỷ lệ vốn vay ưu đãi theo

chính sách của Nhà nước (%) 6,20 7,50 10,25 7,98 3 Tỷ lệ vốn vay khác (%) 18,07 43,35 41,24 34,88 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Theo số liệu điều tra cho thấy, tỷ lệ hộ nông dân áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở nhóm hộ có vay vốn chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm hộ khơng vay.

4.2.5. Người lao động

Trình độ của người sản xuất, quy mơ lao động, trình độ và nhận thức của các hộ sản xuất, cơng nghệ máy móc hiện đại quyết định tới việc đẩy mạnh CGH vào trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, phần nhiều do phong tục tập quán cũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)