Các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 94 - 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Định hướng và các giải pháp đẩy mạnh cơ giới hóa nơng nghiệp

4.3.3. Các giải pháp

4.3.3.1. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, quy mô sản xuất

Lý do: Cơ sở hạ tầng và quy mô sản xuất là điều kiện cần và đủ để máy móc, cơ giới hóa có áp dụng được khơng, vì vậy đây là yếu tố quyết định cho việc áp dụng cơ giới hóa.

Mục tiêu: Dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất để tạo ra những ơ có diện tích rộng lớn, thuận lợi cho máy móc hoạt động và hiệu quả cao hơn. Xây dựng các bờ vùng, bờ thửa, giao thông nội đồng nhằm vận chuyển máy đến tận chân ruộng, đồng thời vận chuyển sản phẩm sau thu hoạch một cách dễ dàng và thuận lợi.

Nội dung giải pháp:

Đầu tư tốt cho cơ sở hạ tầng đồng ruộng phải đáp ứng yêu cầu cho máy hoạt động như: độ bằng phẳng của đồng ruộng, kích thước lơ thửa phải đủ lớn, có sự liên kết giữa các hộ nơng dân có ruộng liền kề để phá bỏ bờ vùng bờ thửa, tạo thuận lợi đưa máy móc vào đồng ruộng. Có đường giao thông nội đồng để vận chuyển, hệ thống tưới, tiêu chủ động phục vụ cho gieo cấy và thu hoạch. Thực hiện các quy trình kỹ thuật canh tác khoa học…

Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, tập trung, sản xuất hàng hóa lớn, hình thành các loại hình dịch vụ hiệu quả ở nơng thôn. Kết hợp giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướng tích tụ tập trung, cải tạo và chỉnh trang đồng ruộng, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp với việc tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn.

4.3.3.2. Giải pháp về cơ chế chính sách

Lý do: Hiện nay mặc dù hiệu quả rất lớn từ việc đầu tư máy móc, cơ giới hóa tuy nhiên chi phí đầu tư rất lớn trong khi đó nhân dân đang khó khăn, huy động các nguồn để đầu tư có giới hạn.

Mục tiêu: Nhà nước có chính sách hỗ trợ nhất định trong huy động nguồn vốn, như giảm lãi suất ngân hàng, hỗ trợ một số kinh phí đầu tư mua máy.

Nội dung giải pháp:

Để đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất thì cần lượng vốn đầu tư lớn do hầu hết các loại máy đưa vào sản xuất đều có giá trị lớn. Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ lãi suất vay mua thiết bị phục vụ cơ giới hóa sản xuất nơng nghiệp.

Tuy nhiên, ngân sách Nhà nước có hạn và ln chịu sức ép của nhiều nhu cầu cho các ngành mũi nhọn, các lĩnh vực ưu tiên khác, cho nên Nhà nước cần có các cơ chế tài chính thích hợp để khuyến kích các thành phần kinh tế khác cùng tham gia đầu tư. Đồng thời khuyến khích người dân cùng góp vốn với nhau mua các thiết bị có giá trị lớn.

Xây dựng các chính sách cụ thể hỗ trợ cho người mua và sử dụng máy. Có thể lựa chọn trong hai phương pháp hỗ trợ là hỗ trợ trực tiếp vào giá máy cho người dân hoặc áp dụng tín dụng ưu đãi.

Hỗ trợ trực tiếp vào giá máy: các máy móc cơ giới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ 50% giá trị mua máy.

Áp dụng tín dụng ưu đãi: Hình thức hỗ trợ là cho vay vốn bằng 70 -80% giá máy (để đảm bảo mức huy động vốn đối ứng ban đầu của nông hộ thấp) và hỗ trợ lãi suất trong thời gian 2 năm.

Hỗ trợ người dân, các hộ kinh doanh dịch vụ vốn đầu tư các loại máy nơng nghiệp hiện đại, có hiệu quả cơ giới cao trong sản xuất lúa như các máy làm đất có cơng suất từ 30 CV trở lên, máy GĐLH có bề rộng mặt cắt 1.6 – 2.0 có cơng suất cao, có thể thu hoạch trên các ruộng sụt lún, lúa đổ.

Hỗ trợ cho cơng tác củng cố và hồn thiện các dịch vụ bảo hành, sửa chữa, cung ứng phụ tùng, vật tư, nhiên liệu cho máy móc hoạt động kịp

- Giải pháp về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất áp dụng cơ giới hóa:

Tạo bước đột phá trong đẩy mạnh cơ giới hóa bằng việc xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất gắn với việc đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, thiết lập mạng lưới cung ứng dịch vụ cơ giới hóa.

Khuyến khích các cơ sở sản xuất nơng nghiệp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa: Chú trọng đến việc phát triển các hình thức sản xuất liên doanh, liên kết với doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung để thuận lợi trong việc đưa cơ giới hóa và sản xuất.

Tiếp tục thực hiện các chính sách đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mơ hình hợp tác xã nơng nghiệp hoạt động theo luật hợp tác xã năm 2012, bên cạnh đó thành lập các tổ hợp tác sản xuất nhằm tích tụ ruộng đất, góp vốn vùng phát triển vùng sản xuất hàng hóa, áp dụng cơ giới hóa và sử dụng có hiệu quả cơng suất của máy móc, giảm thiểu hao mịn vơ hình máy móc, thiết bị.

Các cơ quan nhà nước là đầu mối kết nối các họp tác xã, tổ hợp tác để liên kết và kết nối với hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp để tận dụng tối đa nguồn lực đầu tư. Nhất là các cơ sở cung cấp phụ tùng, máy móc, thiết bị nhằm đưa các máy móc mới về ứng dụng sớm, và huy động nguồn từ cho vay đối với các tổ chức cung ứng thiết bị máy móc. Huyện cần có giải pháp cơ chế chính sách để phát triển thị trường cung ứng, ngoài đáp ứng nhu cầu mua sắm, cịn đáp ứng cơng tác bảo hành, sửa chữa kịp thời.

4.3.3.3. Giải pháp về đào tạo người lao động

Lý do: Hiện nay trình độ lao động ở huyện đang thấp, đa số học cấp 3 và 2, việc am hiểu về công nghệ mới chưa sâu, vận hành đang khó khăn, chưa tự sửa chữa được máy.

Mục tiêu: Người lao động như nông dân thuần thục về sử dụng máy và một số sửa chữa nhỏ trong quá trình vận hành, đào tạo đội ngũ lao động hay đội ngũ kỹ thuật có tay nghề cao để phục vụ cho xã hoặc khu vực trên địa bàn huyện

Nội dung giải pháp:

Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực: Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến công tác nghiên cứu, đào tạo huấn luyện cán bộ kỹ thuật cũng như cơng nhân ngành cơ khí nơng nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp, thơng qua chương trình đào tạo nghề thuộc chương trình xây dựng nơng thơn mới và các hoạt động khuyến nơng. Có như vậy, việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp nước ta mới có cơ hội phát triển.

- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” để lồng ghép các chương trình đào tạo về CGHNN cho các hộ nông dân. Đến năm 2020 có khoảng 60% lao động nông thôn sang làm công nghiệp, dịch vụ, trong đó được đào tạo về cơ khí nơng nghiệp và công nghệ sau thu hoạch khoảng 200 lao động mỗi năm. Bộ phận con em nơng dân có trình độ kỹ thuật cơ bản về cơ điện nơng nghiệp và bảo quản sau thu hoạch, làm nịng cốt ở từng địa phương.

- Tăng cường đào tạo nghề cơ khí, vận hành máy móc, thiết bị trong sản xuất nơng nghiệp cho nơng dân dưới mọi hình thức, đặc biệt là các lớp tập huấn ngắn hạn, tại chỗ thơng qua cơng tác khuyến cơng, hội thao trình diễn.

nghiệp như học nghề, (cấp thẻ học nghề). Đối với con em hộ nghèo, hộ chính sách, dân tộc thiểu số được trợ cấp thêm học bổng và hỗ trợ các điều kiện khác để theo học.

- Thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề đảm bảo cho nông dân tiếp cận được các công nghệ mới đưa vào áp dụng trong sản xuất và sử dụng các thiết bị, máy móc vào sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện hợp tác, liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp, gắn đào tạo với sử dụng lao động tại chỗ hoặc đặt hàng về đào tạo.

- Tăng cường bổ sung biên chế nguồn cán bộ quản lý, chuyên gia, cán bộ

chuyển giao kỹ thuật trong lĩnh vực cơ khí cơng nghiệp với cơ cấu đội ngũ hợp lý.

- Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng để thu hút

nhân tài, chuyên gia giỏi trong huyện và nơi khác về phục vụ công tác phát triển cơ giới hóa của huyện Yên Thành.

- Thường xuyên đào tạo và đào tạo lại để khơng ngừng nâng cao trình độ

chun mơn cũng như đạo đức nghề nghiệp cho lực lượng cán bộ làm công tác quản lý và kỹ thuật của của đội ngũ cán bộ cấp huyện, xã. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ, thăm quan học tập các mơ hình liên quan đến áp dụng cơ giới hóa mang tính thiết thực và có hiệu quả trong và ngoài nước nhằm áp dụng tốt trong công tác triển khai chỉ đạo và chuyển giao kỹ thuật.

- Đào tạo, tập huấn thường xuyên các khóa học ngắn hạn về kỹ thuật cơ

khí, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác khuyến nông cơ sở.

4.3.3.4. Giải pháp về khuyến nông, thông tin tuyên truyền

Lý do: Đa số người dân trong huyện chỉ lao động, ít học tập và ít thơng tin về một số máy móc hiện đại

Mục tiêu: Thường xuyên tuyên truyền hay giới thiệu về các máy móc mới, hiện đại, phù hợp với điều kiện địa phương để nhân dân biết. Xây dựng các mơ hình trình diễn để nhân dân học hỏi.

Nội dung giải pháp:

Xây dựng và nhân rộng mơ hình, điển hình tiên tiến về áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp, tạo cơ hội cho các cơ sở sản xuất và các nơng hộ trên địa bàn tồn huyện học tập áp dụng tại địa phương mình.

thuật sử dụng các loại máy móc, thiết bị, các kỹ thuật sửa chữa ban đầu về cá loại máy nông nghiệp cho người sử dụng.

Phát triển các câu lạc bộ khuyến nơng, hình thành các nhóm về máy móc, liên kết các đầu mối máy móc, xây dựng các câu lạc bộ để có thơng tin khi nào cần, chỗ nào cần để huy động máy móc thuận lợi, đảm bảo hệ số vận hành máy cao.

Phối hợp đài phát thanh truyền hình huyện để đăng tải thông tin trên công thông tin đại chúng của huyện, xây dựng các chuyên trang phát trên sóng phát thanh của các xã.

Phối hợp các cơ quan chức năng tuyên truyền việc sử dụng máy móc, tuyên truyền các loại máy mới, hiện đại trong các cuộc họp quân dân chính, các hội nghị hổi thảo để từng cán bộ, nhân dân hiểu rõ.

Bằng nhiều kênh thông tin đại chúng phối hợp các cơ quan chức năng, các đoàn thể để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhằm chuyển biến sâu sắc nhận thức, tập quán của người nông dân, thay đổi dần tập quán truyền thống, tuyên truyền cho người dân nhận thức lợi ích, hiệu quả của việc áp dụng cơ giới hóa và sản xuất nơng nghiệp để người dân chủ động công việc và tiếp cận hệ thống cơ giới hóa một cách chủ động. Thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp góp phần nâng cao năng suất lao động, giải quyết khó khăn về lao động, đảm bảo tính thời vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo vệ sinh mơi trường và an tốn thực phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

4.3.3.5. Giải pháp nâng cao kết quả kinh doanh dịch vụ cơ giới

Lý do: Hiện nay trên địa bàn huyện các dịch vụ cung ứng máy cơ giới rất ít, một vài cửa hàng tại thị trấn, đa số người dân đầu tư máy ở huyện Diễn Châu cách xã huyện, có những xã cách 40km nên việc sửa chữa rất khó khăn.

Mục tiêu: Khuyến khích các hộ kinh doanh máy cơ khí, tổ chức một số hội, hiệp hội sửa chữa máy khi cần.

Nội dung giải pháp:

Xây dựng các cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ gia đình từ mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường cung ứng dịch vụ cơ giới trong nơng nghiệp từ khâu cung ứng máy móc thiết bị, hậu cần sửa chữa, bảo dưỡng đến việc thực hiện cung ứng các dịch vụ cơ giới như làm

đất, chăm sóc, thu hoạch, các dịch vụ sau thu hoạch như bảo quản nơng sản, hàng hóa. Xây dựng các mơ hình phát triển sản xuất có ứng dụng cơ giới hóa và sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ, và công nghệ giảm thiếu tổn thất sau thu hoạch.

Thường xuyên tổ chức hội thảo, hội nghị để giới thiệu máy móc, thiết bị hiện đại đến với đông đảo nông dân trên địa bàn huyện để nông dân lựa chọn thiết bị phù hợp từng địa phương. Bên cạnh đó các doanh nghiệp bán hàng cũng cần có cơ chế bán hàng linh hoạt, tiện lợi, có hệ thống đại lý rộng khắp và phải có điểm bảo hành, sửa chữa thuận lợi phục vụ người dân.Nhà nước tăng cường công tác quản lý thị trường về giá cả, chất lượng và đặc biệt là các chương trình máy cũ.

Hiện nay trên địa bàn huyện có một số hợp tác xã, thậm chí hộ gia đình đầu tư mua sắm máy móc và phương tiện cơ giới vừa phục vụ sản xuất cho chính gia đình mình và làm dịch vụ cơ giới cho các hộ gia đình khác khơng có điều kiện mua sắm máy móc. Kết quả điều tra khảo sát tại các nơng hộ cho thấy hộ có quy mô sản xuất lớn đều trang bị máy cày, máy tuốt (chưa trang bị máy gặt đập liên hợp) xe tải nhỏ, công nông… phục vụ sản xuất và dịch vụ cơ giới. Ở lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, các hộ trồng rừng đều thuê dịch vụ cơ giới để làm đất và trồng rừng. Trong khi đó khâu thu hoạch đều thực hiện bằng cơ giới hóa như máy cưa, ô tô, làm đường cho xe tải lên tận rừng…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)