Tình hình kinh tế huyện Yên Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 52 - 55)

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2016 Năm 2018

TĐTT (%) 2016 - 2018

1 Giá trị sản xuất (giá SS 2010) Tr.đồng 5.067.255 7.280.282 7,52 Nông lâm thủy sản ” 2.517.551 3.238.992 5,17 Công nghiệp - xây dựng ” 1.502.399 2.474.578 10,50 Dịch vụ ” 1.047.305 1.566.712 8,39 2 Giá trị sản xuất (giá HH) Tr.đồng 5.067.255 10.272.729

Nông lâm thủy sản ” 2.517.551 4.835.581 Công nghiệp - xây dựng ” 1.502.399 3.315.428 Dịch vụ ” 1.047.305 2.121.720

3 Giá trị tăng thêm (giá SS 2010) Tr.đồng 2.553.442 3.470.193 6,33 Nông lâm thủy sản ” 1.400.749 1.747.472 4,52 Công nghiệp - xây dựng ” 435.216 686.247 9,54 Dịch vụ ” 717.477 1.036.474 7,63 4 Giá trị tăng thêm (giá HH) Tr.đồng 2.553.442 4.811.721

Nông lâm thủy sản ” 1.400.749 2.489.894 Công nghiệp - xây dựng ” 435.216 918.521 Dịch vụ ” 717.477 1.403.306 5 Cơ cấu kinh tế % 100,00 100,00

Nông lâm thủy sản ” 54,86 51,75 Công nghiệp - xây dựng ” 17,04 19,09

Dịch vụ ” 28,10 29,16

6 Tổng thu ngân sách Tỷ đồng 103,96 193,68 7 Tổng chi ngân sách Tỷ đồng 431,93 919,84

Sản xuất nơng lâm thủy sản có nhiều chuyển biến tích cực: Huyện đã thực hiện xong công tác chuyển đổi ruộng đất. Nền nông nghiệp đã chuyển dần từ quảng canh sang thâm canh, nhiều ứng dụng khoa học kỹ thuật mới được đưa vào sản xuất, tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Xây dựng được nhiều mơ hình kinh tế đầu tư có hiệu quả.

Sản lượng lương thực hàng năm đạt trên 160 nghìn tấn. Diện tích lúa nước ổn định khoảng 25.000 ha, ngô 3.000 - 3.500 ha, rau các loại 3.000 - 3.500 ha. Dịch vụ cơ giới hố trong nơng nghiệp phát triển mạnh và đang dần thay thế công cụ truyền thống; sản xuất nấm được nhân rộng từng bước trở thành sản phẩm chính đạt hiệu quả cao.

Ngành công nghiệp xây dựng phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2018 đạt 9,54%. Bước đầu hình thành các cụm cơng nghiệp tập trung, thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất. Nhiều sản phẩm công nghiệp chế biến tăng khá phát huy hiệu quả như sản xuất gạch nung, đá xây dựng,...

Hoạt động tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ngày càng phát triển và mở rộng, sản phẩm phong phú, đa dạng. Một số sản phẩm chế biến có chỗ đứng trên thị trường như tinh bột sắn, mây tre đan, tăm hương,... tạo việc làm cho người lao động.

Dịch vụ tiếp tục phát triển, chủ động được thị trường bán lẻ, phương thức kinh doanh ngày một đa dạng, hiện đại; thị trường thàng hóa phong phú; cơ sở hạ tầng thương mại phát triển. Tăng trưởng chung của ngành dịch vụ giai đoạn 2016 - 2018 đạt 7,63%.

Thu hút đầu tư đạt được nhiều kết quả quan trọng, tổng số dự án thu hút đầu tư 208 dựa án, vốn thu hút đầu tư 3.813 tỷ đồng. Năm 2018 ký biên bản ghi nhớ với 2 nhà đầu tư Nhật Bản sẽ đầu tư tại cụm công nghiệp thị trấn, 2 nhà máy may mặc, chế biến đồ gỗ cao cấp. Ngoài ra, đã thu hút dự án du lịch sinh thái - tâm linh đền - chùa Rú Gám từ nguồn vốn xã hội khoảng 100 tỷ đồng. Các dự án trên đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và làm thay đổi diện mạo Yên Thành theo hướng tích cực.

Huy động vốn đầu tư phát triển đạt khá trong điều kiện lạm phát cao, các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo và tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản. Tổng nguồn vốn huy động đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2018 đạt 18.193 tỷ đồng. Thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 đạt

193,68 tỷ đồng.

Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ, giảm dẩn tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản. Tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản giảm từ 54,86% năm 2016 xuống cịn 51,75% năm 2018; cơng nghiệp - xây dựng từ 17,04% năm 2015 tăng lên 19,09% năm 2018, dịch vụ từ 28,10% năm 2016 tăng lên 29,16% năm 2018.

Thu, chi ngân sách: Thu ngân sách của huyện tăng hàng năm, năm 2016 đạt 103,96 tỷ đồng, năm 2018 tăng lên 193,68 tỷ đồng. Tuy nhiên vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu phát triển, nguồn thu chưa thực sự vững chắc, thu tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng khá lớn 115 tỷ đồng (chiếm 59,38%) trong tổng thu ngân sách.

Chi ngân sách Nhà nước đảm bảo các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức đúng quy định, năm 2016 chi 431,93 tỷ đồng; năm 2018 chi 919,84 tỷ đồng. Chi ngân sách chủ yếu là chi thường xuyên, đạt 525,76 tỷ đồng, chiếm 57,16%; chi đầu tư phát triển chỉ đạt 128,15 tỷ đồng, chiếm 13,93%; các khoản chi còn lại chiếm 28,91%.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu

Để thực hiện nội dung nghiên cứu, đề tài tập trung điều tra, khảo sát tại các nông hộ trồng lúa của 3 xã Hoa Thành, Long Thành và Quang Thành đại diện cho 3 vùng sản xuất lúa của huyện, vùng trũng, vùng bằng, vùng đồi núi nhiều, nhằm làm nổi bật thực trạng áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp thơng qua phân tích, đánh giá thực hiện hiệu quả cơ giới hóa sản xuất lúa ở khía cạnh kinh tế - xã hội. Việc lựa chọn nông hộ sản xuất lúa để điều tra, phân tích đã giải thích được ở đối tượng nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu của đề tài rộng liên quan đến đẩy mạnh cơ giới hóa trong ngành nơng nghiệp, do đó luận văn khơng thể tiến hành điều tra, khảo sát các cơ sở sản xuất ở tất cả các lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp để điều tra, phân tích, đánh giá. Xuất phát từ việc áp dụng CGHNN trên địa bàn, sản xuất lúa được áp dụng CGH ở nhiều khâu từ làm đất, gieo trồng, vận chuyển và là huyện thuần nơng của cả tỉnh, diện tích lúa nhiều nhất tỉnh, sản lượng lương thực chính của huyện là lúa.

Nghiên cứu chọn 3 xã: Hoa Thành, Quang Thành và Long Thành đại diện cho vùng trọng điểm lúa của huyện, vừa mang các đặc thù sinh thái khác nhau để thu thập số liệu sơ cấp.

Số lượng mẫu điều tra tại mỗi xã 30 mẫu. Việc tiến hành chọn hộ điều tra được thực hiện bằng cách dựa vào danh sách nông hộ do mỗi UBND xã cung cấp, bắt đầu từ hộ đầu tiên sẽ được chọn để điều tra, và hộ thứ 2 được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thông qua sử dụng hệ số bước nhảy K.

Chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ máy.

Bên cạnh đó, phương pháp chuyên gia cũng được thực hiện nhằm thu thập những vấn đề liên quan đến ứng dụng CGHNN trên địa bàn nghiên cứu, làm cơ sở tư vấn, phản biện cho các đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 52 - 55)