Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 38)

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Yên Thành là một huyện đồng bằng bán sơn địa ở phía Đông Bắc tỉnh Nghệ An, có vị trí 105-17’50’’ đến 105-33’04’’ kinh độ Đông; 18-52’42’’ đến 19°10’00’’ vĩ độ Bắc, diện tích tự nhiên 54.766,84 ha, gồm 38 xã và 01 thị trấn.

- Phía bắc giáp huyện Quỳnh Lưu;

- Phía tây giáp huyện Đô Lương, Tân Kỳ; - Phía nam giáp huyện Nghi Lộc, Đô Lương; - Phía đông giáp huyện Diễn Châu.

Yên Thành cách thành phố Vinh 55 km, cách quốc lộ 1A khoảng 13 km. Huyện có 21 km Quốc lộ 7A chạy qua ở phía nam, tỉnh lộ 538; 534 nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 7A và đều nối với huyện lỵ. Các trục đường giao thông liên huyện 22, 33, 205, Dinh - Lạt, Sen - Sở đi qua các xã đồng bằng và bán sơn địa hình thành mạng lưới giao thông khá thuận lợi cho nội bộ và giao lưu kinh tế - văn hoá với bên ngoài.

Huyện Yên Thành cách thành phố Vinh và sân bay Vinh 60 km về phía nam; cách quốc lộ 1A 12 km về phía đông, cách ga Sy (ga đường sắt) 9km về phía đông trên đường tỉnh lộ 538 đi quốc lộ 1A., cách cảng Cửa Lò 40 km về phía đông nam, cách Hà Nội 290 km về phía bắc.

Yên Thành là một trong những vùng trọng điểm sản xuất lúa của tỉnh, có tiềm lực phát triển các sản phẩm nông nghiệp theo hướng hàng hoá xuất khẩu, tuy nhiên vị trí địa lý của huyện khá xa các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư lớn nên nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, chưa phát huy hết tiềm lực các ngành dịch vụ, công nghiệp và thúc đẩy nhanh tiến trình phát triển văn hoá xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (UBND huyện Yên Thành, 2018).

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Nam, chia thành 2 vùng: Vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa.

- Vùng đồng bằng có 21 xã, thị trấn có độ cao bình quân so với mặt nước biển từ 0,8 - 2,5 m, là vùng trọng điểm sản xuất lúa.

- Vùng bán sơn địa có 17 xã, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng của tỉnh Nghệ An, có đồi núi thấp, sườn núi thoải dần về phía đông, là vùng có thế mạnh phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc.

Từ đặc điểm địa hình nói trên, phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Thành có những thuận lợi khó khăn nhất định; có điều kiện tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản phẩm đa dạng, thúc đẩy việc phân bổ lại lao động và dân cư cũng như nhu cầu đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng.

3.1.1.3. Thời tiết khí hậu

Yên Thành có hệ thống công trình Thuỷ nông Bắc tưới cho các xã đồng bằng và một phần của một số xã miền núi. Các công trình hồ đập vừa và nhỏ đã được đầu tư xây dựng tương đối đều khắp với tổng số hơn 252 hồ. Có sông Dinh, sông Dền, kể cả nước ngầm trong đất, cùng với lượng mưa hàng năm là nguồn nước đảm bảo cơ bản cho sản xuất, sinh hoạt của người dân trên địa bàn.

Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt dồi dào, phong phú, hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An cung cấp nước tưới và nước sinh hoạt cho các xã đồng bằng và một số xã miền núi. Yên Thành có trên 272 hồ đập vừa và nhỏ được đầu tư xây dựng tương đối đều khắp; trong đó, có các hồ, đập lớn như: Vệ Vừng, Quản Hài, Mả Tổ,...

Nguồn nước ngầm: Khai thác nguồn nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất và ổn định nguồn nước mặt. Hiện nay, việc khoan giếng để khai thác nguồn nước ngầm đang diễn ra phổ biến

Yên Thành có những đặc điểm chung của khí hậu Bắc Trung Bộ: nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của cả hai hình thái thời tiết đặc trưng: khí hậu miền Bắc (lạnh giá vào mùa đông) và khí hậu đặc trưng của miền Trung (gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè).

Chế độ nhiệt: Chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, có nhiệt độ trung bình 23oC - 24oC, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao nhất là

Số giờ nắng trung bình/năm 1.500 - 1.700 giờ. Tổng tích ôn 3.500oC - 4.000oC. Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân/năm 1.816 mm, năm lớn nhất 3.471 mm, năm mưa nhỏ nhất 1.150 mm, lượng mưa phân bố không đều trong năm mà tập trung chủ yếu từ nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4 (dương lịch).

Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 10.

Đặc điểm khí hậu ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân; trong năm thường có hạn hán vào tháng 6,7, bão lụt vào tháng 9,10, nên phải cân nhắc kỹ về giống, thời vụ gieo trồng và luôn phải quan tâm tới phòng chống sâu hại, dịch bệnh, hạn hán, cháy rừng, lũ lụt để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 54.766,84 ha, phân bố không đều trên 38 xã và thị trấn. Cơ cấu quỹ đất, thổ những, hiện tại sử dụng như sau:

- Cơ cấu quỹ đất:

+ Nhóm đất nông nghiệp: 44.172,86 ha; + Nhóm đất phi nông nghiệp: 10.160,30 ha; + Nhóm đất chưa sử dụng: 433,68 ha.

- Về thổ nhưỡng: Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng Nghệ An, Yên Thành gồm có các loại đất chính sau:

+ Đất phù sa không được bồi hàng năm (P): Diện tích khoảng 22.835,6 ha là loại đất có diện tích lớn nhất (chiếm 41,8%), đây là loại đất trồng lúa nước chủ yếu, có hầu hết ở các xã, có ý nghĩa quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp.

+ Đất Feralit phát triển trên phiến sét (Fs): Diện tích khoảng 14.783,7 ha, chiếm 27%. Đất có màu vàng hoặc vàng đỏ, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng, sức giữ nước và khả năng cung cấp nước tương đối tốt.

+ Đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước: Diện tích khoảng 5.898,94 ha, chiếm 10,8%. Được phát triển trên đá mẹ chủ yếu là sa thạch, phấn sa. Hầu hết đất thường xuyên được trồng lúa nước.

+ Đất Feralit phát triển trên phiến sét hoặc sa phiến sét: Diện tích khoảng 4.118,3 ha, chiếm 7,6%. Phân bổ ở vùng đồi và vùng núi thấp. Đất có tầng dày

có thể phát triển trồng cây ăn quả và cây công nghiệp.

+ Đất nâu vàng phát triển dưới chân đá lèn vôi: Diện tích khoảng 3.293,2 ha, chiếm 6%.

+ Đất bạc màu trên phù sa cũ: Diện tích khoảng 2.692,79 ha, chiếm 5,4%. Đây cũng là loại đất tốt nhưng do điều kiện địa hình dốc, nghiêng, thường bị rửa trôi nên lớp đất canh tác trở nên chua, màu bạc trắng, cát pha rời rạc, nghèo chất dinh dưỡng.

+ Đất dốc tụ: Diện tích khoảng 550 ha, chiếm 1,0%. Là sản phẩm phong hoá từ trên đồi núi bị nước cuốn trôi xuống lắng đọng ở những thung lũng nhỏ dưới chân đồi. Đất nghèo, chua, ít mùn.

+ Đất phù sa ven sông suối (Ps): Diện tích khoảng 298,12 ha, chiếm 0,6%.

* Tài nguyên rừng và thảm thực vật, động vật

Thực hiện tốt mục tiêu phủ xanh đất trống đồi trọc và chính sách giao đất, khoán rừng đến từng hộ gia đình nên những năm gần đây diện tích trồng mới tăng khá cao. Một số diện tích rừng trồng đã cho khai thác gỗ như bạch đàn, tràm, keo,…), khai thác nhựa thông, củi,...

Yên Thành có diện tích rừng khá lớn, theo kết quả kiểm kê rừng năm 2015 toàn huyện có 11.560,38 ha, trong đó rừng tự nhiên 1.493,44 ha; rừng trồng 10.066,94 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 21,10%. Lâm sản có nhiều loại gỗ quý như: lim, dỗi, táu,… với tổng trữ lượng gỗ 1.068.505 m3, nứa 172 nghìn cây, các loại lâm sản ngoài gỗ khác như song, mây, dược liệu tự nhiên,…

*.Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của Yên Thành không nhiều về chủng loại cũng như trữ lượng, gồm có một số loại sau:

- Nhiên liệu: Than bùn ở xã Vĩnh Thành, lộ thiên, trữ lượng khoảng 37.500 tấn.

- Kim loại màu: Có Barit ở xã Sơn Thành và Rú Bìm xã Hợp Thành. Trong đó ở xã Sơn Thành có trữ lượng khoảng 25.700 tấn, ở Rú Bìm (Hợp Thành) thành phần khoáng vật gồm barit, visevit, thạch anh và các khoáng vật sulfua.

- Phân bón vô cơ: Có photphorit ở lèn Bói xã Quang Thành và lèn Bằng xã Đồng Thành, quặng dạng khối bột, hàm lượng P2O5 có từ 4,7-37,8%, trữ

lượng khoảng 49.554 tấn.

- Vật liệu xây dựng: Đá vôi ở Đồng Thành, Nam Thành, Tân Thành, Vĩnh

Thành, trữ lượng trên 40 triệu m3.

Ngoài ra một số nơi còn có cát xây dựng như ở Sơn Thành, tuy trữ lượng không lớn, chất lượng thấp song có ý nghĩa quan trọng cho việc phát triển các công trình xây dựng trên địa bàn nông thôn.

3.1.1.5. Tài nguyên du lịch

Yên Thành không có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch như Diễn Châu, Quỳnh Lưu,... nhưng có khá nhiều di tích lịch sử văn hoá như Đền Đức Hoàng, nhà thờ đá Bảo Nham, chùa Gám,đình Hậu, đình Sừng, đình Cả, nơi Bác Hồ về thăm ở Vĩnh Thành, khu lưu niệm Phan Đăng Lưu,... các cảnh quan thiên nhiên hồ đập, lèn động như Vệ Vừng - Quản Hài, Đồn Húng,... có thể liên kết với các tuyến du lịch, nghỉ mát ở biển của các huyện bạn để phát triển du lịch sinh thái

* Tài nguyên nhân văn

Nhân dân Yên Thành có truyền thống nhân văn lâu đời và tinh thần cách mạng, cần cù hiếu học, có khả năng tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là sản xuất thâm canh lúa. Đội ngũ con em Yên Thành sống và làm việc khắp trên mọi miền tổ quốc và một số nước khác trên thế giới, có trình độ tay nghề chuyên môn kỹ thuật khá đang sẵn sàng giúp đỡ quê hương. Thực hiện chiến lược về con người những năm qua có chuyển biến tích cực theo hướng xã hội hoá. Tỷ lệ phát triển dân số giảm tương đối nhanh, đời sống đại bộ phận nhân dân dần được ổn định.

Tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông xưa, Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Thành đang ra sức phấn đấu vươn lên tầm cao mới, khai thác những tiềm năng và thế mạnh của xã để thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh (UBND huyện Yên Thành, 2018).

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Dân số trung bình hiện nay là 271.758 người; số người trong độ tuổi lao động là 146.830 người chiếm 54,58%. Hàng năm bình quân có gần 4.000 người bổ sung vào lực lượng lao động, trong đó đang làm việc ở nước ngoài khoảng

11.186 người, còn lại lao động trong nước ở các vùng miền hơn 22 ngàn người, tỷ lệ lao động qua đào tạo 47%.

Tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân của huyện còn khá cao, năm 2018 là 0,92%. Theo thống kê năm 2018, dân số huyện Yên Thành đạt 271.758 người, tăng 13.182 người so với năm 2015. Dân số phân bố không đồng đều, dân cư nông thôn khoảng 266.727 người, chiếm 98,15%, dân cư thành thị chỉ có 5.031 người, chiếm 1,85%.

Mật độ dân số bình quân huyện Yên Thành năm 2018 đạt 496 người/km2.

Những đơn vị hành chính có mật độ dân số cao là: Thị trấn (1.913 người/km2),

Hợp Thành (1.477 người/km2), Hoa Thành (1.396 người/km2), Đô Thành (1.391

người/km2); các xã tại khu vực nông thôn có mật độ dân số thấp dưới 500

người/km2 như: Minh Thành (200 người/km2), Kim Thành (152 người/km2),

Tiến Thành (157 người/km2). Dân cư đông, người dân Yên Thành lại có phẩm

chất cần cù, chịu thương, chịu khó, là nguồn cung cấp lao động dồi dào phục vụ cho sự phát triển của ngành kinh tế nông lâm thủy sản.

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2018 của huyện Yên Thành là 155.336 người (chiếm 57,16% tổng dân số). Trong đó: số người đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 146.240 người.

Bảng 3.1. Hiện trạng lao động trong các ngành kinh tế huyện Yên Thành

TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2018

Tổng lao động trong ngành kinh tế 130.805 146.240 1 Nông lâm thủy sản 92.249 100.978 2 Công nghiệp - xây dựng 16.200 18.827

3 Dịch vụ 22.356 26.435

Tỷ trọng lao động trong ngành kinh tế (%) 100,00 100,00

1 Nông lâm thủy sản 70,50 69,05

2 Công nghiệp - xây dựng 12,40 12,87

3 Dịch vụ 17,10 18,08

Nguồn: UBND huyện Yên Thành (2018) Cùng với chuyển dịch cơ cấu, giá trị sản xuất, tỷ trọng lao động làm việc trong nông nghiệp đã có xu hướng giảm, từ 70,50% năm 2016 xuống còn 69,05% năm 2018, tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có

xu hướng tăng lên.

Công tác đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động được triển khai khá hiệu quả theo hướng giải quyết việc làm tại chỗ, thông qua các chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, mở rộng làng nghề và làng có nghề, kết hợp xuất khẩu lao động, với sự hỗ trợ các nguồn vốn vay giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo của tỉnh, Trung ương. Giai đoạn 2016 - 2018 đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người, trong đó xuất khẩu lao động 5.690 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2018 đạt 47,50%, trong đó tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đạt 38%.

Như vậy, dân số Yên Thành chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, lao động làm việc trong ngành nông nghiệp là chính; trình độ dân trí và lao động dần được nâng lên.

3.1.2.2. Đất đai và sử dụng đất đai

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2015, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 54.766,84 ha (năm 2010 là 54.829,53 ha, có sự chênh lệch diện tích tự nhiên năm 2010 và năm 2015 là do sai số giữa 2 kỳ kiểm kê). Trong đó:

- Nhóm đất nông nghiệp: 44.172,86 ha, chiếm 80,66% DTTN;

- Nhóm đất phi nông nghiệp: 10.160,30 ha, chiếm 18,55% DTTN;

- Nhóm đất chưa sử dụng: 433,68 ha, chiếm 0,79% DTTN.

Trong những năm qua, các loại đất đều có sự biến động, đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần, đất phát triển hạ tầng, đất ở nông thôn và đô thị tăng phù hợp với quy luật của xã hội. Tuy nhiên, những năm tới cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường, nhu cầu sử dụng đất cho các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng, cụm công nghiệp, nhà ở đô thị và nông thôn tăng mạnh, yêu cầu việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để vừa bảo vệ chặt chẽ vùng lúa năng suất cao, đảm bảo an ninh lương thực, các vùng sản xuất cây màu có giá trị, cây nguyên liệu cho chế biến công nghiệp, vừa đáp ứng yêu cầu sử dụng đất vào mục đích khác cho phù hợp, tiết kiệm đất và đạt hiệu quả cao nhất.

Tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện đến năm 2018 là 44.172,86 ha, chiếm 80,66% diện tích tự nhiên, trong đó:

+ Đất trồng cây hàng năm: 15.808,64 ha, chiếm 35,79% diện tích đất nông nghiệp của huyê ̣n (bao gồm đất trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày, rau thực

phẩm, cây làm thức ăn chăn nuôi), được phân bố ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. + Đất trồng lúa: diện tích 14.006,45 ha, chiếm 31,71% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyê ̣n.

+ Đất trồng cây lâu năm: 7.517,17 ha, chiếm 17,02% diện tích đất nông nghiệp của huyện.

+ Đất lâm nghiệp: 20.141,87 ha, chiếm 36,78% diện tích đất nông nghiệp; trong đó: đất rừng sản xuất 14.353,44 ha (chiếm 26,21%), đất rừng phòng hô ̣ 4.774,30 ha (chiếm 8,72%) và đất rừng đặc dụng 1.014,13 ha (chiếm 1,85%).

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 592,33 ha, chiếm 1,34% diện tích đất nông nghiệp, hiện nay được sử dụng chủ yếu để nuôi cá nước ngọt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 38)