Thông tin cơ bản mẫu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 87 - 90)

TT Diễn giải ĐVT Chung

Các xã Hoa Thành Long Thành Quang Thành 1 Số hộ điều tra Hộ 90 30 30 30 2 Số người được PV là nữ Người 40 15 13 12 3 Tuổi bình quân Tuổi 48,59 49,97 48,75 47,05

4 Trình độ văn hố Cấp I % 6,67 2 1 3 Cấp II % 41,11 16 12 9 Cấp III % 36,67 10 11 12 Trên cấp III % 15,56 2 6 6 5 Loại hộ Trung bình % 61,67 60 55 70 Khá, giàu % 38,33 40 45 30

6 BQ nhân khẩu/hộ Người 4,17 4,45 4,1 3,95 7 BQ lao động/hộ LĐ 2,57 2,65 2,65 2,4

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Độ tuổi của người sản xuất: Việc đầu tư trang trại hay cơ giới hóa máy móc thường là những người trẻ có sức khỏe vận hành và cơ hội đầu tư lớn. Việc trẻ có nhiều tham vọng và kế hoạch kinh doanh thường hay đầu tư hơn ngược lại

người có tuổi hoặc già đi thường có tư tưởng e ngại đầu tư vào nơng nghiệp. Trình độ của người nơng dân: Cơ giới hóa địi hỏi người nơng dân phải thay đổi từ tuy duy sản xuất tiểu nơng, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa có quy mơ lớn. Do vậy, nhận thức cũng như trình độ của nơng dân có ảnh hưởng rất lớn đến q trình phát triển cơ giới hóa trong sản xuất.

Mặt bằng lương, giá trị lao động trong khu vực ảnh hưởng đến việc cơ giới hóa, hay sự phát triển của cơng nghiệp trong khu vực sẽ thu hút nguồn lao động của nông nghiệp, việc làm trong cơng nghiệp thì dài hạn, trong nơng nghiệp thời vụ, vì vậy khi đã lao động trong các nhà máy việc đầu tư hay thuê các dịch vụ cơ giới trong sản xuất nông nghiệp tăng lên, giá thuê nhân công cao cũng sẽ thúc đẩy áp dụng cơ giới hóa lớn hơn.

Nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn hiện nay khơng cịn dồi dào, được như trước nữa, do một lượng lớn lao động nông thôn chuyển ra các khu đô thị, khu cơng nghiệp. Theo điều tra các hộ dân, tình hình lao động gia đình làm nơng nghiệp được thể hiện qua bảng 4.16.

Bảng 4.26. Ảnh hưởng lao động nông nghiệp của hộ và tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa

Nhóm hộ Số hộ Gieo sạ Thu hoạch 1 giai đoạn

Số hộ % Số hộ %

1 lao động 21 14 66,66 6 28,57 2 lao động 18 7 38,89 4 22,22 3 lao động 13 3 23,07 2 15,58

4 lao động 8 0 0,00 0 0,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Qua điều tra cho thấy nhóm hộ có số lao động thấp nhất (1 lao động) lại có số hộ áp dụng cơ giới hóa vào các khâu cao gieo cấy và thu hoạch cao nhất, đạt 66,66% và 28,57%. Nhóm hộ có số lao động cao nhất(4 lao động) các hộ lại chưa áp dụng cơ giới hóa mà chỉ áp dụng các biện pháp thủ công vào sản xuất lúa. Hầu hết tại các hộ điều tra, nhu cầu áp dụng cơ giới hóa khâu thu hoạch là rất lớn, tuy nhiên với số lượng máy GĐLH phục vụ thu hoạch trong thời điểm hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân hoặc không phù hợp với điều kiện ruộng đồng. Những lao động đi làm ở các khu công nghiệp tới mùa vụ vẫn về tham gia sản xuất tuy nhiên vẫn không đáp ứng được nhu cầu lao động lúc vào mùa vụ, do đó đại đa số

các hộ vẫn phải đi đổi công lao động hoặc thuê lao động thủ công từ bên ngoài. Theo kết quả điều tra 60 hộ dân trên địa bàn huyện thì vụ chiêm vừa qua số công lao động thuê là 25 công và số công lao động đi đổi công là 40 công.

Do thiếu hụt lao động nên tại một số hộ gia đình tình trạng lúa chín nhưng phải “chờ” để thu hoạch do chưa có lao động. Lúa chín q sẽ dẫn đến tăng rơi vãi khi thu hoạch thủ công (cắt lúa, mang vác, vận chuyển) làm tăng tổn hao khi thu hoạch lúa. Chất lượng hạt gạo cũng bị giảm như tăng tỷ lệ gạo gãy vỡ khi tách vỏ, độ tinh bột giảm,… khi lúa không được thu hoạch đúng thời điểm.

Như vậy, với lượng lao động hiện có trong các hộ gia đình và do áp lực của khung mùa vụ thì vấn đề lao động trong mùa vụ là một vấn đề hết sức nghiêm trọng và cấp bách cần có phương án giải quyết bởi nó khơng chỉ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, áp lực mùa vụ mà cịn ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng lúa gạo và tăng rủi ro trong sản xuất lúa.

Cơng nhân điều khiển máy trình độ cịn thấp, chưa được đào tạo, cung cấp thông tin đầy đủ nên khó làm quen với việc sử dụng các loại máy có cấu tạo phức tạp. Khơng thuê được công nhân điều khiển nên nhiều hộ đã không đầu tư vào mua máy. Theo kết quả điều tra và số liệu phịng thống kê thì khi mua máy về các hộ khơng được hướng dẫn gì nhiều về cách sử dụng, bảo hành, hầu hết các hộ tự tìm hiểu. Đa số các hộ biết cách sử dụng nhưng chỉ một phần trong số đó biết sửa chữa máy và sửa chữa thường bằng kinh nghiệm truyền cho nhau. Bên cạnh đó những máy mà các hộ sử dụng nhiều như máy cày, máy phụt… thì tỷ lệ người dân biết cách sử dụng cũng như sửa chữa là tương đối cao: 62.5% và 50% đối với máy cày, 50% và 33.33% đối với máy phụt. Máy GĐLH ít người biết sử dụng vì cấu tạo phức tạp và khi có hỏng hóc thì khó có thể tự sửa chữa, thời gian chờ đợi sửa chữa rất lâu.

4.2.6. Kết quả kinh doanh dịch vụ cơ giới hóa

Trong chiến lược phát triển cơ giới hóa lâu dài của tồn tỉnh Nghệ An thì cơ giới hóa trong khâu gieo cấy và thu hoạch được quan tâm nhiều nhất. Đối với các máy gieo sạ hàng thì do giá thành thấp nên người dân có nhu cầu có thể tự mua cho cho mình được, cịn trong giai đoạn thu hoạch máy GĐLH có giá thành cao nên các chủ hộ phải xem xét tới hiệu quả khi đầu tư. Do đó trong phần này sẽ tập trung phân tích hiệu quả đầu tư kinh doanh của máy GĐLH.

Hiện nay trên địa bàn huyện có hai loại máy GĐLH đang hoạt động là máy GĐLH 1.3 có bề rộng mặt cắt là 1.3m, và máy GĐLH 2.0 có bề rộng mặt cắt là 2m. Bảng dưới đây là chi phí và tình hình hoạt động của máy.

Qua điều tra cho thấy ưu thế hiện nay thuộc về các máy có bề rộng mắt cắt rộng (từ 1,6m trở lên), có cơng suất động cơ lớn do đó có thể hoạt động tốt trong các ruộng bị sụt lún dưới 25 cm và năng suất cắt cao (trung bình 2,5h/1ha đối với máy có bề rộng mặt cắt 2,0 m). Các chủ máy công suất nhỏ hầu hết đã bán và thay thế bằng máy có cơng suất lớn hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 87 - 90)