Kinh nghiệm cơ giới hóa ở một số địa phương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 32 - 38)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ giới hóa nơng nghiệp

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm cơ giới hóa ở một số địa phương ở Việt Nam

khích hỗ trợ về vốn, kỹ thuật của Nhà nước và của các tỉnh cho việc đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nơng nghiệp nên số lượng máy móc đưa vào sản xuất ngày càng nhiều, diện tích được cơ giới hóa ngày càng tăng. Điều đó đã góp phần đáng kể vào việc tạo ra những thành tựu vượt bậc của ngành nông nghiệp những năm qua.

Hiện nay, cả nước có gần 500 nghìn máy kéo các loại sử dụng trong nông nghiệp, với tổng công suất trên 5 triệu mã lực (ML), tăng 4 lần so với năm 2001; 580.000 máy tuốt đập lúa; 17.992 máy gặt lúa các loại (so với năm 2007 máy gặt đập liên hợp năm 2010 tăng 9,75 lần; năm 2011 tăng 16,6 lần; máy gặt xếp dãy năm 2010 tăng 1,4 lần, năm 2011 tăng 3,4 lần), riêng vùng ĐBSCL có 11.424 chiếc máy gặt các loại, trong đó: 6.609 máy GĐLH và 4.815 chiếc máy gặt rải hàng (tổng hợp báo cáo máy gặt lúa của 25 tỉnh đến 8/2011). Hiện nay, trang bị động lực trong sản xuất nông nghiệp cả nước đạt 1,3 ML/ha canh tác.

Mức độ cơ giới hố bình qn các khâu trong sản xuất lúa như sau: làm đất trồng lúa đạt 35- 80 %; tưới lúa chủ động đạt 85%; thu hoạch đạt 23% (vùng ĐBSCL đạt 36%); sấy lúa chủ động ĐBSCL 39%; tuốt lúa 95%; xay xát lúa, gạo 95%, góp phần bảo đảm tính thời vụ khẩn trương, tăng năng suất, chất lượng và giảm tổn thất sau thu hoạch. Một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có mức độ cơ giới hóa cao như: Đồng Tháp làm đất và bơm tưới đạt 100%, thu hoạch bằng máy đạt 85%; Long An thu hoạch bằng máy đạt 70%, sấy lúa 40-45% vụ hè thu và 25- 30% vụ Đông Xuân; Tiền Giang làm đất bằng máy 100%; Vĩnh Long 100% diện tích làm đất bằng máy trong đó cày ải chiếm 78,34%; thu hoạch đạt 76% diện tích; Kiên Giang máy gặt đập liên hợp phục vụ trên 45% diện tích, lị sấy lúa bảo đảm 50% sản lượng, máy làm đất phục vụ trên 98% diện tích. Cần Thơ bảo đảm 100% cơ giới hóa làm đất, tuốt lúa, bơm tưới, sấy lúa hè thu đạt 68%, thu hoạch lúa 54,7%. An Giang làm đất và tưới tiêu đạt 95%, gieo xạ 48%, thu hoạch đạt 42%.

Hệ thống dịch vụ máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp thông qua các cửa hàng, đại lý giới thiệu sản phẩm thực hiện các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng trên cả nước phát triển nhanh. Hiện có 1.267 cơ sở, trên 18.000 người chuyên kinh doanh; 1.218 cơ sở với 14.146 người chuyên sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành máy móc, thiết bị. Các dịch vụ này phần lớn do tổ hợp tác và tư nhân đảm nhiệm, chiếm khoảng 80% số cơ sở dịch vụ. Tuy nhiên, cơ giới hoá trong sản xuất nơng nghiệp cịn thấp, chưa đồng bộ và phát triển chưa toàn diện. So với các nước trong khu vực, mức độ trang bị động lực của nông nghiệp Việt Nam cịn

thấp, bình qn đạt 1,3 ML/ha canh tác.

Cơ giới hóa nơng nghiệp chủ yếu ở khâu làm đất cây hàng năm, tập trung cây lúa, tuốt đập, vận chuyển và xay xát lúa, gạo. Các khâu canh tác như gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch lúa và các loại cây trồng khác mức độ cơ giới hóa rất thấp, lao động thủ cơng vẫn là chủ yếu (Lê Bền, 2015).

Có nhiều tỉnh, địa phương đã có những chủ trương khuyến khích mạnh mẽ việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm tại địa phương:

- UBND thành phố Cần Thơ đã có chính sách thí điểm hỗ trợ lãi suất cho nơng dân mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nơng nghiệp giai đoạn 2011- 2012 (QĐ số 29/2011/QĐ-UBND ngày 28/9/2011), theo đó hỗ trợ các đối tượng mua 200 máy gặt đập liên hợp và 50 máy kéo. Đối tượng nông dân, chủ trang trang trại được mua 01 loại máy, thời gian được hỗ trợ lãi suất tối đa 36 tháng. Trường hợp đối tượng mua máy móc, thiết bị có tỷ lệ nội địa thấp hơn 60% và có mức giá cao hơn mức giá được cơng bố thì phần chênh lệch giá do đối tượng mua tự thanh toán.

- UBND tỉnh Đồng Tháp đã có Quyết định 833/QĐ-UBND ngày 29/9/2011 phê duyệt dự án đầu tư hỗ trợ phát triển lò sấy lúa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2013, theo đó hỗ trợ đầu tư xây dựng mới 250 lị sấy lúa các loại có cơng suất từ 20-40 tấn/mẻ với tổng nhu cầu vốn 228,357 tỷ đồng trong đó vốn vay ngân hàng chiếm 70% tổng vốn, vốn tự có của các tổ chức, cá nhân tham gia dự án chiếm 30% (Nguyễn Chí Cơng, 2011).

2.2.2.1. Tình hình cơ giới hóa nơng nghiệp ở Việt Nam

-Về trang bị động lực, mức độ cơ giới hóa: Số lượng máy động lực sử dụng trong nông nghiệp tăng 1,6 lần trong 10 năm qua. Một số loại tăng rất nhanh như máy gặt lúa tăng 25,6 lần; máy phun thuốc bảo vệ thực vật tăng 6 lần, máy bơm nước tăng 1,2 lần. Mức độ cơ giới hóa nhiều khâu đạt khá cao (làm đất bằng máy đạt 90%, gieo trồng, cấy đạt 30%, chăm sóc đạt 60%...) Tuy nhiên so sánh với các nước trong khu vực thì tỉ lệ cơ giới hóa nơng nghiệp của Việt Nam thấp (vùng ĐBSCL có tỉ lệ cơ giới hóa cao nhất mới đạt 1,85 CV/ha, trong khi đó Thái Lan là 4 CV/ha, Hàn Quốc 4,2 CV/ha, Trung Quốc 6,06 CV/ha…) (Thu Hường, 2015).

thị phần máy móc nơng nghiệp thì các sản phẩm nhập khẩu từ một số nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan… chiếm con số áp đảo gần 70%, trong khi đó sản phẩm sản xuất tại Việt Nam chỉ chiếm ít khảo sát 92 cơ sở chế tạo máy tại 15 tỉnh, thành phố đại diện cho cả 7 vùng kinh tế cả nước cho thấy, DN nhỏ chiếm chủ yếu 53%, DN siêu nhỏ là 36%, vừa là 4,5%, cịn lại là các DN có số lao động trên 300 người, chiếm 6,5%. Bên cạnh đó, nhiều trang thiết bị chế tạo trong tình trạng đã cũ, chiếm 47%, trang thiết bị chế tạo đã lạc hậu chiếm 6%. Trang thiết bị hiện đại chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ 5% và trang thiết bị tiên tiến mà các cơ sở chế tạo đang có là 42% song các thiết bị chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan, hầu như từ các nước đang phát triển (Vinh Sơn và Chu Thiện, 2018).

2.2.2.2. Các chính sách của nhà nước về cơ giới hóa nơng nghiệp

-Chính sách CGH trong nơng nghiệp của chính phủ

Nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để khuyến khích việc ứng dụng máy móc vào sản xuất. Điều này được cụ thể hóa trong các văn bản của Chính Phủ và của Bộ ngành, cụ thể như: Tiếp tục thực hiện hỗ trợ cơ giới hóa nơng nghiệp, từ năm 2009-2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hàng loạt quyết định về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn như: Nghị định số 129/2003 ngày 03/11/2003 của Chính phủ, đã góp phần làm giảm chi phí và tăng thu nhập cho người nông dân.

Nghị định số 51/1999, ngày 15/02/1999 và Nghị định số 178/1999 ngày 20/02/1999 của Chính phủ về chính sách đầu tư khuyến khích đầu tư nơng nghiệp và nơng thơn.

Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Quyết định số 497/QĐ-TTg; 2213/QĐ-TTg; 63/2010/QĐ-TTg, 65/2011/QĐ- TTg. Đến ngày 14/11/2013, Thủ tướng cũng ban hành Quyết định 68/2013/QĐ-TTg thay thế Quyết định 63/2010/QĐ-TTg và 65/2011/QĐ-TTg, Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 31/12/2009; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Bộ Nông nghiệp & PTNT có Quyết định số 3642/QĐ-BNN-CB ngày

08/9/2015 về phê duyệt đề án đẩy mạnh cơ giới hóa nơng nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nơng nghiệp...cùng nhiều chính sách quan trọng khác.

Thông tư số 112/2003/TT-BTC ngày 19/11/2003 của Bộ Tài Chính hướng dẫn việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2003 đến năm 2010 theo. Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liêu xây dựng nhà ở khu vực nơng thơn.

- Các chính sách khác có liên quan:

+ Chính sách đất đai cụ thể Luật đất đai sửa đổi (có hiệu lực ngày 01/7/2013) đã thể chế hóa và nới rộng quyền của người sử dụng đất. Trên cơ sở Luật Đất đai, các cấp các ngành đã ban hành nhiều nghị quyết, văn bản cụ thể hóa, đáng chú ý là các văn bản về dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện cho việc tích tụ ruộng đất của nhân dân, tạo điều kiện cho thâm canh, tăng năng suất cây trồng. Một số tỉnh bước đầu áp dụng tích tụ ruộng đất như Thái Bình, Nam Đình hay Nghệ An với việc chủ trương thuê lại đất để doanh nghiệp tích tụ lại mở rộng, xây dựng quy mô rộng lớn các cánh đổng mẫu lớn để tạo điều kiện áp dụng cơ giới hóa nơng nghiệp.

Các chủ chương chính sách của tỉnh về đẩy mạnh CGHNN: Năm 2014 UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 87/2014/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 về ban hành một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nơng thơn trên địa bàn tỉnh, theo đó hỗ trợ mua máy cày, máy gặt, máy cấy với mức hộ trợ tối đa 20%, ngoài ra hỗ trợ lãi suất ngân hàng với 2 năm đầu lãi suất 0%, từ năm thứ 3 lãi suất giảm 50%.

2.2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra

Thứ nhất, tăng cường đầu tư vào phát triển nghiên cứu có chọn lọc; tích

cực chuyển giao cơng nghệ, đào tạo và dạy nghề cho nông dân nhằm phát huy tài nguyên con người và áp dụng khoa học, công nghệ có hiệu quả. Đây là động lực chính cho tăng trưởng nơng nghiệp tương lai, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng của nông sản; tăng khả năng cạnh tranh ở trong nước và ngoài nước.

Thứ hai, có chính sách bảo hộ hợp lý đối vối nông sản trên cơ sở tuân thủ

các quy định của WTO cùng các chính sách hỗ trợ khác. Chính sách hỗ trợ trong nơng nghiệp gồm 2 loại: hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu. Nông dân Việt Nam vẫn cần tiếp tục nhận được những hỗ trợ khác để giúp đỡ nông dân trong

phát triển sản xuất nơng sản nhằm xóa đói giảm nghèo. Nhà nước cần hỗ trợ mạnh cho các HTX, hội nông dân để giúp các tổ chức này hoạt động tốt trong vai trị cung ứng vật tư nơng nghiệp thiết yếu, đào tạo, dạy nghề, cung cấp thơng tin, hỗ trợ kinh phí, điều kiện sinh hoạt, buôn bán xuất khẩu nông sản, bảo vệ lợi ích của người nơng dân. Sự phát triển của các tổ chức HTX và hội nông dân giúp cho cộng đồng xã hội nông thôn phát triển hài hịa cả về kinh tế, xã hội, chính trị và mơi trường.

Thứ ba, hiện tích tụ ruộng đất bình qn ở Việt Nam ở mức thấp, hiện một

số tỉnh thự hiện, điều này dẫn đến sản xuất phân tán manh mún, năng suất không cao, khơng hiệu quả. Chính sách dồn điền đổi thửa cho phép xử lý vấn đề đất đai manh mún, song cần có những tác động hỗ trợ cần thiết của Chính phủ trong tiến trình này, và nên tiến hành từng bước tích tụ ruộng đất gắn vối phân công lại lao động trong nông thôn, nông nghiẹp trên cơ sỏ phát triển kinh tế hộ gia đình.

Thứ tư, kiên quyết thực hiện liên kết nông nghiệp, nông thôn với công

nghiệp và đô thị nhằm thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và nông thôn. Hoạch định rõ chiến lược phát triển công nghiệp gắn với nông nghiệp về thu hút lao động, chế biến nông phẩm, cung cấp vật tư, máy móc cho nơng nghiệp. Điều chỉnh kế hoạch mở rộng các đô thị lớn thành xây dựng nhiều thành phố vệ tinh nhỏ nằm ồ nông thôn. cải thiện hệ thống giao thông để cư dân nơng thơn và đơ thị có thể di chuyển cư trú thuận lợi.

Thứ năm, để tạo điều kiện cho người nơng dân có thể tự tăng được thu

nhập và có động lực ở lại nơng thơn, Chính phủ cần xây dựng hạ tầng cơ sở tốt, đào tạo dạy nghề tốt ở nông thôn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy ở nơng thơn vì xây dựng ở nơng thơn sẽ rẻ hơn đô thị. Nông thôn nếu tìm được những ngành nghề có ưu thế để phát triển (phát triển các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp sản xuất vật tư, thiết bị cho nông nghiệp và hàng tiêu dùng cho nông thơn...) sẽ hình thành nhiều đơ thị. Việc này vừa giúp tăng thu nhập cho cư dân nông thôn vừa giúp giảm áp lực dân nông thôn đổ dồn vào thành thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 32 - 38)