Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 57)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu

Đối với thông tin thứ cấp: chọn lọc từ các nguồn tài liệu có uy tín, chuẩn, sao chép các thông tin liên quan đến đề tài.

Đối với các thông tin sơ cấp: Sau khi thu thập đầy đủ các phiếu điều tra phỏng vấn tại địa bàn nghiên cứu. Sử dụng phần mềm Microsoft Office, chương trình bảng tính Excel để nhập số liệu và xử lý thơng tin.

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng trong tiến hành tổ chức điều tra, xây dựng biểu mẫu, hệ thống chỉ tiêu, hệ thống câu hỏi phỏng vấn, phân tổ, tổng hợp phân tích so sánh để thấy rõ những yếu tố có tác động tích cực và những yếu tố cản trở đến quá trình cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp.

Kết quả nghiên cứu thể hiện ở những chỉ tiêu, số tuyệt đối, số tương đối trong thống kê. Trên cơ sở số liệu điều tra, tổng hợp, phân tích để thấy được tác động của cơ giới hóa đến phát triển sản xuất nông nghiệp và hiệu quả kinh tế mang lại từ việc ứng dụng cơ giới hóa trong q trình sản xuất lúa gạo

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng trong đề tài dùng để phân tích, đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp ở huyện, so sánh hiệu quả khi áp dụng cơ giới hóa và khơng áp dụng cơ giới hóa. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hố có cùng một nội dung, tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu. Trên cơ sở đó đánh giá được mặt phát triển hay yếu kém, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu trong từng trường hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 57)