Tài nguyên rừng trên thế giới

Một phần của tài liệu ĐHUE giáo trình khoa học môi trường (NXB đại học huế 2007) nguyễn khoa lân, 153 trang (Trang 69 - 71)

Ch−ơng IV : Tài nguyên thiên nhiên

2. Tài nguyên rừng trên thế giới

Sự phân bố tài nguyên rừng trên thế giới, nhìn chung là không đồng đềụ Đã một thời, rừng chiếm diện tích 60 triệu km2 trên lục địạ Vào năm 1958, rừng bị thu hẹp

xuống 44,05 triệu km2, 1973 còn 37,37 triệu km2 và hiện này chỉ còn 29 triệu km2. Theo các tính toán mới đây, năng suất trung bình của rừng trên toàn thế giới đạt 5 tấn chất khô/ha/năm. Tuy nhiên, con số này rất khác nhau tùy theo loại rừng và nơi phân bố của chúng. Rừng phản ánh cấu trúc đất và khí hậu qua cấu trúc và thành phần của rừng. Có thể phân ra các loại rừng chủ yếu nh− sau :

− Rừng lá kim (Taiga) : ở vùng ôn đới, nơi có thời gian sinh tr−ởng ngắn, nên năng suất thấp hơn nhiều so với rừng ẩm nhiệt đớị Rừng này chiếm một diện tích rộng lớn ở Bắc Mỹ, châu Âu, Nga, Bắc Trung Quốc và các vùng núi cao nhiệt đớị Cây chủ yếu của rừng này là thông, linh sam... Rừng lá kim phát triển ở các dãy núi từ Bắc Mỹ xuống Mêhico với các loài thông đỏ, thông núi, những cây sequoia cổ thụ...

− Rừng lá rộng : Rừng lá rộng ôn đới phân bố thấp hơn, gần vùng nhiệt đới hơn và đã có một thời kỳ phủ kín vùng Đông Bắc Mỹ, khắp châu Âu, một phần Nam Mỹ và một phần Trung Quốc, Nhật, úc... Trong rừng có các cây sồi, dẻ, du, quất, tầng bì, thông trắng, thông đỏ... Tầng cây bụi và cây thảo cũng khá phát triển. Rừng rụng hết lá vào vụ Thu − Đông. ở Bắc Mỹ, Viễn Đông và châu Âu, diện tích rừng đang bị thu hẹp nhanh do hậu quả của quá trình phát triển công nghiệp hóa và đô thị hóa ở

đâỵ Khoảng 3.000 năm tr−ớc Công nguyên, do phát triển nền văn minh nông

nghiệp, rừng lá rộng bị triệt phá 32 − 33% để lấy đất canh tác trong khi rừng nhiệt đới lúc đó chỉ mất 15 − 20%.

− Vùng nhiệt đới phổ biến hai loại rừng : rừng m−a nhiệt đới th−ờng xanh và rừng gió mùa (rụng lá vào mùa khô). Rừng m−a nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao nhất, giàu có nhất, kéo dài thành một vành đai quanh xích đạo, nơi có l−ợng m−a và nhiệt độ cao, đồng đều quanh năm. Dãy rừng m−a nhiệt đới rộng lớn nhất và phát

triển liên tục thuộc khu vực sông Amazon (Nam Mỹ), l−u vực sông Công Gô (Tây

Phi) và vùng ấn Độ − Mã Laị Rừng vùng ấn Độ − Mã Lai giàu có nhất : chỉ trong một khu vực hẹp có thể đếm đ−ợc từ 2.500 − 10.000 loài thực vật. Đặc tr−ng của rừng ở khu vực này là nhiều tầng : 7 tầng với các cây gỗ quý nh− tếch, lát, lim, gụ, dầu, chò... Trong rừng cây có lá quanh năm, chằng chịt dây leo, tối, ẩm và nóng.

Sản phẩm chính của rừng là gỗ với nhiều công dụng : củi đốt, vật liệu xây dựng, cọc chống hầm lò, làm diêm, giấỵ.. Do đó, rừng càng bị khai thác rất mạnh. Năm 1985, giá trị sản phẩm gỗ, gỗ dán, bột gỗ... trên thế giới đạt 300 tỷ USD. Hiện nay, có 24 n−ớc có rừng nhiều với sản l−ợng khai thác gỗ chiếm 90% sản l−ợng gỗ của toàn thế giớị Trong thời gian từ năm 1985 − 1987, mức độ khai thác gỗ của các n−ớc hàng đầu nh− sau : Mỹ : 380 triệu km3, Liên Xô (cũ) : 288 triệu km3, Canada : 173 triệu km3, Trung Quốc : 95 triệu km3, Braxin 66 triệu km3, Thụy Điển : 88 triệu km3, Phần Lan : 38 triệu km3, Đức : 38 triệu km3, Malai và Nhật : 32 triệu km3.

Theo các đánh giá gần đây : Rừng Bắc Cực và ôn đới không bị suy giảm về diện tích nh−ng có nhiều biến đổi về thành phần loài và nơi phân bố do rừng bị thu hẹp và chia cắt nhỏ.

Phần lớn đất rừng rất thích hợp cho canh tác nông nghiệp. Do vậy, rừng bị thu hẹp chủ yếu để lấy đất cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi). Hiện nay, rừng nhiệt đới đang bị triệt hạ với tốc độ rất lớn, −ớc tính trung bình ≈ 16,3 triệu ha rừng/năm và cứ theo đà này, dự đoán khoảng 166 năm nữa trên trái đất sẽ không còn rừng.

Khu vực rừng bị triệt hạ nhanh nhất hàng năm ở Mỹ La Tinh, Trung Mỹ : giảm từ 115 triệu ha còn 71 triệu ha (giảm 38%) ; ở châu Phi diện tích rừng là 901 triệu ha giảm xuống còn 690 triệu ha (23%) trong khoảng thời gian từ năm 1950 − 1983.

Bảng 7 : Diện tích rừng bị mất

Vùng Diện tích rừng nguyên thủy (triệu ha)

Diện tích mất hàng năm (triệu ha) Đông á Tây á Đông Phi Tây Phi Nam Mỹ Trung Mỹ 326 30,8 86,8 98,8 0,52 tỷ 59,2 7 1,8 0,8 0,88 8,8 1,0

(Theo J. M. Barret & oth, 1986)

Trong hai thế kỷ ở Mỹ mất một diện tích rừng bằng châu á mất trong năm 2000. Bên cạnh việc đốt các nhiên liệu hóa thạch thì việc phá rừng với hậu quả kéo theo làm tăng l−ợng ôxít cacbon là một trong các khí nhà kính chủ yếu, là nguyên

nhân gây ra sự nóng lên toàn cầụ Nạn ô nhiễm môi tr−ờng đã tạo nên những trận

m−a axit gây hủy diệt nhiều khu rừng, nhất là các quốc gia ở châu Âụ Hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên, n−ớc biển sẽ dâng cao là nguy cơ ảnh h−ởng đến sự phân bố rừng trên trái đất. Trong đó có nạn mất rừng và suy thoái đất, hủy hoại nơi sinh sống, dẫn đến sự tuyệt diệt của các loài thực vật, động vật, côn trùng...

Một phần của tài liệu ĐHUE giáo trình khoa học môi trường (NXB đại học huế 2007) nguyễn khoa lân, 153 trang (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)