Ch−ơng VI : Bảo vệ môi tr−ờng
2. Các nguyên tắc của một xã hội bền vững
Xây dựng một xã hội bền vững là thực hiện một kiểu phát triển nhằm nâng cao chất l−ợng cuộc sống của con ng−ời, đồng thời bảo toàn đ−ợc tính đa dạng và sự sống của con ng−ờị Hiện nay, điều đó d−ờng nh− là một ảo t−ởng, nh−ng thật sự chúng ta có thể đạt đ−ợc và ngày càng có nhiều ng−ời nhận ra rằng đó là cách lựa chọn khôn ngoan nhất.
Để xây dựng một xã hội bền vững cần thiết phải tuân theo một số nguyên tắc. Các nguyên tắc này có sự liên quan chặt chẽ và hỗ trợ cho nhaụ Trong số các nguyên tắc d−ới đây, nguyên tắc thứ nhất là quan trọng nhất, làm cơ sở đạo lý cho các nguyên tắc khác. Bốn nguyên tắc tiếp theo định rõ những tiêu chuẩn cần đạt đ−ợc và bốn nguyên tắc cuối cùng là ph−ơng h−ớng cần đi theo để đạt đ−ợc một xã hội bền vững đối với từng cá nhân, từng địa ph−ơng, quốc gia và quốc tế.
Những nguyên tắc đó là :
a) Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng
Nguyên tắc này nói lên trách nhiệm phải quan tâm đến ng−ời khác và các hình thức khác của sự sống trong hiện tại và t−ơng laị Đó là một nguyên tắc đạo đức. Điều đó có nghĩa rằng sự phát triển ở n−ớc này không làm thiệt hại đến quyền lợi của những n−ớc khác và của các thế hệ mai saụ Chúng ta phải chia sẻ với cộng bằng những phúc lợi và chi phí trong việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi tr−ờng giữa các cộng đồng với các nhóm có liên quan, giữa những ng−ời nghèo với ng−ời giàu và giữa thế hệ chúng ta với các thế hệ mai saụ
b) Cải thiện chất l−ợng cuộc sống của con ng−ời
Mục đích thật sự của việc phát triển là cải thiện chất l−ợng cuộc sống của con ng−ờị Đó là một cách để con ng−ời nhận biết đ−ợc khả năng của mình, xác lập niềm tin và sống một cuộc đời vinh quang, thành đạt. Phát triển kinh tế là một yếu tố
quan trọng của việc phát triển, nh−ng nó không phải là mục đích tự thân, cũng không thể là vô hạn định. Mỗi dân tộc đều có những mục tiêu khác nhau trong sự phát triển, nh−ng tựu chung lại có một số mục tiêu thống nhất. Đó là mục tiêu xây dựng cuộc sống lành mạnh, có một nền giáo dục tốt, có đủ tài nguyên cho một cuộc sống vừa phải, có quyền bình đẳng, đ−ợc đảm bảo an toàn và không có bạo lực. Sự phát triển chỉ là chân chính nếu nó làm cho cuộc sống con ng−ời đ−ợc tốt hơn lên về các mặt nói trên.
c) Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất
Sự phát triển trên cơ sở bảo vệ môi tr−ờng đòi hỏi phải có những hành động để bảo vệ đ−ợc cấu trúc, chức năng và tính đa dạng của những hệ thống thiên nhiên của trái đất mà loài ng−ời chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào đó.
d) Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm nguồn tài nguyên không tái tạo
Quặng mỏ, dầu, hơi đốt, than là các tài nguyên không tái tạọ Do đó chúng không thể sử dụng một cách bền vững đ−ợc. Tuy nhiên, “tuổi thọ” của chúng có thể kéo dài đ−ợc bằng cách quay vòng hoặc dùng với số l−ợng ít đi hay thay thế bằng tài nguyên tái tạo đ−ợc nếu có thể. Việc ứng dụng rộng rãi ph−ơng pháp này là cần thiết để trái đất có thể chấp nhận đ−ợc thêm hàng tỷ ng−ời nữa trong t−ơng lai và mỗi ng−ời có thể có một cuộc sống t−ơm tất.
e) Giữ vững trong khả năng chịu đựng của trái đất
Xác định đ−ợc vấn đề này rất khó, nh−ng có những giới hạn rõ ràng của “khả năng chịu đựng” của các hệ sinh thái trên trái đất, của những tác động mà hệ sinh thái đó và toàn bộ sinh quyển có thể chịu đựng đ−ợc và không gây ra các suy thoái nguy hiểm. Những giới hạn này thay đổi tuỳ từng vùng, và những tác động đó tùy thuộc vào dân số nhiều hay ít ; số l−ợng l−ơng thực, n−ớc, năng l−ợng, nguyên liệu mà họ sử dụng hoặc làm lãng phí đị Chính sách điều chỉnh số l−ợng ng−ời và cách sống cho phù hợp với khả năng chịu đựng của thiên nhiên phải đi đôi với những kỹ thuật nâng cao khả năng đó và có sự quản lý rất chặt chẽ.
g) Thay đổi thái độ và thói quen của mỗi ng−ời
Để thực hiện một đạo đức mới trong cuộc sống bền vững, con ng−ời phải xem xét lại các giá trị và thay đổi cách ứng xử. Xã hội cần phải đề ra các tiêu chuẩn đạo đức mới và phê phán cách sống không phù hợp với cuộc sống bền vững. Cần phải phổ biến rộng rãi các điều này bằng hệ thống giáo dục chính thức và không chính thức, sao cho mọi ng−ời đều hiểu rõ các chính sách và hành động cần thiết để có một xã hội tốt đẹp trên toàn thế giớị
h) Cho phép các cộng đồng tự quản lý lấy môi tr−ờng của mình
Phần lớn những hoạt động có hiệu quả của cá nhân và các nhóm ng−ời đều xảy
cũng nh− mối quan tâm của họ đối với xã hộị Do đó nắm vững tình hình thực tế và có quyền lực, các cộng đồng có thể quyết định đ−ợc những gì ảnh h−ởng đến họ và đóng vai trò không thể thiếu trong việc kiến tạo một xã hội an toàn và bền vững.
i) Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ môi tr−ờng
Mọi xã hội nếu muốn tiến bộ đều cần có một cơ sở thông tin và kiến thức, một cơ cấu luật pháp và giáo dục, một nền kinh tế ổn định và một chính sách xã hội phù hợp. Một ch−ơng trình quốc gia nhằm đạt tới tính bền vững cần phải tính đến tất cả mọi quyền lợi dự kiến và ngăn chặn mọi trở lực khi ch−a xảy ra, th−ờng xuyên thích ứng, luôn luôn điều chỉnh để phù hợp với kinh nghiệm và với nhu cầu mớị
k) Kiến tạo một cơ cấu liên minh toàn cầu
Trong thế giới ngày nay, không có một quốc gia nào có thể tự cung cấp cho mình đ−ợc mọi thứ cần thiết. Nếu muốn đạt đ−ợc sự bền vững toàn cầu, chúng ta phải có một liên minh chặt chẽ giữa tất cả các n−ớc. Mức độ phát triển trên thế giới rất không đồng đều nên những quốc gia có thu nhập thấp phải đ−ợc hỗ trợ để phát triển
bền vững và bảo vệ môi tr−ờng của mình. Các nguồn tài nguyên chung của hành
tinh, đặc biệt là khí quyển, đại d−ơng và các hệ sinh thái chính chỉ có thể quản lý đ−ợc trên cơ sở một mục đích và giải pháp chung. Mỗi cá nhân và toàn nhân loại đều phải thực hiện đạo đức về bảo vệ môi tr−ờng chung. Tất cả các quốc gia đều đ−ợc lợi trong sự bền vững chung và cũng bị đe dọa nếu không đạt đ−ợc điều đó.
Mô hình sau cho thấy phát triển bền vững là trung tâm, là sự hòa nhập của các giá trị kinh tế − xã hội − môi tr−ờng trong tiến trình phát triển của nhân loạị Mỗi mục tiêu phát triển có vị trí riêng của mình song nó đ−ợc gắn liền với các mục tiêu khác. Sự hòa nhập hữu cơ này tạo nên sự phát triển tối −u cho cả nhu cầu hiện tại và t−ơng lai vì con ng−ờị
Hình 16 : Mối quan hệ giữa các mục tiêu kinh tế − văn hóa − xã hội − môi tr−ờng
iiị các ch−ơng trình hành động về bảo vệ môi tr−ờng
Chung cho toàn cầu
Từ các phân tích trên, các n−ớc, các tổ chức quốc tế và quốc gia đã đ−a ra các ch−ơng trình hành động mang tính chất chung toàn cầụ Các ch−ơng trình này đ−ợc Hội nghị các nguyên thủ quốc gia họp ở Rio de Janeiro năm 1992 đ−a ra và ký thành văn bản có tên gọi là Ch−ơng trình Nghị sự (Agenda) 21. Sau đây là ch−ơng trình hành động liên quan tới các thành phần và các biện pháp hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi tr−ờng :