IV. Ô nhiễm nhiệ t− phóng xạ và tiếng ồn
4. Nguồn và các loại hình của các khí nhà kính quan trọng nhất
− Carbon dioxit (CO2) : đ−ợc tạo ra do đốt các nhiên liệu hóa thạch (dầu, than, khí đốt thiên nhiên), bốc cháy của các khí tự nhiên, thay đổi cách sử dụng đất (phá rừng, đốt, khai hoang) và sản xuất xi măng. Khoảng một nửa khả năng làm nóng do hoạt động của con ng−ờị
− Mêtan (CH4) : nguồn của khí này bao gồm san lấp các vùng đất ngập n−ớc, đầm lầy, từ gia súc, khai thác mỏ than, rò rỉ các ống dẫn khí đốt thiên nhiên, đốt sinh khốị Một phân tử CH4 giữ nhiệt gấp 20 − 30 lần một phân tử CO2. Trong vòng 50 năm nữa CH4 sẽ trở thành khí nhà kính quan trọng nhất.
− Chlorofluoro carbons (CFCs) : là những sản phẩm công nghiệp đ−ợc chế ra từ 60 năm về tr−ớc. Chúng đ−ợc dùng trong tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ ô tô, các dung môi, chất cách ly, các chất phun hạt mịn. Đây là khí nhà kính quan trọng nhất. Khi ở trong khí quyển, một phân tử CFCs có khả năng giữ nhiệt gấp 20.000 lần so với một phân tử CO2. ở tầng bình l−u, CFCs hủy hoại tầng ôzôn. Sự làm mỏng tầng ôzôn có thể tạo ra hiệu ứng lạnh ở tầng thấp của khí quyển, tăng l−ợng tia tử ngoại lọt
− Dioxit nitơ (NO2) : đ−ợc tạo ra do đốt than, củi và hoạt động của các vi khuẩn đất. Là loại khí bền vững, có thể đạt tới tầng bình l−u và hủy hoại tầng ôzôn.
− Ôzôn (O3) : là một dạng không bền vững của ôxy, đ−ợc tạo ra do quá trình quang hóa trong khí quyển khi ôxit nitơ phản ứng với các hợp chất hữu cơ. ở tầng thấp khí quyển, ôzôn là một khí nhà kính, còn ở tầng cao khí quyển, ôzôn lại hấp thụ phần lớn tia tử ngoại của ánh sáng mặt trờị