1. Vai trò của con ng−ời trong hệ sinh thái
Những hoạt động kinh tế, nông nghiệp và công nghiệp... của con ng−ời chỉ có thể đạt đ−ợc hiệu quả bền vững trên cơ sở biết vận dụng phù hợp với các quy luật sinh tháị Mặt khác, các hoạt động sinh thái gìn giữ, bảo vệ môi tr−ờng, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ nguồn gen... chỉ có ý nghĩa góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh tế.
Trong hoạt động sản xuất và đời sống, con ng−ời tác động vào thiên nhiên bằng nhiều hình thức và ph−ơng tiện khác nhau, có thể phân thành ba nhóm :
− Nhóm I : Con ng−ời tác động vào thiên nhiên chủ yếu bằng sức mạnh cơ bắp, đây là thời kỳ làm nông nghiệp thô sơ của thời kỳ cộng sản nguyên thủy và chiếm hữu nô lệ.
− Nhóm II : Con ng−ời tác động vào thiên nhiên chủ yếu bằng công cụ lao động, ví dụ thời kỳ cơ giới hóa, điện khí hóạ
− Nhóm III : Con ng−ời tác động vào thiên nhiên bằng trí tuệ và tôn trọng các quy luật tự nhiên.
Con ng−ời chỉ là một thành phần của hệ sinh thái, dù con ng−ời có trí tuệ thì cũng khó đạt đ−ợc thành công to lớn khi áp đặt ý muốn chủ quan của mình đối với thiên nhiên.
Vì vậy, con ng−ời phải hiểu đ−ợc các quy luật chi phối các hệ sinh thái, biết vận dụng mặt tích cực và hạn chế hoặc tránh những mặt tiêu cực của quy luật sinh tháị
Con ng−ời đã tác động vào hệ sinh thái tự nhiên rất nhiều : khai thác sản phẩm của sinh vật trong n−ớc nh− đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, hải sản ; trên đất nh−
chăn nuôi, trồng trọt, khai thác, chặt phá rừng.
Con ng−ời tạo ra hệ sinh thái nhân tạo nh− kết hợp trồng trọt, trồng rừng, chăn nuôi (nh− mô hình VAC).
Con ng−ời tích cực tham gia bảo vệ môi tr−ờng, chống lại quá trình ô nhiễm môi sinh và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi tr−ờng.
2. Tác động của con ng−ời đến môi tr−ờng
Con ng−ời đã xuất hiện trên trái đất khoảng 3 đến 4 triệu năm, trải qua nhiều thời đại đã tác động và làm biến đổi sâu sắc đến tự nhiên. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật phục vụ cho các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và cuộc sống
của mình, con ng−ời đã biết ứng dụng hoặc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên để phục vụ cho đời sống. Con ng−ời đã biết cải tạo tự nhiên nh− mở rộng đất đai, làm thủy lợị.. làm tăng khả năng khai thác và sử dụng các nguồn của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng tăng của xã hộị
Tuy nhiên, hoạt động của con ng−ời cũng đã để lại những ảnh h−ởng tiêu cực đến các hệ sinh thái trong tự nhiên. Ví dụ : sự gia tăng dân số nhanh chóng trên thế giới trong những thập kỷ vừa qua ; sự đe dọa về ô nhiễm môi tr−ờng sống nghiêm trọng và những hoạt động tác hại đến tự nhiên, tác hại đến môi tr−ờng nh− khai thác và phá rừng, làm suy giảm đa dạng sinh học... xảy ra ở nhiều nơi trên thế giớị
Điều hiển nhiên mà ai cũng thấy rõ là không có một loài sinh vật nào có thể tồn tại đ−ợc mà lại coi th−ờng sự tái tạo nguồn sống. Bất cứ một quần thể sinh vật nào cũng chỉ có thể tồn tại khi đảm bảo đ−ợc sự điều chỉnh và cân bằng sinh thái thông qua mối quan hệ trong quần xã và với sinh cảnh.
Nhu cầu của con ng−ời ngày càng tăng lên nhanh chóng nhất là trong xã hội văn minh, sự phát triển công nghiệp đã và đang dẫn đến sự khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên và đe doạ sự suy thoái của môi tr−ờng. Vì vậy, mọi ng−ời đều có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi tr−ờng sống, bảo vệ chính cuộc sống của chúng tạ
Câu hỏi h−ớng dẫn học tập Ch−ơng II
1. Khái niệm về sinh thái học và khoa học môi tr−ờng. Mối quan hệ của chúng trong việc nghiên cứu môi tr−ờng sống hiện naỵ
2. Phân biệt các yếu tố môi tr−ờng và nhân tố sinh tháị Sự phân chia các loại nhân tố sinh tháị
3. Trình bày và phân tích các quy luật cơ bản của sinh tháị
4. Phân tích vai trò của ánh sáng đối với đời sống sinh vật. Trình bày những đặc điểm thích nghi t−ơng ứng ở động vật và thực vật.
5. ảnh h−ởng của nhiệt độ đến các đặc điểm sinh lý, sinh thái của sinh vật và khả năng thích nghi của chúng.
6. Trình bày những đặc điểm thích nghi của các nhóm động thực vật liên quan đến các chế độ n−ớc trong môi tr−ờng.
7. Trình bày các đặc điểm sinh thái của môi tr−ờng đất và ảnh h−ởng của các yếu tố trong đất đến đời sống của sinh vật.
8. Vai trò của không khí đối với đời sống của động, thực vật và sự thích nghi t−ơng ứng của chúng.
9. Thích nghi sinh học là gì ? Vai trò của thích nghi trong sự tồn tại và tiến hóa của sinh vật.
10. Đa dạng sinh học và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học hiện naỵ
11. Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và đời sống con ng−ờị
12. Trình bày khái niệm quần thể và các đặc tr−ng của quần thể.
13. Phân tích các đặc tr−ng cơ bản của quần xã.
14. Khái niệm hệ sinh thái, thành phần cấu trúc của hệ sinh tháị
15. Phân tích sự chuyển hóa vật chất và dòng năng l−ợng của hệ sinh tháị
16. Khả năng tự điều chỉnh và sự cân bằng của hệ sinh tháị