Vai trò của n−ớc đối với thiên nhiên và con ng−ời

Một phần của tài liệu ĐHUE giáo trình khoa học môi trường (NXB đại học huế 2007) nguyễn khoa lân, 153 trang (Trang 91 - 92)

V. Tài nguyên đất

2. Vai trò của n−ớc đối với thiên nhiên và con ng−ời

Nguồn n−ớc tự nhiên dồi dào luôn bảo đảm cho trái đất đ−ợc cân bằng về khí hậụ N−ớc là dung môi lý t−ởng để hòa tan, phân bổ các hợp chất hữu cơ và tạo điều kiện phát triển cho sinh vật thủy sinh, các loài thủy sản, các loài động vật và thực vật trên cạn. N−ớc cũng là môi tr−ờng thuận lợi cho giao thông thủy, thể thao, du lịch giải trí.

Nguồn n−ớc ngọt là một trong những yếu tố cơ bản nhất trong quá trình phát

triển cơ thể con ng−ời, động − thực vật và thủy sinh n−ớc ngọt. Có thể nói n−ớc là cái nôi của sự sống, không có n−ớc thì không có sự sống. N−ớc ngọt là yếu tố không thể thiếu trong phát triển kinh tế − xã hội của một quốc giạ Theo đà phát triển của nhân loại, nhu cầu n−ớc ngọt cho sinh hoạt, sản xuất công − nông nghiệp ngày càng tăng.

Trong sinh hoạt, do nhu cầu hằng ngày của ng−ời dân ngày càng cao (châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản : l−ợng n−ớc cấp trung bình 200lít/ng−ời/ngày ; ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội đến năm 1995 đạt 80 − 100 lít/ng−ời/ngày, cao hơn 20% so với năm 1980). Tốc độ tăng dân số (1,7 − 1,8%/năm) cũng làm l−ợng n−ớc sinh hoạt tăng nhanh.

Trong nông nghiệp, để bảo đảm sản xuất lúa 2 vụ, mỗi ha cần 14.000 − 18.000m3 n−ớc ngọt/năm. Nh− vậy, việc mở rộng diện tích và thâm canh lúa chắc chắn sẽ dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng về sử dụng n−ớc ngọt.

Trong công nghiệp, nhu cầu n−ớc tăng nhanh theo tốc độ tăng tr−ởng sản xuất. Ví dụ :

− Luyện 1 tấn thép cần 12m3 n−ớc.

− Lọc 1 tấn dầu cần 0.8m3 n−ớc.

− Sản xuất 1 tấn đ−ờng cần 20m3 n−ớc.

− Sản xuất 1 tấn giấy cần 250m3 n−ớc.

− Sản xuất 1 tấn phân đạm cần 600m3 n−ớc.

Nh− vậy, trong đời sống con ng−ời phải sử dụng thêm nguồn n−ớc ngầm.

Điều cần nhấn mạnh là toàn bộ n−ớc cấp cho sinh hoạt, nông nghiệp, công

nghiệp, dịch vụ sau khi sử dụng đều trở thành n−ớc thảị N−ớc thải đã bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau lại đ−ợc đ−a vào môi tr−ờng. Hiện t−ợng thiếu n−ớc để dùng đã xảy ra ở nhiều vùng rộng lớn (Trung Đông, châu Phi). Do chặt phá rừng mà nguồn n−ớc ngọt lục địa bị suy giảm nhanh chóng, nhiều dòng sông vào mùa m−a vẫn không có n−ớc. Nh− vậy, khối l−ợng n−ớc ngọt có thể sử dụng hiện nay chủ yếu lấy từ sông, hồ, một phần từ n−ớc ngầm đang bị cạn kiệt dần về khối l−ợng và suy giảm về chất l−ợng. Có thể nói nhân loại đang đứng tr−ớc ng−ỡng cửa của sự khủng hoảng n−ớc. Năm 1980, Liên Hợp Quốc đã khởi x−ớng “Thập kỷ quốc tế về cung cấp n−ớc uống và vệ sinh 1980 − 1990” với mục đích đến năm 1990 đảm bảo mọi ng−ời đ−ợc cung cấp đủ n−ớc sạch và đ−ợc sử dụng các ph−ơng tiện vệ sinh thích hợp. Tuy nhiên, đánh giá sau 10 năm ch−ơng trình này mới đạt đ−ợc một nửa yêu cầụ

Điều đó cũng đặt ra một nhu cầu thiết thực : việc phát triển cuộc sống lâu bền của nhân loại gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên n−ớc.

Một phần của tài liệu ĐHUE giáo trình khoa học môi trường (NXB đại học huế 2007) nguyễn khoa lân, 153 trang (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)