Hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 30 - 31)

Chương 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của nghiên cứu

1.1. Khái niệm công cụ

1.1.2. Hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu

Hiệu quả CSSKBĐ được hiểu theo nhiều cách khác nhau bởi khái niệm này cịn phụ thuộc vào phạm vi và mục đích của các nghiên cứu khoa học. Nhìn nhận ở góc độ khái quát, hiệu quả CSSKBĐ có thể được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa kết quả đạt được (đầu ra) và nguồn lực sử dụng(đầu vào). Khi cung cấp các

dịch vụ bao gồm hiệu quả chuyên môn và hiệu quả phân phối, hiệu quả chuyên môn được xem là sự hạn chế đến mức thấp nhất chi phí của việc cung cấp các can thiệp hướng tới hiệu quả phân phối chính là chất lượng tối đa của đầu ra dựa trên đầu vào sẵn có.

Hiệu quả CSSKBĐ cũng có thể được hiểu là “lợi nhuận” hay thành cơng có được sau khi thực hiện quá trình can thiệp. Theo quan điểm này, Donabedian

(1980) đã đưa ra ba yếu tố tương tác quan trọng tạo nên hiệu quả là cấu trúc, tiến trình và kết quả. Cấu trúc là hướng tới đặc điểm mang tính tổ chức của người cung cấp trong việc phân phối dịch vụ CSSK, tiến trình hướng tới các hoạt động được thực hiện trong mối quan hệ giữa nhà thực hành và khách hàng theo các tiêu chuẩn chuyên môn và đạo đức, kết quả hướng đến tác động của những hoạt động đối với trạng thái sức khỏe hiện tại và tương lai của bệnh nhân [36, tr.4]. Hiệu quả được thể hiện qua “lợi nhuận” trong CSSKBĐ không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà đích đến cuối cùng chính là việc thỏa mãn nhu cầu CSSK của con người.

Đối với những nghiên cứu mang tính xã hội, hiệu quả CSSKBĐ cũng bao hàm các quan điểm trên nhưng tập trung vào kết quả đích thực đối với cộng đồng, nghĩa là “các chương trình CSSKBĐ tại cộng đồng đạt được bốn khía cạnh gồm (1) dựa trên phương pháp và kỹ thuật thực hành, (2) có sự tham gia đầy đủ của cá nhân và gia đình, (3) đạt cấp độ tiếp xúc dịch vụ đầu tiên và (4) mang đến tác dụng tích

cực tới đời sống của người dân”. Thứ nhất, các CSSKBĐ có tính thực hành để áp dụng vào điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo tiêu chuẩn dịch vụ. Thứ hai, sự tham gia của cộng đồng, phối hợp liên ngành tạo ra khả năng tự chủ và thể hiện người dân có thể chấp nhận các chi phíThứ ba, thực sự cần thiết và thích hợp với từng nhóm đối tượng tại cộng đồng, hướng tới tiêu chí sẵn có, dễ dàng tiếp cận và sử dụng đầy đủ, mang tính cơng bằng, tăng cường dụ phịng và phục hồi sức khỏe. Thứ tư, tác dụng tích cực tới tình trạng sức khỏe toàn diện của đối tượng can thiệp gồm thể chất, tinh thần và xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)