Đánh giá cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 68 - 73)

Chương 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của nghiên cứu

2.3 Tình hình thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ

2.3.2. Đánh giá cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu

2.3.2.1. Tác dụng của các chương trình CSSKBĐ

Các chương trình CSSKBĐ tại xã Thanh Hà đã và đang được thực hiện hướng đến việc bao phủ tồn bộ những mục tiêu chính của cơng tác này, do đó phụ nữ trong xã đã thấy được một số tác dụng tích cực khi họ sử dụng dịch vụ và tham gia các hoạt động tại cộng đồng. Những tác dụng đến từ công tác này đã mang lại lợi ích khơng chỉ về mặt thể chất mà còn bao hàm yếu tố kinh tế và xã hội.

Theo như ý kiến của phụ nữ tham gia điều tra bảng hỏi, những lợi ích chính họ nhận được từ việc sử dụng các dịch vụ CSSK là giúp an tâm hơn về sức khỏe bản thân (60%) và tiết kiệm được tài chính cho gia đình (68%). Ngồi ra, những tác dụng khác được một số ít hơn phụ nữ nhận thấy khi sử dụng các dịch vụ đang được cung cấp tại trạm y tế xã bao gồm nâng cao sức khỏe, tích lũy được kinh nghiệm CSSK cho cá nhân và gia đình tuy nhiên phụ nữ vẫn chưa thấy được hiệu quả cao từ việc khám chữa bênh thông thường. Như vậy, tác dụng do các dịch vụ CSSK mang đến cho phụ nữ có ảnh hưởng tích cực đến đời sống của họ: “Thời gian chị mang

thai có sử dụng dịch vụ khám và tiêm ở trạm, thấy các kết quả kiểm tra cũng chính xác. Khi có kết quả khám xong cũng được các cơ ở đó tư vấn chế độ để nâng cao sức khỏe cho bản thân vào suốt thời kỳ đó đến lúc ni con, những hướng dẫn đó cũng cho mình có kinh nghiệm chăm sóc bản thân hơn khi có em bé thứ hai” (Phụ

nữ thơn An Hịa, 26 tuổi). Sử dụng các dịch vụ mang đến lợi ích kinh tế cho phụ nữ và gia đình: “Khi phụ nữ sử dụng các dịch vụ để CSSK ngay từ ban đầu tại tuyến cơ

sở, họ sẽ giảm được chi phí đi nhiều. Tiết kiệm ở đây là chi phí cho dịch vụ khám thông thường ở trạm thấp hơn tuyến trên, người ta cũng không mất thêm tiền đi lại

xa. Mà phát hiện bệnh càng sớm bao nhiêu tại tuyến cơ sở là họ giảm bớt tốn kém cho điều trị” (CBYT thôn, nữ, 34 tuổi).

Hiện nay, phụ nữ ở xã chưa quan tâm và tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng trong các chương trình về CSSKBĐ, vì vậy họ chưa nhận thấy được nhiều tác động tích cực từ các hoạt động. Thứ nhất, hầu hết phụ nữ cũng đã thấy nhận thức về CSSK bản thân và gia đình được cải thiện: “Chị có nghe được các thơng tin qua truyền thanh xã về cách để phịng tránh bệnh vào từng mùa, thực hiện vệ sinh để tránh các bệnh và khi nào có dịch bệnh được tư vấn thêm của CBYT thôn. Các vấn đề sức khỏe phụ nữ hay gặp như thiếu chất và thực hiện kế hoạch hóa gia đình được phổ biến. Để ý vài lần chị làm theo hướng dẫn đó để phịng tránh bệnh tật cho mình và nhắc nhở, chăm lo cho mọi người trong nhà. Bản thân mình hiểu biết hơn được bao nhiêu thì dễ đối phó được với bênh tật vì bây giờ do mơi trường sống khơng an tồn nên có nhiều bệnh dễ phát sinh lắm” (Phụ nữ thôn

Thạch Tổ, 32 tuổi). Với những hiểu biết qua hoạt động cộng đồng, những phụ nữ trong phạm vi nghiên cứu đã giảm bớt lo ngại về việc nảy sinh các nguy cơ bệnh tật do thiếu kiến thức từ đó họ cảm thấy an tâm để tập trung vào lao động và chăm sóc gia đình. Ngồi ra, có thêm một lợi ích được chỉ ra bởi những người đã tham gia nhiều các hoạt động về CSSK là có động lực tham gia hoạt động xã hội: “Chị tham

gia sinh hoạt câu lạc bộ giúp mình quen biết nhiều chị em khác nên thỉnh thoảng họ kéo mình đi các hoạt động khác. Có những chương trình mình khơng biết thơng tin nếu như không được các chị em chia sẻ, tự chị thấy mình đã mạnh dạn sinh hoạt và giao lưu với mọi người hơn trước” (Phụ nữ thơn Hịa Ngãi, 30 tuổi).

2.3.2.2. Những thuận lợi và khó khăn của cá nhân phụ nữ trong CSSKBĐ

Điều kiện sống của mỗi người luôn tồn tại hai mặt thuận lợi và khó khăn, những yếu tố về mặt cá nhân bước đầu quyết định tới nhu cầu CSSKBĐ của họ. Trong khi mặt thuận lợi được xem như là nội lực để giúp phụ nữ tiếp cận các chương trình CSSK thì những khó khăn lại hạn chế họ thỏa mãn mong muốn cải thiện sức khỏe của họ, như vậy các cá nhân càng có được nhiều điều kiện thuận lợi

chắc chắn họ sẽ chủ động hơn trong việc tìm đến những dịch vụ và hoạt động CSSK tại cộng đồng.

Dựa vào kết quả nghiên cứu tại xã Thanh Hà, những yếu tố thuận lợi của từng cá nhân là khá đa dạng, trải ra nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống của họ. Tuy nhiên, những số liệu đã chứng tỏ rằng điều kiện sống của phụ nữ trong xã hiện này khơng có nhiều yếu tố thuận lợi nổi bật lên. Đối với nhóm phụ nữ trong phạm vi nghiên cứu, 63% số người được hỏi đã đánh giá những “mối quan hệ hữu ích trong cộng đồng” chính là điều kiện thuận lợi khi họ tham gia các chương trình CSSKBĐ. Những mối quan hệ hữu ích chủ yếu nằm ở phạm vi trung mô: “Các chị

em trong làng trong xóm cũng giúp đỡ nhau nhiều lắm, có chương trình hoặc dịch vụ trên trạm mà họ thấy hay, thấy tốt là nói với chị và cả mọi người nữa. Chị tham gia mấy hoạt động của ban dân số nên cũng biết được cộng tác viên và vài CBYT, khi nào mình cần biết rõ thơng tin khám bệnh hay thắc mắc gì về sức khỏe là biết tìm ai để hỏi, như vậy cịn tiết kiệm được thời gian của mình nữa. Thật ra, ở nơng thơn thì có nhiều mối quan hệ phức tạp về họ hàng hoặc một số ít do điều kiện cơng việc mà quen biết, tất cả đều giúp họ dễ dàng và thoải mái hơn khi có vấn đề cần đến trạm” (Phụ nữ thơn Hịa Ngãi, 30 tuổi). Một yếu tố khác được coi là khá thuận

lợi với phụ nữ ở khu vực này chính là “ý thức của bản thân về CSSK”, nghĩa là nhiều phụ nữ thấy rằng bản thân mình cần chủ động cải thiện sức khỏe của họ trước hết là dựa vào các chương trình chăm sóc cơ bản tại cộng đồng: “Khi nào chị có

thời gian rảnh là chị tìm hiểu về bệnh mà ở độ tuổi của chị hay mắc phải, thường là chị đọc báo hay xem ti vi cũng có mấy kênh sức khỏe. Thỉnh thoảng nghe xã họ thông tin ở trên loa về các dịch bệnh, cách CSSK hay chương trình về y tế mà mình thấy cần quan tâm là chị tìm thêm. Bây giờ điều kiện người dân tốt hơn thì họ để ý đến sức khỏe của mình nhiều rồi, mà nhiều nhà đã có tivi hay máy tính nên biết thêm nhiều bệnh thì sẽ tự thấy phải lo lắng cho sức khỏe” (Phụ nữ thôn Mậu Chử,

37 tuổi).

Ngược lại, khi nghiên cứu về các khó khăn đến từ bản thân phụ nữ tại xã cho kết quả khá rõ ràng, hai khó khăn chính đang tồn tại khi phụ nữ tham gia vào các

chương trình CSSKBĐ là “thiếu thơng tin về các chương trình” và “hạn hẹp về thời gian”. Sự thiếu hụt thông tin khiến cho phụ nữ khơng biết được mục đích và nội dung thực hiện chương trình hay cách thức để họ tham gia, chính điều này làm cho các chương trình thể hiện sự cần thiết với đối tượng hưởng lợi: “Nói là chị em phụ

nữ gần gũi nhau là sẽ chia sẻ nhiều nhưng thực sự thì những gì mọi người biết khơng đầy đủ và chính xác được. Chị thấy các chương trình của mình mới giúp được mọi người một phần thôi, những đợt tuyên truyền trực tiếp cịn ít và không thương xuyên mà chủ yếu qua loa truyền thơng như vậy thì chị em bận nhiều việc sao để ý hết được. Đến trạm xá hỏi người ta cũng tư vấn nhiệt tình nhưng có phải ai cũng có thời gian và tâm lý người ta cảm thấy ngại khi hỏi nhiều quá. Ngay cả như chị cái gì mình phải biết chi tiết thì mình mới quan tâm và tham gia, khơng được thế thì sẽ suy nghĩ là chắc nó khơng cần thiết lắm” (Phụ nữ thôn Quang Trung, 33

tuổi). Bên cạnh đó, sự hạn hẹp về thời gian là khó khăn của phụ nữ khi có nhu cầu tham gia các chương trình; chiếm 83,7% sự lựa chọn của phụ nữ tham gia phỏng vấn. Ngồi hai thơn có nhiều phụ nữ sinh sống bằng nghề thêu ren thì đa số phụ nữ ở độ tuổi 25 đến 40 ở xã thường đi làm ở nhà máy, khu công nghiệp và khu vực công chức nhà nước nên để có thời gian cho các chương trình CSSK là khơng nhiều: “Cơng việc của chị thì khá bận, thời gian lại khơng cố định có khi làm cả cuối tuần nữa nên khơng có thời gian để tham gia sinh hoạt ở xã. Nhiều khi đến trạm khám bệnh cũng phải thu xếp mãi mới có thời gian hoặc phải xin nghỉ làm, hoặc như lúc CBYT thôn họ đến phổ biến khơng gặp được thì thành ra mình khơng biết chương trình thế nào. Những hoạt động của chị em ở xã đợt nào vào ngày thường là chị không tham gia được, mà mình khơng thường xun tham gia nên có khi rảnh cũng ngại đến” (Phụ nữ thôn Thạch Tổ, 32 tuổi).

2.3.2.3. Những thuận lợi và khó khăn từ phía bên cung cấp các chương trình CSSKBĐ

Những thuận lợi và khó khăn được tạo ra từ phía bên cung cấp ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng tham gia các dịch vụ và hoạt động tại cộng đồng, tác động đến khả năng duy trì và phát triển các chương trình CSSKBĐ. Khi người cung cấp tạo ra

được điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tại xã đồng nghĩa với việc thu hút họ gắn bó lâu dài và hơn nữa là khuyến khích họ ủng hộ và hỗ trợ cho các chương trình.

Những thuận lợi mà bên cung cấp mang đến cho phụ nữ tham gia các chương trình CSSKBĐ được thể hiện thơng qua cách thức cung cấp dịch vụ và tổ chức các hoạt động tại cộng đồng. Thuận lợi lớn nhất cho phụ nữ trong xã là “sự nhiệt tình từ phía người cung cấp”, hầu hết những người được phỏng vấn đều cho rằng khi họ đến sử dụng dịch vụ y tế tại trạm khơng gặp cản trở từ phía các CBYT. Sự nhiệt tình của người cung cấp đã được thể hiện qua thái độ tích cực và chân thành, kết hợp việc khám chữa bệnh và tư vấn khi phụ nữ có nhu cầu. Các CBYT thơn và cộng tác viên hỗ trợ kiến thức và kỹ năng cho phụ nữ bằng việc tuyên truyền và hướng dẫn tới từng gia đình phụ nữ. Sự nhiệt tình giúp cho phụ nữ cảm thấy thoải mái khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh. Tuy nhiên qua quan sát thực tế các chương trình thực hiện, mặc dù phía người cung cấp dịch vụ ln nhiệt tình mỗi lần thực hiện hoạt động cộng đồng liên quan tới CSSKBĐ nhưng khả năng duy trì ảnh hưởng cịn chưa cao nên gặp khá nhiều vất vả trong mỗi lần thực hiện phong trào. Yếu tố thuận lợi thứ hai là “thủ tục, quy trình tham gia đơn giản”, điều này giúp phụ nữ tiết kiệm thời gian và giảm bớt tâm lý lo lắng, e ngại: “Vì quy mơ làm việc của trạm y tế nhỏ

và chủ yếu khám chữa bệnh thông thường nên chị không gặp vướng mặc gì về giấy tờ, thủ tục ở trạm. Những gì liên quan đến việc quản lý giấy tờ, sổ khám bệnh hay đơn thuốc thì họ đều làm đầy đủ và nhanh chóng cho mình, chỉ có lần nào đến mà nhiều người khám thì mình ngồi đợi một chút thơi cịn khơng bao giờ có chuyện gây khó dễ thủ tục để làm mình mất tiền và mất thời gian cho mọi người. Các hoạt động như câu lạc bộ chị tham gia thì mình cứ đến đăng ký khơng có u cầu gì khắt khe với các thành viên” (Phụ nữ thơn Hịa Ngãi, 30 tuổi). Giá cả của các dịch vụ

CSSKBĐ cho phụ nữ được đánh giá đang ở mức độ hợp lý, chi phí chủ yếu thuộc về thuốc nếu phải điều trị lâu dài tuy nhiên trạm cũng cung cấp thuốc với giá thành theo quy định. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá cả của các dịch vụ nằm trong chương trình là phù hợp với mức sống của phụ nữ tại cộng đồng.

Khó khăn gây ra bởi bên phía cung cấp các dịch vụ CSSKBĐ hiện nay là “hạn chế về trang thiết bị”, điều này làm hạn chế rất nhiều mức độ hấp dẫn của các dịch vụ và nó cũng tác động một phần tới việc có 52,7% số phụ nữ tham gia phỏng vấn cho rằng chất lượng của các dịch vụ chưa đạt yêu cầu. Khó khăn về chất lượng dịch vụ một phần đến từ trình độ của CBYT ở trạm: “Chị không hay đến khám chữa

bệnh người vì thực sự mình khơng tin tưởng lắm nên có vấn đề gì có khi chị lên kiểm tra ở tuyến tỉnh ln. Chị khơng đến trạm là vì ở trạm chỉ tồn y sĩ, cũng có các chị làm lâu rồi nhưng người ta không được đào tạo nhiều, gặp bác sĩ mình hỏi được rõ ràng và họ tư vấn chắc chắn mình an tâm hơn. Có lần chị đến trạm để khám phụ khoa thì ở đây chỉ khám bình thường bên ngồi thơi, nhưng mấy khi tranh thủ đi kiểm tra được chị cũng muốn khám cẩn thận mà ở trạm khơng có máy móc nên lại phải lên tuyến trên” (Phụ nữ thôn Mậu Chử, 37 tuổi). Bên cạnh đó, q trình

nghiên cứu cho thấy các hoạt động cộng đồng về CSSKBĐ tạo khó khăn đối với việc tiếp cận và tham gia của phụ nữ, làm cho nhiều phụ nữ tại cộng đồng không nhận thấy được sự cần thiết của các hoạt động. Một số lý do được CBYT thôn chia

sẻ: “Các hoạt động của xã mình chưa có kế hoạch thường xuyên và lâu dài, hơn

nữa các nội dung thực hiện chưa liên kết với nhau và với các hoạt động của tổ chức khác trong cộng đồng. Cịn hạn chế nữa là cơng tác tun truyền của xã, đặc biệt là về truyền thơng bằng hình ảnh chưa đa dạng nên bản thân chị thấy không được hiệu quả cao, mình thì mất nhiều cơng sức đi vận động mà trong khi đó phụ nữ trong xã vẫn có nhiều người khơng nắm được thông tin” (CBYT thôn, nữ, 34 tuổi).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)