Chính quyền địa phương và tổ chức xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 73 - 77)

Chương 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của nghiên cứu

2.4. Tác động của các bên liên quan tới chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ

2.4.1. Chính quyền địa phương và tổ chức xã hội

Tác động từ phía chính quyền địa phương

Trong hệ thống thiết chế áp dụng đối với công tác CSSKBĐ cho phụ nữ, chính quyền địa phương là một nguồn lực có thể tạo ra những ảnh hưởng tới định hướng và quá trình triển khai chương trình tại cộng đồng.

Trước hết, chính quyền xã Thanh Hà, với vai trị là đơn vị quản lý, đã luôn chỉ đạo tới ngành y tế để cải thiện chất lượng CSSK: “Đảng ủy - ủy ban xã có các

chỉ đạo nhằm hỗ trợ ngành y tế thực hiện công tác CSSK nhân dân. Thứ nhất là sự tác động qua các hoạt động tuyên truyền, các bài viết đều được chính quyền xã phê duyệt sau đó phát lên hệ thống loa truyền thanh. Thứ hai, thông qua báo cáo của ngành y tế và phía hội phụ nữ, chính quyền xã đánh giá hiệu quả và tình hình CSSKBĐ, nắm bắt những khó khăn và vấn đề của phụ nữ để có phương hướng thay đổi. Thứ ba là trợ giúp cho mọi phụ nữ trong xã đều được hưởng các dịch vụ CSSKBĐ, chúng tơi đã thực hiện chính sách cho phụ nữ trong hộ gia đình khó khăn được cấp bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh miễn phí” (PCT xã, nam, 36 tuổi).

Bên cạnh đó, chính quyền xã đã hỗ trợ trực tiếp về điều kiện vật chất và nhân lực tới các hoạt động CSSKBĐ cho phụ nữ: “Chị từng tham gia một số hoạt động

cộng đồng về sức khỏe có thành viên hội phụ nữ và trưởng thôn được ủy ban xã họ yêu cầu cùng làm với mấy người bên y tế, vào đợt phòng trào họ cử người cùng tới vận động phụ nữ tới dự các chương trình và sử dụng dịch vụ. Bọn chị sinh hoạt câu lạc bộ được chủ nhiệm thông báo xã hỗ trợ kinh phí để tổ chức” (Phụ nữ thơn Hịa

Ngãi, 30 tuổi). Xã còn tạo điều kiện cho các chương trình CSSK từ bên ngồi:

“Năm ngối có đợt mà đồn bác sĩ ở các trung tâm và bệnh viện trên Hà Nội về tư vấn và khám chữa bệnh cho chị em trong xã đều được chính quyền ủng hộ, bố trí địa điểm và thông báo tới mọi người” (Phụ nữ thôn Mậu Chử, 37 tuổi).

Hơn nữa, chính quyền xã Thanh Hà có trợ giúp nhằm cải thiện điều kiện sống của phụ nữ thông qua hoạt động cho vay vốn và phát triển kinh doanh. Đây là một cách thức gián tiếp giúp phụ nữ tiếp cận tới các chương trình CSSKBĐ, bởi khi họ bớt đi gánh nặng về kinh tế thì họ sẽ có thời gian và tâm trí quan tâm tới sức khỏe của bản thân, tìm hiểu về các dịch vụ có lợi cho sức khỏe.

Những nội dung nghiên cứu cho thấy tác động từ phía chính quyền địa phương chính gây dựng nên những hỗ trợ về mặt pháp lý nhằm đảm bảo công bằng và có những ảnh hưởng quyền lực để điều chỉnh những bất hợp lý từ phía đơn vị tổ chức và thực hiện chương trình. Đây cịn là nguồn lực về vật chất dựa vào việc phân

bổ ngân sách, thu hút sự hỗ trợ và đầu tư của các nhóm bên ngồi cộng đồng. Những ảnh hưởng tích cực từ phía lãnh đạo mở ra cơ hội để phụ nữ được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc thường xuyên và chất lượng tốt.

Lãnh đạo địa phương tạo điều kiện cho các dự án trong nước và nước ngoài hợp tác với cơ sở y tế để nâng cao khả năng khám chữa bệnh của CBYT, tạo nguồn vốn cho công tác CSSKBĐ. Các dự án về y tế đang thực hiện tại xã đã mang đến cơ hội tăng thêm kinh nghiện và thu nhập cho CBYT thôn bản và các công tác viên giúp họ có thêm động lực tiến hành các hoạt động CSSK cho cộng đồng.

Tác động từ phía tổ chức xã hội

Hội phụ nữ xã Thanh Hà là tổ chức xã hội được lựa chọn để nghiên cứu, hội được thành lập với mục đích là kết nối và hỗ trợ đời sống của chị em trong xã về cả vật chất và tinh thần. Hội phụ nữ xã đã có những hoạt động ảnh hưởng tích cực tới q trình thực hiện các chương trình chăm sóc sức ban đầu.

Thứ nhất, hội phụ nữ hỗ trợ trực tiếp cho bên y tế cơ sở để vận động chị em trong xã tham gia các chương trình CSSK: “Hội phụ đã phối hợp với ban dân số và

trạm y tế để tuyên truyền cho chị em phụ nữ trong độ tuổi mang thai là đi khám thai định kỳ, chương trình tiêm chủng cho phụ nữ có thai và vận động cho chị em có con từ 0-6 tháng tuổi đi uống vitamin A. Thêm nữa là phối hợp với cán bộ dân số để tuyên truyền vận động chị em trong độ tuổi thực hiện kế hoạch hóa gia đình, các cơ cịn thành lập được câu lạc bộ khơng sinh con thứ ba” (Cán bộ hội phụ nữ, 53 tuổi).

Các thành viên của hội phụ nữ thuộc từng thôn kết hợp với y tế thôn và cộng tác viên y tế trong các đợt làm phòng trào: “Một vài lần người ta đến nhà chị tuyên truyền về sức khỏe sinh sản với mấy dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm, lúc đấy có cả người trong hội phụ nữ tham gia. Ở cùng thôn nên chị em biết nhau cả, mấy chị hay tham gia vào các nhóm hội đó hầu như là người nhanh nhẹn và nhiệt tình, mà họ cũng làm mình có thêm tin tưởng vào các nội dung được chia sẻ đó” (Phụ nữ thơn

Thạch Tổ, 32 tuổi).

Thứ hai, hội phụ nữ tổ chức các phong trào lồng ghép nội dung nâng cao sức khỏe cho phụ nữ nhằm hỗ trợ công tác CSSKBĐ: “Chị được mấy chị với các cô

trong thôn vận động tham gia sinh hoạt trong hội phụ nữ, ban đầu mình cịn ngại đi nhưng vì nhận việc ở nhà làm nên thỉnh thoảng chị thu xếp thời gian tham gia được vài hoạt động. Những buổi sinh hoạt chị thấy có nội dung theo chủ đề khác nhau, có những cái nói đến việc CSSK cho chị em phụ nữ, giúp môi trường sống của chị em phụ nữ tốt hơn đấy. Lần trước chị đến tham gia là đợt hoạt động chương trình “5 khơng, 3 sạch” thì họ nói về việc để phụ nữ có đời sống tốt cả tinh thần và thể chất. Họ cịn chia sẻ vấn đề gia đình và mơi trường sống có thể ảnh hưởng xấu đến mình thế nào, rồi làm gì để khắc phục và thay đổi. Hội phụ nữ ở thôn thường tổ chức một số chương trình theo nội dung được biết khi lên xã họp, họ cũng đến rủ các chị em cùng làm như ngày vệ sinh ngõ xóm cho mơi trường sạch sẽ hơn thì mình tránh được bệnh tật, khơng biết thì cịn e dè chứ tham gia rồi thấy vui vẻ và thoải mái lắm” (Phụ nữ thơn Mậu Chử, 37 tuổi). Ngồi ra, hội phụ nữ đang được đứng ra tín

chấp với ngân hàng để tổ chức vay vốn ưu đãi cho đúng đối tượng. Hoạt động này đã giúp phụ nữ trong xã có thể dành ra một phần tài chính gia đình để sử dụng các dịch vụ CSSKBĐ, hơn nữa hoạt động này tạo ra số dư cho quỹ hội phụ nữ có điều kiện tổ chức các nội dung sinh hoạt cộng đồng để cải thiện công tác CSSKBĐ cho phụ nữ.

Thứ ba, các hoạt động CSSKBĐ dựa vào những thành viên lớn tuổi trong hội phụ nữ: “Trong nhà có mẹ chồng chị tham gia sinh hoạt trong hội phụ nữ, về nhà

bà hay kể chuyện lắm. Bà nói với chị đi họp người ta giới thiệu, hướng dẫn CSSK cho mọi người trong gia đình, thỉnh thoảng có buổi họp nào nói về vấn đề của phụ nữ ở tầm tuổi như chị là bà động viên chị đi xem sao. Vì hay sinh hoạt cộng đồng nên mẹ chị biết thêm nhiều, bà còn bảo chị là bây giờ phụ nữ là phải chủ động nhận thấy những nhu cầu CSSK cho bản thân, các dịch vụ nhiều nên tìm hiểu rồi xem cái nào phù hợp thì dùng. Mà khơng chỉ nói với riêng chị trong nhà đâu, bà còn cùng với mấy người khác gặp ai có thời gian trị chuyện hoặc họp thơn là đều chia sẻ”

(Phụ nữ thơn An Hịa, 26 tuổi).

Tuy nhiên, những tác động của hội trong CSSKBĐ cho phụ nữ còn hạn chế và chưa thường xun, có những đợt khơng bố trí được nhân lực hỗ trợ tun truyền

và vận động người dân hay khơng có nhiều nội dung CSSK lồng ghép vào sinh hoạt hội. Điều này được cán bộ hội phụ nữ giải thích rằng: “Tổ chức hoạt động trong hội

cịn gặp nhiều khó khăn bởi thật sự điều kiện làm chương trình cịn thiếu thốn nên chưa thu hút được chị em mặc dù phụ nữ trong xã khá đông. Hơn nữa, cán bộ hội phụ nữ là các chị trẻ thì cịn tham gia kinh tế nên ít khi tham gia hoạt động xã hội, những người đó cũng vào hội nhưng thỉnh thoảng mới đi họp. Vì thế, khó khăn nảy sinh là cán bộ hội phụ nữ hầu hết những bác cao tuổi và năng lực có hạn, nhiệt tình thì có nhưng từ trình độ nghiệp vụ đến văn hóa cịn hạn chế” (Cán bộ hội phụ nữ, 53 tuổi).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)