Tác động từ phía gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 77 - 79)

Chương 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của nghiên cứu

2.4. Tác động của các bên liên quan tới chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ

2.4.2. Tác động từ phía gia đình

Người phụ nữ nơng thôn luôn sinh sống trong mối gắn kết chặt chẽ với gia đình, những mối quan hệ tồn tại trong xã hội thu nhỏ đó mang đến ảnh hưởng lớn cả về vật chất và tinh thần. Trong công tác CSSKBĐ, việc khai thác yếu tố gia đình là cần thiết để nâng cao hiệu quả của các chương trình, bởi là gia đình có thể là nguồn lực hỗ trợ tích cực nhưng cũng có thể tạo ra cản trở cho vấn đề CSSK của người phụ nữ.

Những người phụ nữ ở xã Thanh Hà có cơ hội được tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu ln được sự hỗ trợ tích cực từ phía gia đình: “Mọi

người trong nhà chị được cái là quan tâm và lo lắng đến nhau, có vấn đề sức khỏe gì khơng tốt là động viên đi khám và điều trị cẩn thận. Đợt chị mới mang thai được gia đình hỗ trợ nhiều, chồng chị bảo chị tìm hiểu ở mấy cơ CBYT xem làm gì để giữ gìn sức khỏe tốt, mỗi lần đi khám ở trạm mà có chồng chị đi theo là cả hai người cùng nghe tư vấn của y sĩ ở đấy, thời điểm đó đơi khi mải làm chị ăn uống không để ý còn được mọi người trong nhà nhắc cho” (Phụ nữ thôn Thạch Tổ, 32 tuổi).

Những thành viên trong gia đình tạo ra động lực để người phụ nữ tự tin hơn để tham gia vào các chương trình CSSKBĐ: “Về kiến thức của cả nhà về CSSKBĐ thì chưa

được nhiều nhưng sự hỗ trợ tinh thần là rất lớn. Khi mới lấy chồng chị có biết nhưng khơng tìm hiểu về việc kế hoạch nên để hai con dày q, lúc đấy chồng chị có khuyến khích chị là nhờ các bác ở trạm tư vấn cách tránh thai lúc cho con bú và sau đó dùng biện pháp nào là phù hợp. Đợt chị đi đặt vịng, các cơ ở trạm khám

mới biết mình có bệnh phụ khoa, chị về nói với mẹ chồng thì bà động viên là chữa cho khỏi hẳn đi mà chồng cũng thơng cảm cho mình điều trị nữa” (Phụ nữ thơn An

Hịa, 26 tuổi).

Bên cạnh đó, gia đình là một trong những yếu tố thúc đẩy phụ nữ tích cực tham gia vào các hoạt động liên quan đến CSSKBĐ: “Chị thấy mọi người trong gia

đình đều thoải mái và ủng hộ chị đi sinh hoạt câu lạc bộ trên xã, có lần mấy chị trong xóm đến thơng báo đi họp mà chị đi vắng là người ở nhà bảo lại cho chị hết. Hôm chị đi ra dự một chương trình CSSK sinh sản cho phụ nữ ở nhà văn hóa, cái đó là ở trên bệnh viện lớn người ta về làm nên chị tranh thủ đi xem, về nói chuyện với gia đình thì mọi người bảo khơng đi thì đúng là khơng biết được nhiều bệnh thế, cứ phải tìm hiểu để không bị là tốt nhất” (Phụ nữ thơn Hịa Ngãi, 30 tuổi). Với

những gia đình phụ nữ có được thành viên cũng tham gia các hoạt động cộng đồng là một lợi thế bởi người thân của họ hiểu được lợi ích và dễ dàng ủng hộ thậm chí là khuyến khích phụ nữ tham gia các hoạt động về CSSK.

Cùng với những tác động tích cực trên, điều kiện bất lợi trong một số gia đình có thể trở thành lực cản khiến các chương trình CSSKBĐ khơng đến được với phụ nữ. Những cản trở này xuất phát từ hoàn cảnh kinh tế hay quan niệm lạc hậu của gia đình: “Trong thơn chị vẫn có người gia đình khó khăn nên họ khơng có thời

gian và kinh phí để chăm lo đến sức khỏe bản thân đâu, mình đây có vấn đề sức khỏe gì thì cũng có chút ít để lo cịn có những chị em biết là mình có bệnh nhưng gia đình khó khăn thì vẫn phải lờ đi mà làm việc thì thời gian đâu mà tham gia chương trình. Mà đã như vậy rồi gia đình người ta cũng khơng thoải mái cho chị em đi sinh hoạt, bỏ ít tiền ra khám chữa bệnh cũng phải đắn đo nhiều khi họ khơng dám đi khám vì sợ biết bệnh lại mất tiền thuốc là ảnh hưởng đến gia đình. Cịn có những chị tầm tuổi chị rồi những vẫn khơng chịu kế hoạch vì nhà chồng muốn có con trai, ở nơng thơn vẫn cịn nhiều gia đình nặng quan niệm đấy nên thành ra cứ ép buộc đẻ bằng được thì thơi. Nói thật chẳng ai muốn vất vả sinh nhiều, chẳng qua là sức ép tinh thần cịn mệt hơn” (Phụ nữ thơn Mậu Chử, 37 tuổi). Một khó khăn

vấn đề xã hội: “Trong xã Thanh Hà, một bộ phận nhỏ phụ nữ thuộc hộ gia đình có

hồn cảnh khơng may như là chồng con có vấn đề về cờ bạc rượu chè làm nảy sinh hành vi bạo lực, nghĩa là bản thân họ đã khơng có sức khỏe tốt về thể chất, tinh thần nhưng gia đình cũng khơng cho họ cơ hội lựa chọn tham gia các dịch vụ CSSK cần thiết nhất” (PCT xã, nam, 36 tuổi).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)