Chương 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của nghiên cứu
1.1. Khái niệm công cụ
1.1.3. Phụ nữ nông thôn
Một khái niệm đơn giản thường được sử dụng là “phụ nữ nông thôn là những phụ nữ sinh sống và tham gia các hoạt động về học tâp, lao động sản xuất tại khu vực nông thôn”[19,tr.1]. Thực tế, để hiểu cụ thể hơn về “phụ nữ nông thôn” cần xem xét các đặc điểm trong đời sống xã hội của họ, tất cả những đặc điểm của phụ nữ nông thông đều được coi là nền tảng cho việc tìm hiểu và phân tích đời sống thực tế của phụ nữ tại xã Thanh Hà.
Đặc điểm về thể chất
Phụ nữ nông thôn thường đối mặt với những tác động từ trong quá trình lao động làm ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài, họ gặp phải những bệnh mãn tính về xương khớp, hệ hơ hấp, đau đầu hay bệnh về sức khỏe sinh sản. Sự suy giảm về sức khỏe thể chất là do lao động vất vả (trung bình từ 15-16 tiếng/ngày), mơi trường ơ nhiễm (tiếp xúc với phân bón, phân hóa học)[22]. Phụ nữ nơng thơn thường sinh đẻ nhiều, chăm sóc trước và sau sinh khơng tốt, dinh dưỡng không đảm bảo [10]. Việc tham gia vào công việc đồng ánh làm cho phụ nữ bị tiêu hao nhiều năng lượng và sức khỏe [15].
Đặc điểm tinh thần
Phụ nữ nơng thơn gắn hình ảnh là người ln lo lắng và chú tâm chăm sóc cho gia đình, chăm chỉ lao động. Nhưng họ chịu sức ép từ thời gian làm việc liên tục, tập tục truyền thống lạc hậu về việc trọng nam khinh nữ khiến họ không thoải mái về tinh thần, luôn lo lắng phải hoàn thành trách nhiệm của bản thân. Những
căng thẳng thường xuyên còn gây ra bởi vấn đề bạo lực gia đình mà chính họ cũng khơng nhận thức được. Ảnh hưởng tâm lý từ các giá trị phụ quyền, người phụ nữ nơng thơn trở nên thiếu tính quyết đốn và tự chủ.
Đặc điểm về đời sống sinh hoạt
Vai trò của người phụ nữ là hết sức quan trọng trong việc thực hiện công việc nhằm nuôi dưỡng và tái sản xuất sức lao động cho các thành viên gia đình [15]. Phụ nữ nông thôn vừa là người sinh đẻ vừa là người chăm sóc con cái, họ cịn có nhiệm vụ chăm sóc người ốm, người già trong gia đình; là người sản xuất và cũng là người nội trợ trong gia đình [2, tr.78]. Người phụ nữ nơng thơn vừa là người làm ra kinh tế, vừa là người quản lý kinh tế gia đình nhưng lại khơng phải là người ra quyết định quan trọng trong gia đình [2, tr.79]. Người phụ nữ thường làm công việc nội trợ nhiều gấp 2 lần nam giới nên không những giảm thời gian nghỉ ngơi của phụ nữ mà còn hạn chế cả thời gian họ tham gia vào các hoạt động sản xuất, đào tạo và các lớp bồi dưỡng kiến thức (J. Desai, 1995) [15].
Đặc điểm về đời sống văn hóa - xã hội
Ở nơng thơn, người phụ nữ ln góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy tinh hoa của nền văn hóa dân tộc. Hiện nay, phụ nữ nơng thơn đã tham gia nhiều hơn vào các hoạt động cộng đồng nhưng trong các gia đình nơng thơn, người phụ nữ vẫn ít có điều kiện và cơ hội để hưởng thụ các giá trị văn hóa tình thần hơn nam giới. PNNT có tỷ lệ biết đọc, biết viết khá cao, với mặt bằng học vấn như vậy là tiền đề thuận lợi cho họ trong việc học hỏi, tiếp thu kiến thức KHKT. Tuy nhiên, thất học ở lứa tuổi trưởng thành cũng là một vấn đề hiện nay ở khu vực nông thơn. Do đó, họ khơng có nhiều khả năng làm việc trong các lĩnh vực có thu nhập cao. Sự tham gia của phụ nữ vẫn hạn chế cả về số lượng và cơ cấu thành phần tham gia trong bộ máy chính quyền cấp cơ sở [22, tr.152].