Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 38 - 43)

Chương 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của nghiên cứu

1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.2.1. Lý thuyết nhu cầu

A.Maslow là một trong những nhà khoa học có những thành cơng trong việc nghiên cứu về nhu cầu của con người, lý thuyết của ông vẫn đang vận dụng phổ

biến vào trong các nghiên cứu khoa học xã hội. Maslow đưa ra một hệ thống nhu cầu gồm 5 thang bậc:

Hình 1.1: Thang nhu cầu của A. Maslow

Lý thuyết nhu cầu là nền tảng cơ sở cho những can thiệp CTXH ở phạm vi cộng đồng, nhận diện được nhu cầu của cộng đồng cũng chính là hiểu được sự thiếu hụt mà người dân mong muốn được đáp ứng. Trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của A.Maslow, ông cho rằng mỗi nhu cầu của con người đều phụ thuộc vào nhu cầu trước đó [8,tr.119]. Cơng tác CSSKBĐ được nhìn nhận từ phương diện của lý thuyết nhu cầu:

Nhu cầu thể chất: Nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người

[8,tr.119]. CSSK liên quan trực tiếp tới bậc thang nhu cầu này, việc đảm bảo sức khỏe thể chất giúp con người có được điều kiện thiết yếu cho việc tham gia vào các hoạt động trong xã hội.

Nhu cầu an toàn: An ninh tạo cho cá nhân một môi trường không nguy hiểm.

Cá nhân mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống cịn của mình khỏi các nguy hiểm [8,tr.120]. Con người khi được chăm sóc về sức khỏe có được cảm giác yên tâm trước sự đe dọa của bệnh tật. Ngoài ra, họ cũng cần tới sự bền vững của các dịch vụ để bảo vệ họ với những vấn đề sức khỏe dễ dàng nảy sinh.

Nhu cầu thể chất Nhu cầu an toàn Nhu cầu xã hội Nhu cầu được tôn trọng

Nhu cầu xã hội: Cá nhân không thể tồn tại khi thiếu mối quan hệ từ gia đình,

bạn bè, cộng đồng và đồng nghiệp… Vì vậy cá nhân muốn thuộc về một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình n ấm, bạn bè thân hữu tin cậy [8,tr.121]. Tham gia vào những các chương trình CSSKBĐ, người phụ nữ có cơ hội chia sẻ băn khoăn của mình với cán bộ địa phương, trao đổi kinh nghiệm với nhóm phụ nữ thuộc đia bàn cư trú. Từ những hành động đó giúp họ xác định được rằng họ đang được hòa nhập vào trong cộng đồng, công tác này là mở ra môi trường để phụ nữ nông thôn thiết lập mạng lưới quan hệ xã hội.

Nhu cầu được tôn trọng: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng vì nó

thể hiện mong muốn được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và sự cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lịng tự trọng, sự coi trọng khả năng của bản thân. Khi chúng ta gia nhập một tổ chức, một đội nhóm, chúng ta cảm thấy mình thuộc về nơi đó, nên ln muốn được mọi người trong nhóm nể trọng, quý mến. Đồng thời chúng ta cũng phấn đấu để cảm thấy mình có “vị trí” trong nhóm đó. [8,tr.121]

Nhu cầu được hồn thiện: nhu cầu được tự khẳng định mình, nhu cầu cho sự

trưởng thành cá nhân, cơ hội của sự phát triển và học hỏi cá nhân để tự hoàn thiện mình. [8,tr.122]

Người phụ nữ sinh sống ở những vùng nồng nghiệp, điều kiện phát triển kinh tế xã hội còn hạn chế, việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội kém đa dạng nên họ có những nhu cầu khơng hồn tồn giống với phụ nữ ở vùng đơ thị. Tính chất của lao động nơng nghiệp địi hỏi nhiều tới sức khỏe thể chất, hơn nữa phụ nữ nơng thơn đảm đương nhiều việc trong gia đình nên họ ln mong muốn có được sức khỏe tốt. Tại những vùng thôn quê, nhiều phong tục truyền thống vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ trong lối sống của người dân, trong đó có những tư tưởng tiêu cực đã tạo nên sức ép tinh thần cho người phụ nữ và họ cũng khơng có cơ hội chia sẻ băn khoăn của mình. Bên cạnh đó, xã hội phát triển khiến cho đời sống người nông dân bớt đi gánh nặng cơm áo gạo tiền, dẫn đến người phụ nữ nông thôn ngày càng dễ dàng tiếp

cận với tư tưởng tiến bộ, biết quan tâm tới lợi ích của bản thân, mong muốn khẳng định vị thế và vai trị của mình trong gia đình và ngồi xã hội.

Quan điểm “sức khỏe là trạng thái tốt cả về thể chất, tinh thần và xã hội” của tổ chức y tế thế giới chính là nền tảng cho sự phát triển công tác CSSKBĐ. Những hoạt động trong CSSKBĐ đã chạm đến những nấc thang nhu cầu cao nhất trong lý thuyết của Maslow, chúng không chỉ nhằm vào trạng thái thể chất ổn định mà còn chứa đựng tác động tích cực tới tinh thần và khả năng thực hiện chức năng xã hội của con người. CSSKBĐ đề cập tới tính cơng bằng và bình đẳng trong việc hưởng các dịch vụ xã hội để con người thấy mình được an tồn và tơn trọng trong xã hội, hơn thế nữa hoạt động giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức bản thân và trao cho họ quyền tự bảo vệ sức khỏe bản thân.

Như vậy, thang nhu cầu của Maslow thể hiện tính kết nối với những mục tiêu tồn diện mà cơng tác CSSKBĐ đang nỗ lực thực hiện. Tại một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, người phụ nữ nơng thơn cịn chịu nhiều thiệt thòi trong cơ hội tiếp cận với những tiến bộ xã hội nên đòi hỏi được thỏa mãn những nhu cầu tất yếu luôn thường trực trong suy nghĩ của họ. Vì vậy, những hoạt động trong CSSKBĐ là một trong những cơ hội để phụ nữ xã Thanh Hà phát triển bản thân một cách toàn diện.

1.2.2. Lý thuyết hệ thống

Các ý tưởng về hệ thống trong CTXH bắt nguồn từ lý thuyết về những hệ thống tổng quát được triển khai ở những thập kỷ 1940 và 1950 trong các ngành học về khoa học quản trị và tâm lý học, và được Von Bertalanffy (1971) tổng hợp lại [12, tr.31].

Một hệ thống được định nghĩa bởi Bertalanffy là “một tập hợp các yếu tố đứng trong sự tương tác”, một tập hợp có đủ điều kiện để xác định là một nhóm thì sẽ được nhìn nhận giống như một hệ thống, những nhóm nhỏ hơn tồn tại trong nhóm lớn. Mỗi hệ thống được phân định bởi một vài dạng “ranh giới”- một đường kẻ khơng có thực để xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài hệ thống. Những thứ đa dạng vượt qua ranh giới của hệ thống, có thể được gọi là năng lượng. Chúng tồn tại ở những dạng khác nhau và có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới tiến

trình phát triển của cộng đồng [27, tr.1,2]. Hệ thống đóng là những hệ thống khơng có những sự trao đổi vượt qua ranh giới, hệ thống mở là những hệ thống xảy ra khi năng lượng vượt ra được những ranh giới có thể thẩm thấu được [12, tr.31].

Pincus và Minahan (1973) xác định 3 loại hệ thống trong xã hội như sau: Hệ thống khơng chính thức hay hệ thống tự nhiên (như gia đình, bạn bè, người đưa thư, các đồng nghiệp…); hệ thống chính thức: các tổ chức xã hội, hiệp đồn xã hội (như nhóm cộng đồng, cơng đồn…); hệ thống xã hội: những chương trình, phong trào xã hội, hệ thống cung cấp dịch vụ phúc lợi xã hội (như bệnh viện, trường học…) [12, tr.33]. Như vậy, hệ thống xã hội là tập hợp của các tiểu hệ thống mà trong đó mỗi hệ thống tồn tại các mối quan hệ tương tác trong hệ thống đó với những tiểu hệ thống khác.

Tiếp theo, Warren (1978) cho rằng thuyết hệ thống xã hội đặt ra triển vọng cho sự hiểu biết về các cộng đồng. Warren nêu ra một cộng đồng không chỉ là một hệ thống mà là một hệ thống của nhiều hệ thống trong đó tất cả những dạng nhóm chính thức và nhóm khơng chính thức, và từng cá nhân tương tác nhau. Từ sự đa dạng của nhóm lớn và nhóm nhỏ, cộng đồng có một phạm vi rộng về khả năng cấu trúc và chức năng, khơng theo một mục đích tập trung. Hệ thống cộng đồng là một phạm vi phức tạp trong đó những nhóm đa thành phần với những giá trị khác biệt nhau có thể đồng thời tồn tại. Một hệ thống lâu dài qua thời gian sẽ có “ý thức cộng đồng”. Warren cũng xác định cấu trúc của bên trong và bên ngồi mà ơng cho là những mối liên hệ cộng đồng theo chiều dọc và chiều ngang. Việc duy trì ranh giới là một phần của thuyết hệ thống, và cần thiết để một hệ thống tồn tại. Một sự bổ sung từ cách nhìn của Cohen (1985) đó là ranh giới cộng đồng khơng gắn chặt với nơi chốn/khơng gian. Ranh giới có thể thuộc vật chất, nhưng có thể thuộc chủng tộc, sắc tộc, ngôn ngữ, hoặc tôn giáo…[12, tr.56].

Lý thuyết hệ thống trợ giúp đề tài trong việc tìm hiểu đặc điểm của cộng đồng thực hiện nghiên cứu như kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội; từ đó nhìn nhận được những tác động từ phía cộng đồng chi phối đời sống của người phụ nữ nói chung và việc CSSK của họ nói riêng theo hướng tích cực hay tiêu cực. Bên cạnh

đó, tập hợp những phụ nữ là đối tượng đích cũng có thể được coi như một hệ thống mở với mối quan tâm là việc đảm bảo sức khỏe thông qua công tác CSSK tại địa phương. Những hoạt động của phụ nữ trong q trình này có ảnh hưởng từ sự tương tác giữa các thành viên với nhau và với những hệ thống có sự liên quan trực tiếp và gián tiếp tới việc CSSK của họ.

Khi tiến hành nghiên cứu tại địa phương, cấu trúc hệ thống gồm 3 nhóm là chính thức, phi chính thức và xã hội chiếm vị trí quan trọng, điều này cho thấy phụ nữ tại cộng đồng đang có mối liên kết hiệu quả với những thành tố nào trong các nhóm này, ngược lại cộng đồng có mang đến được những hỗ trợ tích cực tới việc CSSK của người phụ nữ nhờ vào những nhóm này hay không. Hơn nữa, công tác CSSKBĐ không thể hoạt động chỉ dựa vào một ngành dọc là y tế, nó là sự phối hợp đa dạng của các hệ thống nhỏ trong cộng đồng. Như vậy, những thành tố tồn tại trong 3 nhóm này có thể trở thành nguồn lực hoặc rào cản cho công tác CSSKBĐ cho phụ nữ nông thôn, điều cốt yếu là dựa vào lý thuyết này mà nghiên cứu làm sang tỏ được vai trị của các nhóm, sự hữu ích cũng như những thiếu hụt của chúng trong việc hình thành và triển khai các hoạt động tại xã Thanh Hà để từ đó có phương hướng can thiệp phù hợp với đặc tính của cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)