Huy động sự tham gia của cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 36 - 38)

Chương 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của nghiên cứu

1.1. Khái niệm công cụ

1.1.6. Huy động sự tham gia của cộng đồng

Theo một tài liệu của Liên Hợp Quốc năm 1981, sự tham gia của cộng đồng được định nghĩa là “mọi thành viên trong cộng đồng tích cực và chủ động đóng góp hay gây ảnh hưởng tới q trình phát triển cũng như chia sẻ các lợi ích của sự phát triển đó của cộng đồng. Huy động sự tham gia của cộng đồng chính là sự tạo ra các điều kiện thuận lợi giúp mọi thành viên của cộng đồng thực hiện quá trình trên”.[33]

Cơng việc sẽ thành cơng khi có sự tham gia của cộng đồng bởi ở đó sẽ tồn tại sự tập trung về trí tuệ, nguồn lực và khả năng quản lí, hơn nữa nó cịn tồn tại sức mạnh lớn về mặt tinh thần. Sự tham gia của cộng đồng còn mang đến ý nghĩa là giáo dục tính cộng đồng, tính nhân văn, tinh thần đồn kết và có trách nhiệm [17,tr.3]. Những đặc tính chung về sự tham gia của cộng đồng được J. Norman Reid tổng hợp đó là nhiều người cùng tham gia vào hoạt động của cộng đồng, có một cơ chế mở cho mọi đối tượng và mọi tổ chức, cơng việc của cộng đồng mang tính chất cơng cộng hay tập thể, khơng có ranh giới giữa các thành viên, khơng tồn tại bất kì sự phân biệt đối xử nào.[16,tr.4]

Xây dựng chính sách, lập kế hoạch: bản thân các thành viên trong cộng đồng

chính là người hiểu rõ về cộng động của họ một cách sâu sắc nhất, đầy đủ nhất tất cả ưu nhược điểm, cơ hội và thách thức thuộc hầu hết các lĩnh vực [16,tr.4].

Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách và kế hoạch: các thành viên

của cộng đồng khơng thực hiện thì các chính sách và kế hoạch đều trở thành vô nghĩa [16,tr.5].

Công tác quản lý khác: các chuyên viên quản lý chun nghiệp khơng thể có

đủ nguồn lực cũng như thời gian thực hiện công tác này do hoạt động trải rộng trong cộng đồng. Nhưng các thành viên của cộng đồng thì có mặt mọi lúc mọi nơi, họ có điều kiện thuận lợi để theo dõi các hoạt động, giám sát các công việc và đặc biệt đánh giá kết quả và hiệu quả các hoạt động một cách khách quan, trung thực và tin cậy [16,tr.6].

Đóng góp nguồn lực: bao gồm nhân lực, thời gian và vật lực (kinh phí, cở sở

vật chất, trang thiết bị máy móc…) [16,tr.6].

Sự tham gia của cộng đồng được một nhóm nghiên cứu chia làm 6 bậc như sau [16,tr.10]:

Bậc 1: Khơng tham gia gì hay tham gia mang tính chất phục tùng và áp đặt. Bậc 2: Thành viên của cộng đồng chỉ tham khảo ý kiến, tìm kiếm dư luận,

thăm dị hoạt động, có thể phát biểu ý kiến ủng hộ một vài việc làm nào đó.

Bậc 3: Thu hút tham gia – Một số thành viên hay một bộ phận nào đó tham

gia một cách thụ động.

Bậc 4: Đại diện tham gia – Đã có nhiều người tham gia, thậm chí có cả đại

điện của họ tham gia vào ban điều hành.

Bậc 5: Cộng đồng quản lý – Số đơng thành viên tham gia, có sự quản lý của

cộng đồng ở mức độ nhất định, có thể duy trì hoạt động một cách có hiệu quả.

Bậc 6: Cộng đồng kiểm sốt – Hầu hết hay tồn bộ thành viên của cộng đồng

(đối tượng đích) tham gia hoạt động. Họ tham gia vào mọi quá trình, kể cả ra quyết định và kiểm sốt tồn diện.

Cộng đồng là nền tảng và sức mạnh chính cho sự thành cơng của công tác CSSKBĐ, tiêu chí đầu tiên để triển khai các hoạt động đó chính là sự tham gia của cộng đồng bởi các chương trình hay dịch vụ CSSK được cung cấp là nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và dựa trên điều kiên thực tế của cộng đồng. Chính vì vậy, huy động sự tham gia của cộng đồng là công việc cần được thực hiện thường xuyên và liên tục nhằm đảm bảo công tác CSSKBĐ có được chỗ đứng vững chắc trong đời sống của phụ nữ nông thôn.

Ý nghĩa quyết định trong nâng cao hiệu quả CSSKBĐ dựa vào cộng đồng chính là việc huy động sự tham gia của cộng đồng, một khi cộng đồng phát huy được tiềm năng, sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có và tạo ra những nguồn năng lượng mới thì có thể giải quyết được những vấn đề khó khăn mà cộng đồng đang phải đối mặt và có phương hướng ứng phó với thách thức đặt ra do những thay đổi từ mơi trường bên trong và bên ngồi cộng đồng. Như phân tích về sự tham gia của cộng đồng ở trên thì nhóm phụ nữ trong độ tuổi nghiên cứu vừa là đối tượng hưởng lợi trực tiếp vừa là nguồn lực trong công tác CSSKBĐ cho phụ nữ tại xã Thanh Hà.

Xã Thanh Hà mang đặc điểm nổi bật của khu vực nông thơn phía Bắc Việt Nam nên tính cộng đồng vẫn ln được gìn giữ, người dân là gốc rễ của mọi sự phát triển. Trên thực tế, đôi khi rất khó phân biệt sự tích cực và chủ động tham gia với việc tham gia được tạo nên từ sự quyến rũ của vật chất hay tiền bạc. Vậy nên, huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác CSSKBĐ cần dựa trên cơ sở khoa học kết hợp với điều kiện thực tế của địa phương để những đối tượng liên quan có được hiểu biết ở nhiều khía cạnh như mục tiêu, nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng của các hoạt động thực tiễn. Từ sự hiểu biết đó làm thay đổi thái độ hành vi của con người, nói cách khác, có ý nghĩa trong việc thúc đẩy ý thức trách nhiệm, lịng nhiệt tình và tinh thần chủ động, tự giác của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)