Cải thiện các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 86 - 91)

Chương 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của nghiên cứu

3.1. Nội dung can thiệp dựa vào cộng đồng

3.1.1. Cải thiện các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu

Điều chỉnh cách thức truyền thông giáo dục sức khỏe và các chương trình CSSK

Một trong những khó khăn qua điều tra tại xã Thanh Hà là việc phụ nữ thiếu các thông tin về nhiều mặt bao gồm hoạt động của các chương trình CSSKBĐ, kiến thức về việc CSSK cho bản thân và gia đình:“Chị cũng thấy mình chưa biết được

nhiều những nội dung cần thiết để tự chăm sóc cho mình. Nên thực sự chị cũng muốn được nghe mọi người chia sẻ qua phương tiện truyền thông hay từ cán bộ của xã, nhưng có điều không thuận lợi là những tin được phát qua đài nhưng không thường xuyên mà đôi khi giờ giấc cho lại không cố định.” (Phụ nữ thôn Quang

Trung, 33 tuổi).

Đối với hoạt động tuyên truyền, tiếp tục duy trì hình thức thông tin qua đài phát thanh của xã và trên từng thôn. Các buổi truyền thanh dành cho phụ nữ trong xã cung cấp kiến thức các vấn đề vấn đề sức khỏe phụ nữ thường gặp theo độ tuổi, cách thức phòng tránh bệnh tật theo từng tuần. Việc truyền thanh được bố trí vào thời gian cụ thể và duy trì liên tục, phát lại nội dung trong một tuần để phụ nữ trong xã không bỏ lỡ các thông tin cần thiết. Nội dung các buổi phát thanh được được các

Hiện nay xã Thanh Hà chưa phát huy tối đa các hoạt động truyền thông trực tiếp trong khi đội ngũ cộng tác viên đều có đủ năng lực để thực hiện cơng việc này

“Các hoạt động truyền thơng bằng hình ảnh hay sinh hoạt vẫn còn chưa được thường xuyên nên các chị mong muốn xây dựng được các tài liệu truyền thông sinh động hơn đồng thời đưa các CBYT thông và cộng tác viên đến gần với phụ nữ hơn bằng các buổi sinh hoạt truyền thơng, nếu có được các cách thực hiện quy mơ thì chị em phụ nữ ở các xã cũng sẵn sàng hưởng ứng và tham gia” (CBYT dự phịng,

nữ, 44 tuổi).

Thực hiện hình thức truyền thơng giáo dục sức khỏe đẩy mạnh tính tương tác giữa cán bộ truyền thông và phụ nữ qua truyền thơng nhóm tại cộng đồng. Những sinh hoạt nhóm trong cộng đồng tạo ra mơi trường để phụ nữ có cơ hội tiếp nhận kiến thức, đưa ra các thắc mắc về vấn đề sức khỏe và chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc bản thân. Trong từng buổi sinh hoạt, những thảo luận về kiến thức CSSK kết hợp với các chủ đề về vấn đề đời sống tại nông thôn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, xã hội của phụ nữ. Sự phối hợp sẽ giúp phụ nữ tăng cường nhận thức và kích thích họ thay đổi hành vi, lối sống hay khả năng ứng phó với khó khăn của gia đình và cộng đồng.

Hoạt động tuyên truyền kết hợp với tư vấn trực tiếp tới cá nhân phụ nữ tiếp tục được thực hiện tại hai địa điểm là phịng truyền thơng giáo dục sức khỏe của trạm y tế và từng hộ gia đình trong xã. Ngồi cách thức truyền thơng bằng lời như hiện nay, các chương trình CSSKBĐ bổ sung thêm truyền thơng bằng hình ảnh qua việc thiết kế các tờ rơi với nội dung ngắn gọn, có hình ảnh minh họa phục vụ cho quá trình tiếp nhận thơng tin của phụ nữ. Cách thức truyền tải nội dung qua hình ảnh được sử dụng trong các buổi sinh hoạt giáo dục nhằm mục đích để các nội dung giáo dục được cụ thể hóa, dễ hiểu và ghi nhớ nhanh hơn chỉ thông qua truyền tải bằng chữ.

Những hình thức tuyên truyền vừa là giáo dục sức khỏe và vừa là cách để cung cấp các thông tin cho phụ nữ về các dịch vụ và hoạt động CSSKBĐ. Đặc biệt những hình thức sinh hoạt tập thể là hình thức tác động hai chiều nhờ sự trao đổi

giữa người cung cấp dịch vụ và phụ nữ trong xã; nghĩa là phía cung cấp sẽ nắm được nhu cầu, vấn đề sức khỏe và đánh giá hiệu quả của chương trình, về phía phụ nữ thì họ được tiếp nhận thơng tin cần thiết khi muốn tiếp cận và sử dụng dịch vụ, phản ánh ý kiến cá nhân và đóng góp thay đổi những điểm chưa đạt của các chương trình CSSKBĐ. Để có được những thay đổi trong hình thức giáo dục sức khỏe, các chương trình CSSKBĐ của xã cần dựa vào uy tín và khả năng vận động phụ nữ tham gia của CBYT thôn, trưởng thơn và thành viên hội phụ nữ, đóng góp về nội dung tuyên truyền của y tế xã và cán bộ truyền thông.

Những nội dung được đề cập đến trong truyền thông giáo dục sức khỏe cho phụ nữ ở độ tuổi từ 25 đến 40 tập trung vào vấn đề việc thực hiện KHHGĐ, CSSK sinh sản, hiểu và biết cách điều trị các bệnh thông thường, những hành vi sức khỏe trong lao động và đời sống sinh hoạt giúp loại bỏ các nguy cơ bệnh tật thường gặp (như vấn đề tiêu hóa, hơ hấp, dinh dưỡng…). Bên cạnh đó, nội dung giáo dục cũng cần quan tâm đến CSSK tinh thần và xã hội cho phụ nữ, bao gồm những kiến thức và kỹ năng để ứng phó với những căng thẳng từ công việc, trở ngại do lối sống và phong tục lạc hậu ở nông thơn hay các vấn đề gia đình, khó khăn trong thực hiện chức năng xã hội. Việc tuyên truyền có sự kết hợp giữa mặt y tế và xã hội là do có sự tác động qua lại giữa ba yếu tố về sức khỏe gồm thể chất, tinh thần và xã hội; bất kỳ một sự suy giảm về mặt nào ảnh hưởng đến đến các mặt khác và trạng thái khỏe mạnh toàn diện. Để tuyên truyền hiệu quả tới phụ nữ cần có sự tác động cả về nhận thức, tâm lý từ đó thay đổi hành vi nên khi quan tâm tới suy nghĩ, mong muốn và nguyên nhân dẫn đến sức khỏe của phụ nữ khơng được đảm bảo sẽ giúp phụ nữ có niềm tin và thấy được sự cần thiết của các chương trình CSSKBĐ.

Tăng cường năng lực của các thành viên trong hoạt động của câu lạc bộ

Những thay đổi trong cơ cấu tổ chức và cách triển khai hoạt động của câu lạc bộ “Không sinh con thứ ba trở lên” là hướng vào việc đẩy mạnh sự tham gia của các thành viên và có hướng phát triển rộng hơn trong nội dung sinh hoạt. “Thực tế thời

gian sinh hoạt của câu lạc bộ cũng đủ điều kiện để cho các thành viên chủ động hơn, để cho họ thể hiện được khả năng của mình. Chị nghĩ đây là cách hay vừa

giúp giảm bớt gánh nặng cho CBYT vừa tạo sự gắn bó của các thành viên với câu lạc bộ” (CBYT thôn, nữ, 34 tuổi). Đối với các hoạt động liên quan tới CSSKBĐ,

hầu hết phụ nữ trong xã đều cảm thấy có một số vướng mắc khi tham gia và có đến 26,7% cảm thấy bản thân gặp khó khăn với các hoạt động này. Điều này là do các hoạt động chưa được đầu tư về cách thực hiện nên rất nhiều phụ nữ khơng biết đến sự có mặt của chúng tại cộng đồng và nhiều người tham gia nhưng khơng có được sự gắn kết lâu dài.

Về mặt tổ chức, từ kết quả quá trình hoạt động của câu lạc bộ giúp tìm ra những phụ nữ trong các thơn ln tham gia đầy đủ và tích cực các buổi sinh hoạt, những người này được tập hợp thành nhóm nịng cốt của câu lạc bộ. Nhóm thành viên nịng cốt có trách nhiệm phát triển quy mô và nội dung sinh hoạt của câu lạc bộ, họ cần đảm bảo việc tham gia các buổi sinh hoạt đầy đủ, vận động các phụ nữ khác tham gia và tạo cho họ mong muốn gắn bó lâu dài với câu lạc bộ.

Về mặt hình thức, câu lạc bộ vẫn hoạt động tổng thể dưới dạng một nhóm mở và có sự chỉ đạo của ban dân số xã và hội phụ nữ, sự quản lý của một CBYT mảng dân số để tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ trong xã tham gia sinh hoạt một cách tự nguyện. Tuy nhiên, trong nội bộ của câu lạc bộ có sự tồn tại song song giữa hai nhóm là chính thức và khơng chính thức. Bộ phận chính thức là những thành viên nòng cốt, họ tham gia trực tiếp vào việc tổ chức các buổi sinh hoạt và tuân theo những quy định được thống nhất từ ban đầu khi thành lập nhưng vẫn đảm bảo tính tự nguyện. Những người chưa có sự gắn bó lâu dài và khơng thường xuyên tham gia các hoạt động là phần thuộc nhóm khơng chính thức. Nhóm nịng cốt sẽ phát triển quy mơ của câu lạc bộ bằng việc tìm kiếm và đưa những thành viên sinh hoạt khơng chính thức vào đội ngũ chính thức.

Về phương pháp hoạt động, các buổi sinh hoạt lớn của tồn xã được duy trì liên tục mỗi quý một lần tại nhà văn hóa xã. Câu lạc bộ triển khai thêm những chuỗi sinh hoạt nhỏ theo tháng làm tiền đề cho các buổi tập trung của phụ nữ trong xã, những hoạt động này được tổ chức theo từng thơn có thể một hoặc hai lần trong tháng phụ thuộc vào khả năng của từng thôn. Những buổi sinh hoạt nhỏ sẽ có tính

linh động bởi phụ nữ trong thôn chủ động sắp xếp thời gian, địa điểm phù hợp với điều kiện của mọi người nhưng vẫn đảm bảo duy trì đều đặn, có báo cáo kết quả. Thực hiện hoạt động này giúp mang đến hiệu quả tích cực cho phụ nữ trong độ tuổi nghiên cứu về vấn đề CSSK sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Thứ nhất, phụ nữ được củng cố những kiến thức trong buổi trao đổi với cán bộ dân số theo từng quý, cùng nhau tìm hiểu hành vi hợp lý và giải quyết khó khăn của mọi người. Thứ hai, đối với những phụ nữ khơng có điều kiện tham gia trên xã thì sinh hoạt ở thơn là cơ hội để họ tiếp cận thông tin mình đã bỏ lỡ.

Đa dạng các hình thức cung cấp kiến thức tới phụ nữ trong câu lạc bộ bao gồm cả tuyên truyền, thảo luận và bài tập tình huống để tạo sự mới mẻ và hứng thú đối với người tham gia “Các buổi sinh hoạt câu lạc bộ chị có đến tham gia thì vẫn

thấy chủ yếu là CBYT họ cung cấp cho mình kiến thức và hỏi mình có thắc mặc gì khơng, nhiều khi mọi người ngại phát biểu thì buổi họp khơng có khí thế nên nếu các chị em muốn có hoạt động để mọi người có thể cùng tham gia và giải quyết được thắc mắc của mình” (Phụ nữ thơn Hịa Ngãi, 30 tuổi). Cán bộ dân số là người

phụ trách việc tuyên truyền, sau khi cung cấp đầy đủ nội dung thì đặt câu hỏi cho phụ nữ để đánh giá mức độ nắm bắt thơng tin của họ. Bên cạnh đó, thảo luận theo chủ đề của từng buổi sinh hoạt hoặc đưa ra một tình huống đối với khó khăn mà đã cản trở phụ nữ thực hiện việc kế hoạch sau đó phụ nữ tìm ra ngun nhân và cách khắc phục. Sự chủ động trao đổi và chia sẻ trong các buổi sinh hoạt giúp phụ nữ tiếp thu kiến thức nhanh hơn chỉ qua việc nghe tuyên truyền đơn thuần, bản thân phụ nữ sẽ là người tự giúp họ nâng cao nhận thức và cải thiện hành vi chưa phù hợp. Thực tế, để phụ nữ không sinh con thứ ba phụ thuộc vào hiểu biết của họ về dịch vụ y tế, biện pháp phịng tránh và mơi trường sống như là áp lực từ gia đình, vai trị của người chồng…; do đó sinh hoạt câu lạc bộ đem đến trợ giúp về mặt nhận thức và tình thần cho phụ nữ.

Một số điểm thay đổi trong hoạt động của câu lạc bộ được đưa ra nhằm thu hút hơn nữa sự tham gia của phụ nữ trong xã bằng cách tạo môi trường sinh hoạt đáp ứng nhu cầu khác nhau của họ. Người phụ nữ có thể tham gia với những mục

đích như để nâng cao nhận thức của bản thân, tìm hiểu các dịch vụ, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với những phụ nữ khác, giải quyết khó khăn khi họ gặp phải áp lực từ việc sinh con thứ ba, đáp ứng nhu cầu thuộc về một nhóm xã hội, tăng tính năng động và mở rộng mối quan hệ của bản thân. Ngoài ra, sự phối hợp giữa câu lạc bộ và hội phụ nữ là điều kiện thuận lợi để đưa thông tin hoạt động đến nhanh hơn với phụ nữ trong xã, kết hợp cùng tổ chức các hoạt động cộng đồng, chương trình giao lưu nhằm tạo ra mối liên kết chặt chẽ của các thành viên và các đợt tuyên truyền trực tiếp tới từng phụ nữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)