Dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 34 - 36)

Chương 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của nghiên cứu

1.1. Khái niệm công cụ

1.1.5. Dựa vào cộng đồng

Hình thức hoạt động dựa vào cộng đồng được thực hiện phổ biến trong các chương trình, dự án ở cấp độ cộng đồng, đặc biệt hiệu quả với khu vực nơng thơn bởi tính cộng đồng của người dân Việt Nam đã và đang được duy trì qua nhiều thế hệ.

Thuật ngữ “dựa vào cộng đồng” bao hàm nhiều ý nghĩa, một số nghiên cứu đã làm sáng tỏ bốn hàm ý qua q trình phân tích cấu trúc hoạt động của các dự án cộng đồng. Với những nghiên cứu được đánh giá bởi Merzel và D’Aflitti, thuật ngữ

“dựa vào cộng đồng” hướng tới coi cộng đồng như một bối cảnh hay nói cách khác

là khu vực được xác định về mặt địa lý để tiến hành các can thiệp. Dựa vào đặc điểm của bối cảnh để áp dụng những chiến lược ở các cấp độ khác nhau và hỗ trợ

cho các chương trình thích ứng với các nhóm mục tiêu đặc biệt hay thích nghi với đặc điểm cộng đồng. Thuật ngữ “dựa vào cộng đồng” mang ý nghĩa thứ hai là coi

cộng đồng như mục tiêu của sự thay đổi. Nói cách khác, cộng đồng là mục tiêu

hướng tới việc tạo ra những môi trường cộng đồng khỏe mạnh thông qua sự thay đổi mang tính hệ thống rộng lớn trong chính sách cơng, thể chế và các dịch vụ. Trong hình mẫu này, những đặc điểm trạng thái yếu kém của cộng đồng là mục tiêu của can thiệp và thay đổi. Cách hiểu thứ ba đối với thật ngữ “dựa vào cộng đồng”

là xem cộng đồng như là nguồn lực, quan điểm này được xác định bởi sự tin tưởng

rằng những sự sở hữu và tham gia của người dân là cần thiết cho thành công bền vững của các chương trình. Một vấn đề đã được định trước hoặc do cộng đồng lựa chọn được giải quyết dựa vào tập trung khai thác những ưu thế nội tại và những mối liên kết với sự hỗ trợ bên ngoài của cộng đồng. Cuối cùng, thuật ngữ “dựa vào cộng đồng” cũng có nghĩa là xem cộng đồng như là một tác nhân, nhấn mạnh tới việc tơn trong và củng cố khả năng thích nghi một cách tự nhiên của cộng đồng. Trong ngôn ngữ của Guy Steuart, các cộng đồng có thể cung cấp một phần nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của chính họ, do đó trở thành yếu tố tác động nhằm điểu chỉnh và thay đổi những bất hợp lý tạo ra bất lợi cho các thành viên. [32]

Công tác CSSKBĐ vốn dĩ đã có tính chất hoạt động dựa vào cộng đồng. Hình thức hoạt động này thể hiện rằng “dựa vào cộng đồng” nghĩa là các dịch vụ sức khỏe tại cộng đồng cần nhận được hỗ trợ từ sự tham gia không giới hạn của cộng đồng bao gồm sự vận động nguồn lực từ tổ chức xã hội, thành viên tình nguyện trong cộng đồng cho mục đích tài chính, giáo dục và thức đẩy sức khỏe. Tuy nhiên, “dựa vào cộng đồng” khơng loại trừ sự tham gia từ bên ngồi mà hơn nữa nó cịn tập trung vào mối quan hệ đa dạng của cộng đồng.

Bên cạnh đó, thuật ngữ “dựa vào cộng đồng” có thể hiểu ở ba khía cạnh. Thứ nhất, cộng đồng là cơ sở vững chắc để duy trì sự ổn định và đảm bảo tính thực tế của các chương trình. Nghĩa là mỗi yếu tố trong cộng đồng trở thành nguồn lực xây dựng và thúc đẩy sự thành cơng. Sự hỗ trợ từ các chương trình phải dựa trên những thiếu hụt trong môi trường sống, vấn đề chung của cộng đồng hay nhóm đặc biệt

nhằm đáp ứng được nhu cầu thiết thực cho các thành viên. Thứ hai, nhờ vào sự hỗ trợ và hợp tác của các thành viên, tổ chức và thể chế trong cộng đồng giúp các hoạt động triển khai được bền vững và có hiệu lực. Thứ ba, dựa vào cộng đồng cũng có nghĩa là xây dựng cơ sở để định hướng các hoạt động phù hợp với những đặc tính, khn mẫu và khả năng có sẵn của cộng đồng.

Do đó, nâng cao hiệu quả CSSKBĐ từ góc độ của CTXH là một hình thức can thiệp trong đó “dựa vào cộng đồng” được hiểu và vận dụng một cách chi tiết vào nghiên cứu bao gồm: áp dụng phương pháp tiếp cận đa ngành và liên ngành, đặt mục tiêu hỗ trợ vào trong bối cảnh cộng đồng, xây dựng can thiệp dựa trên sức mạnh của cộng đồng, nhấn mạnh vào sự tham gia ở tất cả các cấp độ, tạo điều kiện trao quyền cho các thành viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)