Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 43 - 45)

Chương 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của nghiên cứu

1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Về mặt địa lý và dân cư, xã Thanh Hà có diện tích tự nhiên là 8,114 km2, địa bàn xã được chia làm 7 thơn gồm An Hịa, Dương Xá, Hòa Ngãi, Mậu Chử, Quang Trung, Ứng Liêm và Thạch Tổ. Đến 6 tháng đầu năm 2014, tổng dân số của xã là 11.470 nhân khẩu trong đó số phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 49 đã có gia đình là 1861 người, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0,4% [26,tr.2]. Đây là một trong những xã có số dân đơng nhất, có thể nói là gần gấp đơi so với các xã khác trên địa bàn huyện Thanh Liêm. Do đó, các cơ sở ban ngành ln gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý và triển khai thực hiện chương trình của nhà nước, chính quyền địa phương tới các hộ gia đình.

Về kinh tế, xã Thanh Hà là một trong 6 xã của tỉnh Hà Nam cơng nhận về đích sớm trong cơng cuộc xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 -2015. Theo con

số thống kê 6 tháng đầu năm 2014, bình quân thu nhập đầu người đạt 15 triệu đồng/người/6 tháng, tổng giá trị thu nhập đạt 170,6 tỷ đồng, tổng thu ngân sách đạt 5,6 tỷ đồng và tổng chi ngân sách đạt 4,7 tỷ đồng. Về cơ cấu kinh tế, nhóm ngành nơng nghiệp, chăn nuôi, thủy sản chiếm 14,4% và 85,6% thuộc về nhóm nhành cơng nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp tập trung vào trồng lúa kết hợp với đó là chăn ni gia súc, gia cầm. Ngồi ra, hai cơng tác trong lĩnh vực nơng nghiệp ln được chính quyền thúc đẩy thực hiện là trồng cây nhân dân và phòng chống lụt bão, thủy lợi nội đồng. Một trong những điểm nổi bật của xã là việc duy trì hai làng nghề thêu ren truyền thống với 8 nghệ nhân và 53 thợ giỏi được cơng nhận. [26,tr.1]

Về lĩnh vực văn hóa xã hội: Cơng tác thơng tin truyền thanh được phổ biến rộng khắp trên địa bàn thơng qua hình thức tun truyền bằng trực quan và loa truyền thanh nhằm phục vụ chính trị, phát triển kinh tế và mảng xã hội như giáo dục, y tế. Đối với công tác giáo dục, trường mầm non duy trì ổn định 6 nhóm trẻ với tổng số 15 lớp mẫu giáo, 1 trường tiểu học có tổng số 822 học sinh, 1 trường trung học cơ sở có tổng số 595 học sinh. Các trường học trên địa bàn xã đã ln duy trì cơng tác giảng dạy, đảm bảo u cầu của phịng giáo dục huyện Thanh Liêm, tích cực nâng cao trình độ và nghiệp vụ của giáo viên đồng thời xây dựng cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình học. Cơng tác xây dựng nếp sống văn hóa được thực hiện thơng qua việc tham mưu, bổ sung và sửa đổi hương ước ở 7 thôn, thực hiện thành công phong trào “Chung tay xây dựng tủ sách Nông thôn mới”. Công tác lao động – thương binh, xã hội đã đảm bảo chi trả trợ cấp chính xác, kịp thời cho người có cơng trợ cấp xã hội và trợ cấp 1 lần; vào dịp tết xã có chương trình để cấp quà tết, cấp gạo cho hộ nghèo. [26,tr.5]

Về hệ thống CSSK, dịch vụ y tế: tồn bộ trạm y tế có tổng số 9 cán bộ gồm 7 y sĩ (1 y sĩ đang được cử đi học về bác sĩ đơng y) và 2 dược sĩ; có 7 CBYT thơn và 3 tình nguyện viên cộng đồng tham gia chủ yếu trong hoạt động tuyên truyền dân số - KHHGĐ đặc biệt đội ngũ này được cử đi đào tạo với sự tài trợ của Quỹ toàn cầu. Mỗi CBYT tại trạm đều được phân công nhiệm vụ và sắp xếp vào các ban theo

đúng trình độ và chun mơn đã được đào tạo. Tuy nhiên, cơng tác CSSK cịn đối mặt với thách thức từ nguồn nhân lực và cơ sở vật chất. Trạm y tế xã chưa có bác sĩ đa khoa, trang thiết bị máy móc phục vụ cho việc khám chữa bệnh cịn thơ sơ. Tổng số lượt khám chữa bệnh cho nhân dân trong 6 tháng đầu năm 2014 là 4.467 lượt; tỷ lệ tiêm chủng mở rộng cho trẻ em là 45,8% và phụ nữ có thai là 51% [26,tr.6]. Trên địa bàn xã đang triển khai 3 dự án y tế do đầu tư của nước ngoài (dự án cúm, dự án Vitamin A và dự án viên Sắt), tuy nhiên đây chỉ ra những nghiên cứu mang tính thí điểm nên độ bao phủ của nó chưa cao. Cơng tác CSSK bà mẹ, trẻ em và công tác KHHGĐ được quan tâm, nhưng thực tế thì các chương trình triển khai cịn thiếu sự đa dạng và sâu sắc để thu hút người dân tham gia. Vấn đề vệ sinh môi trường là một trong những thách thức của xã thậm chí ngay tại trạm y tế xã cũng chưa xây dựng được một khu vực riêng dành cho việc tiêu hủy các dụng cụ y tế đáp ứng yêu cầu khoa học kỹ thuật.

Những vấn đề của cộng đồng: Tuy rằng, xã Thanh Hà đã đạt được gần như

đầy đủ các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, mức sống của người dân là tương đối đều nhưng trên địa bàn xã vẫn còn tồn tại những vấn đề xã hội cần được giải quyết. Vấn đề về sức khỏe và môi trường sống của người dân chưa được đảm bảo, người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề CSSK bản thân. Ngoài ra, xã còn tồn tại những vấn đề khác trong phát triển kinh tế, giáo dục, đời sống văn hóa – xã hội.

Nhu cầu của cộng đồng: Nảy sinh những vấn đề trên là bởi nhu cầu của

người dân chưa được đáp ứng, cộng đồng thiếu hụt những nguồn lực hỗ trợ và sự tham gia trực tiếp vào việc xây dựng, triển khai và đánh giá các chương trình và hoạt động nhằm tới việc nâng cao sức khỏe cho người dân đặc biệt là đối tượng phụ nữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)