Hệ thống thiết chế của xã với chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 53)

Chương 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của nghiên cứu

2.2. Hệ thống thiết chế của xã với chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ

2.2.1. Trạm y tế xã Thanh Hà

Trạm y tế xã Thanh Hà là trung tâm chính trong việc triển khai những chương trình CSSKBĐ tới phụ nữ trong địa bàn xã.

Vai trò của trạm y tế

Trong mạng lưới liên ngành, trạm y tế xã Thanh Hà vừa là đơn vị chuyên môn vừa là đơn vị quản lý trong q trình can thiệp cộng đồng. Trạm y tế có vai trị về việc tổ chức thực hiện các chương trình theo yêu cầu của ban ngành lãnh đạo, phân công CBYT đảm nhiệm cung cấp các dịch vụ y tế đòi hỏi tới kỹ năng nghề nghiệp. Vai trò thứ hai là chỉ đạo chuyên môn với đội ngũ CBYT thôn và cộng tác viên.

Nhiệm vụ của trạm y tế

Thứ nhất, với các dịch vụ CSSK cho phụ nữ thì trạm y tế đảm bảo đầy đủ tiến trình tư vấn, khám và điều trị. Thứ hai, trạm y tế phối hợp với ban ngành liên quan để xây dựng và tổ chức các hoạt động CSSK bằng việc huy động sự tham gia tại cộng đồng. Thứ ba, thực hiện sự điều chỉnh về cách thức cung cấp, chất lượng của dịch vụ và nội dung hoạt động cộng đồng để thu hút sự quan tâm của tất cả đối tượng phụ nữ. Bên cạnh đó, trạm y tế xã Thanh Hà vẫn đang thực hiện nhiệm vụ kiểm soát và đánh giá hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ CSSKBĐ.

Thuận lợi

Trạm y tế luôn nhận được sự hỗ trợ từ mạng lưới liên ngành đã được thực hiện tại xã Thanh Hà về nhân lực, chun mơn và tài chính. Chính quyền xã bố trí địa điểm làm việc của trạm y tế ở vị trí trung tâm của xã nên việc tiếp cận khi người dân có những nhu cầu về CSSK là khá dễ dàng. Với khuôn viên rộng, trạm y tế có được khơng gian để tiếp đón người dân và cùng lúc triển khai nhiều hoạt động.

Những mặt khó khăn

Hệ thống quản lý phức tạp do các chương trình CSSKBĐ cho phụ nữ thuộc nhiều mảng khác nhau tạo ra khó khăn trong q trình phân cơng đảm nhận trách nhiêm và phối hợp liền mạch các bước thực hiện chương trình. Việc thu hút phụ nữ trong địa phương tới tham gia các dịch vụ về CSSKBĐ là khó khăn do hạn chế về cơ sở vật chất và trình độ của đội ngũ nhân viên y tế.

2.2.2. Hệ thống nhân viên y tế tại xã Thanh Hà

Vai trò và nhiệm vụ của trạm trưởng

Đối với công tác CSSKBĐ, trạm trưởng ra quyết định trong việc xây dựng kế hoạch triển khai các chương trình, quản lý hồ sơ của toàn bộ các phụ nữ đã sử dụng dịch vụ do trạm cung cấp, đánh giá hiệu quả sau mỗi đợt triển khai chương trình, là người liên kết để tạo ra nguồn lực hỗ trợ cho các chương trình từ phía chính quyền địa phương và ban ngành y tế tuyến huyện, tỉnh.

Vai trò và nhiệm vụ của đội ngũ y sĩ tại trạm

Các y sĩ tại trạm có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ theo đúng quy định và chuyên môn, tiếp cận và tư vấn cho người bệnh, phối hợp với nhau và với y tế thôn thực hiện các hoạt động tại cộng đồng và đảm bảo nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

Vai trò và nhiệm vụ của CBYT thôn bản

Đội ngũ CBYT thôn bản và cộng tác viên của xã đã được đào tạo trình độ sơ cấp dưới sự tài trợ của Quỹ toàn cầu phục vụ các hoạt động CSSK mang tính chất cộng đồng. Khối lượng công việc họ đảm nhiệm bao gồm công tác tuyên truyền và vận động phụ nữ tham gia các chương trình, quản lý tình hình biến động sức khỏe dân cư. Cộng tác viên được huy động để tham gia vào chương trình dân số - KHHGĐ, họ có nhiệm vụ trợ giúp CBYT thôn quản lý số phụ nữ mang thai, vận động không sinh con thứ ba và sử dụng các dịch vụ phòng tránh thai.

Thuận lợi đến từ hệ thống nhân lực

Đội ngũ CBYT đều là người đã sinh sống lâu năm trong địa bàn xã: “Các nhân viên y tế đều là người trong cùng xã nên chị em phụ nữ đến trạm khám chữa bệnh cảm thấy gần gũi và dễ dàng chia sẻ vướng mắc về sức khỏe. Thêm nữa, các

cô hiểu được đặc điểm của địa phương và đời sống của chị em nên cũng cố gắng đưa ra các chương trình phù hợp cho mọi người” (CBYT dự phịng, nữ, 44 tuổi).

Khó khăn đến từ hệ thống nhân lực

Số lượng nhân viên y tế và CSSK cộng đồng tại xã so với quy mơ dân số cịn thiếu, đây là lý do gây cản trở cho việc quản lý tình hình sức khỏe của cộng đồng. Đội ngũ này phải đảm đương khối lượng cơng việc lớn dẫn đến khó khăn trong việc duy trì liên tục các hoạt động cộng đồng về CSSKBĐ, phát triển sâu hơn nội dung các chương trình cũng như cải tiến cách thức cung cấp và chất lượng dịch vụ

Hạn chế về chất lượng của hệ thống nhân lực cho công tác CSSKBĐ là một yếu tố cản trở hiệu quả của các chương trình đang được thực hiện. Trạm y tế chưa có bác sĩ đa khoa, hai phần ba các y sĩ trong trạm còn khá trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm chuyên môn. Đội ngũ CBYT thôn và cộng tác viên chưa được thường xuyên củng cố kỹ năng về cơng tác tun truyền tới các nhóm đối tượng khác nhau trong cộng đồng, và hạn chế ở năng lực chun mơn: “Chỉ mới học ở trình độ sơ cấp thơi nên chị chưa thể thăm khám hay điều trị tại nhà, thực ra nếu chị có điều kiện học lên thì làm thêm được mảng này là tốt vì bây giờ nhiều chị em bận rộn khơng có thời gian đến trạm mình giúp đỡ họ tại nhà cũng đáp ứng được thêm một phần nhu cầu CSSK” (CBYT thôn, nữ, 34 tuổi).

Vấn đề chất lượng nhận lực tạo ra thách thức trong khả năng quản lý tuyến cơ sở, khả năng tiến hành đánh giá để đưa ra mục đích các chương trình sức khỏe và phân tích hiệu quả, theo dõi tiến trình cung cấp dịch vụ.

2.2.3. Chủ chương chính sách của xã Thanh Hà và việc tổ chức thực hiện

Các chủ chương chính sách đối với cơng tác CSSK cho phụ nữ tại xã được xác định mục tiêu: “Trước hết là để đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ được hưởng những dịch vụ CSSK công bằng và chất lượng. Thứ hai là hỗ trợ công tác y tế của địa phương định hướng chính xác nhiệm vụ trọng tâm trong việc xây dựng và thực hiện chương trình . Thứ ba, đảm bảo sức khỏe cho phụ nữ để thúc đẩy sự phát triển của mỗi gia đình cũng như kinh tế - xã hội của xã Thanh Hà” (PCT xã, nam,

Xã Thanh Hà có chủ chương quan tâm và chú trọng vào cơng tác CSSK bà mẹ, trẻ em và cơng tác kế hoạch hóa gia đình. Bên cạnh đó, y tế cơ sở và tổ chức xã hội phối kết hợp để thực hiện các chương trình lồng ghép những nội dung trong CSSKBĐ. Do đó, hình thành ba mảng nội dung liên quan tới vấn đề CSSKBĐ cho phụ nữ bao gồm nhóm các chương trình có đối tượng trực tiếp là phụ nữ, nhóm các chương trình liên quan tới CSSK của phụ nữ và tồn thể cộng đồng, nhóm các chính sách về kinh tế-xã hội ảnh hưởng tới công tác CSSKBĐ cho phụ nữ.

Phát triển các chương trình có đối tượng trực tiếp là phụ nữ: “Lãnh đạo xã đã có các quyết định về việc đẩy mạnh cơng tác dân số - KHHGD, quyết định thành lập câu lạc bộ “Không sinh con thứ ba trở lên”, quyết định triển khai thực hiện công tác nâng cao kiến thức CSSK cho phụ nữ. Chính quyền địa phương có chỉ đạo về việc thực hiện chương trình dinh dưỡng cho phụ nữ đặc biệt là phụ nữ mang thai, quyết định về việc cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em” (CBYT xã, nam, 51

tuổi).

Trạm y tế xã đang thực hiện các chỉ đạo trực tiếp theo hệ thống ngành dọc để cải thiện sức khỏe và môi trường sống của người phụ nữ, cụ thể là quyết định về việc thực hiện chiến lược quốc gia về dinh dưỡng, chương trình phịng chống thiếu máu dinh dưỡng, chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường và phong trào “vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân”.

Về các chủ chương chính sách kinh tế - xã hội liên quan tới công tác CSSKBĐ cho phụ nữ: “Nghị quyết của Đảng phân công với ban chấp hành và hội

phụ nữ để hội có quỹ hỗ trợ những người có hồn cảnh khó khăn. Đảng ủy - ủy ban cũng có ban xóa đói giảm nghèo nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ có được điều kiện cải thiện kinh tế. Từ những thay đổi về điều kiện sống, người phụ nữ có cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, quan tâm cải thiện sức khỏe bản thân. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ cho phụ nữ trong hộ nghèo được sử dụng miễn phí các dịch vụ CSSK tại cộng đồng” (PCT xã, nam, 36 tuổi).

Những chính sách đối với phụ nữ của xã đã cụ thể hóa các nội dung trong cơng tác CSSKBĐ. Chủ chương của cấp ủy chính quyền tập trung vào những vấn đề sức khỏe chính của phụ nữ đặc biệt trong bối cảnh xã hiện nay số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đang ngày càng tăng lên. Hơn nữa, các chủ chương chính sách xác định đã mối quan hệ tác động qua lại giữa việc CSSK của phụ nữ với sự phát triển kinh tế của địa phương. Một số chính sách cũng thể hiện quan điểm tôn trọng sự công bằng cho mọi đối tượng phụ nữ trong quá trình tham gia các chương trình CSSKBĐ.

Nhược điểm của chủ chương chính sách đối với phụ nữ

Những chỉ đạo từ phía chính quyền địa phương cịn thiếu tính tồn diện về việc cải thiện các chương trình nhằm nâng cao hiệu quả CSSKBĐ cho phụ nữ, chưa có các quyết định hỗ trợ về đánh giá hiệu quả triển khai thực hiện hoạt động CSSK. Cùng với đó, những chính sách chưa thể hiện được việc lồng ghép các yếu tố xã hội trong đời sống của phụ nữ với công tác CSSKBĐ hay thúc đẩy năng lực của người phụ nữ để tham gia vào quá trình cải thiện nội dung và chất lượng của các chương trình sức khỏe cho chính họ và cả cộng đồng.

2.3 Tình hình thực hiện các chƣơng trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn

Những chương trình CSSKBĐ của xã đang tồn tại ở hai hình thức là cung cấp các dịch vụ y tế và tổ chức các hoạt động cộng đồng, ln có sự kết hợp thực hiện của cả hai dạng: “Tuyến y tế cơ sở thường xuyên phải xuống địa bàn để tiếp cận với người dân. Vậy nên, phương thức mà các CBYT áp dụng khi thực hiện chương trình chủ yếu là tuyên truyền vận động rồi làm phong trào, từ đó mới cung cấp các dịch vụ y tế và tư vấn sức khỏe cho phụ nữ” (CBYT dự phòng, nữ, 44

tuổi).Như vậy, có một sự liên kết chặt chẽ giữa hoạt động cộng đồng với công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ tại khu vực nông thôn. Mọi chương trình CSSKBĐ chp phụ nữ tại xã đều hướng đến cải thiện sức khỏe phụ nữ tại xã đạt được đến mức tốt nhất có thể; dành cho mọi đối tượng phụ nữ và tiếp cận đến từng gia đình, cá nhân; đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết nhất đối với vấn đề sức

khỏe của phụ nữ; duy trì mối quan hệ thường xuyên, liên tục với cá nhân và cộng đồng; tự lực duy trì các chương trình đồng thời thu hút được sự hỗ trợ của cộng đồng.

2.3.1. Nội dung và kết quả thực hiện

2.3.1.1. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu Khám chữa bệnh thông thường

Cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh luôn được thực hiện thường xuyên tại y tế cơ sở, đây là bước đầu tiên để xác định vấn đề sức khỏe của người dân. Người bệnh có bảo hiểm y tế hay thuộc hộ nghèo thì sẽ được khám và cung cấp một số loại thuốc miễn phí theo quy định, cịn đối với những người đến khám khơng có bảo hiểm hầu như được khám miễn phí và chỉ thu tiền thuốc. Mặc dù dịch vụ này hướng toàn bộ cộng đồng nhưng đối tượng thường gặp hiện nay là trẻ em, người già và người bị bệnh mãn tính, phụ nữ ở trong độ sinh đẻ thường ít tham gia.

Thực tế, qua điều tra bảng hỏi với 150 phụ nữ tại xã Thanh Hà cũng đưa ra những con số thống kê tương ứng với vấn đến hiện tại là chỉ có 36 người nghĩa là 24% đã từng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh thông thường tại trạm y tế. Điều này dẫn đến tỷ lệ mua thuốc điều trị tại trạm y tế khá thấp mới chỉ có 17,3%. Xét về mức độ thường xuyên sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh, trong số 24% người đã sử dụng thì 15,2% thường xuyên; 34,7% thỉnh thoảng và 50,1% hiếm khi. Số liệu này chứng minh về khả năng duy trì việc sử dụng dịch vụ là tương đối thấp.

Điều này được giải thích rằng: “Khi gặp các bệnh thơng thường, chị em chủ

động mua thuốc và chữa lấy theo kinh nghiệm cịn đến lúc có vấn đề gì nặng họ mới đi lên tuyến trên. Theo suy nghĩ của nhiều phụ nữ ở vùng thơn q thì nhiều bệnh có thể tự khỏi thì tự chữa cũng được”. (CBYT thôn, nữ, 34 tuổi). Rõ ràng, việc tự chủ

động đối với việc điều trị bệnh là tốt nhưng nếu không hiểu rõ vấn đề thì lại trở thành mối nguy hiểm tới sức khỏe lâu dài: “Với phụ nữ trong xã, chỉ có một số người hiểu biết chứ phần lớn họ không hiểu lắm về các bệnh. Khơng biết thì điều trị lung tung, nhầm lẫn dẫn đến nặng hơn và lâu dài. Chị em với dấu hiệu bệnh nhẹ thì chưa để ý đâu phải có tác động để nâng cao hiểu biết của họ. Mà họ khơng có thời gian vì phải lo cuộc sống mưu sinh hàng ngày nên ban đầu chưa chủ động, tuy

nhiên họ biết thì họ lo cho mình hơn và thu xếp thời gian để đến khám chữa bệnh”

(CBYT thôn, nữ, 34 tuổi).

Khám chữa bệnh thông thường là hoạt động chính tại trạm cho mọi đối tượng nên ưu điểm nằm ở tính sẵn có của nó. Trong quy trình khám chữa bệnh, phụ nữ được giải thích và tư vấn, có thuốc cung cấp ngay tại trạm đảm bảo chất lượng và giá thành. Tuy nhiên, dịch vụ chưa thu hút được đối tượng phụ nữ trong độ tuổi nghiên cứu do yếu tố khách quan và chủ quan. Thứ nhất, phụ nữ trong xã còn chủ quan với sức khỏe bản thân trong khi đó hoạt động tuyên truyền về dịch vụ cũng không được củng cố thường xuyên làm cho dịch vụ bị bó hẹp về đối tượng tham gia. Hai là sự kết hợp lỏng lẻo giữa dịch vụ và hoạt động giáo dục sức khỏe cộng đồng.

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

Sức khỏe sinh sản sẽ bao trùm rất nhiều lĩnh vực khác nhau tuy nhiên theo đặc điểm địa bàn nên nội dung nghiên cứu thực hiện là về công tác dân số - KHHGD, phòng và điều trị các bệnh phụ nữ, CSSK phụ nữ và làm mẹ an tồn.

Cơng tác dân số - KHHGD được coi là trọng điểm trong nội dung hoạt động của tuyến y tế cơ sở tại xã Thanh Hà: “Về dịch vụ KHHGD, chúng tơi có những hoạt động chính là tun truyền, vận động, tư vấn và cung cấp phương tiện tránh thai. Trong q trình này, chúng tơi đưa cho người dân thông tin và cả hướng dẫn giúp họ hiểu và áp dụng đúng các biện pháp để có được hiệu quả cao nhất” (CBYT

xã, nam, 51 tuổi). Dịch vụ kế hoạch hóa gia đình phải vận động và thu hút được những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc góp phần đảm bảo cân bằng và ổn định dân số. “Mục tiêu của dịch vụ là giúp cá nhân và các cặp vợ chồng lựa chọn chủ động, có ý thức về thời điểm và khoảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)