Quan điểm về chăm sóc sức khỏe ban đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 45)

Chương 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của nghiên cứu

1.4. Quan điểm về chăm sóc sức khỏe ban đầu

1.4.1. Quan điểm về chăm sóc sức khỏe ban đầu trên thế giới

Bắt đầu vào những năm 1930, các tổ chức quốc tế, một vài chính phủ và tổ chức phi chính phủ đã tìm kiếm những phương pháp để nâng cao bình đẳng xã hội

nhằm cải thiện sức khỏe của người dân và giảm những chênh lệch về sức khỏe gây ra do nghèo đói. Một số chương trình nghiên cứu thí điểm và dài hạn đã được thành lập tại các quốc gia có thu nhập thấp để phát triển những phương pháp thay thế nhằm cải thiện sức khỏe thông qua cách tiếp cận chính là từ dưới lên và dựa vào cộng đồng.

Đánh giá từ các nghiên cứu trên đã dẫn tới hội nghị của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1978 tại Alma Ata, Kazakhstan. Tuyên ngôn Alma-Ata khẳng định vai trò quan trọng của CSSKBĐ là giải quyết vấn đề sức khỏe chính trong cộng đồng, cung cấp các dịch vụ nâng cao, phòng ngừa, chữa trị và phục hồi sức khỏe. Nó nhấn mạnh rằng tiếp cận với CSSKBĐ là chìa khóa để đạt được một mức độ sức khỏe mà sẽ cho phép tất cả các cá nhân tiến tới một cuộc sống hiệu quả cả về kinh tế và xã hội [39, tr.10].

Năm 1985, Tổ chức Y tế Thế giới đã mời các tổ chức phi chính phủ giúp đỡ các chính phủ để đạt được mục tiêu Alma-Ata. Bắt đầu, đó chính là việc hợp tác với nhà nước trong việc đào tạo nhân viên CSSKBĐ được lựa chọn từ cộng đồng của họ.

Năm 2003 tại Madrid, Hội nghị đã đưa ra chiến lược cho CSSKBĐ nhằm đạt mục tiêu “Sức khỏe cho mọi người” ở thế kỷ 21 và mục đích “Phát triển Thiên nhiên kỷ” do Liên Hợp Quốc đề ra. Ở Argentia, tháng 8/2007, Hội nghị quốc tế về Sức khỏe cho Phát triển của WHO khẳng định lại, CSSKBĐ vẫn là chìa khóa để đạt mục đích Phát triển thiên nhiên kỷ với nhiều cơ hội và thách thức mới [18].

Vào năm 2008 đã kỷ niệm 30 năm CSSKBĐ xuất hiện từ tuyên ngôn Alma Ata với việc công bố hai báo cáo quan trọng của Tổ chức Y tế Thế giới và Ủy ban các yếu tố xã hội quyết định của sức khỏe. Báo cáo đặt ra vấn đề trong bối cảnh tồn cầu hóa, khoảng cách giàu nghèo tăng lên, cần xem xét một sự thay đổi từ việc quan tâm chính vào bệnh tật cộng đồng tới những can thiệp về môi trường, lối sống và hành vi, thay đổi ý thức [35, tr.2].

Ngay sau hội nghị Alma-Ata, Việt Nam đã nắm bắt tinh thần và triển khai thực hiện công tác CSSKBĐ với những điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế của quốc gia. Hai nội dung mới trong CSSKBĐ tại Việt Nam được bổ sung thêm vào 8 nội dung được đưa ra tại hội nghị: (1) Giáo dục sức khỏe, (2) Cung cấp nước sạch và thanh khiết môi trường, (3) Bảo vệ sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình, (4) Tiêm chủng mở rộng phòng chống 6 bệnh truyền nhiễm cho trẻ em, (5) Phòng chống các bệnh dịch lưu hành tại địa phương, (6) Chữa bệnh và xử trí các vết thương thơng thường, (7) Dinh dưỡng hợp lý và an toàn thực phẩm, (8) Đảm bảo thuốc thiết yếu, (9) Quản lý sức khỏe, (10) Kiện tồn mạng lưới y tế cơ sở. Làm tốt cơng tác CSSKBĐ là thực hiện các biện pháp hữu hiệu để đạt được mục tiêu sức khỏe đã ghi trong Nghị quyết 37/CP ngày 20/6/1996 của Thủ tướng Chính Phủ [3, tr.13].

Việt Nam tham gia tích cực và đạt được thành công trong việc thực hiện Tuyên ngôn Thiên nhiên kỷ và các Mục tiêu phát triển Thiên nhiên kỷ bắt đầu từ năm 2010. Nghị quyết số 05/NQ-CP, ngày 13/01/2014 của Chính phủ tiếp tục thể hiện định hướng đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu này trong lĩnh vực y tế. Nghị quyết đã đề ra những giải pháp nhằm đảm bảo tính bền vững của thành quả đã đạt được như tăng cường sự lãnh đạo, huy động nguồn lực đầu tư, đổi mới cơ chế và chính sách, nâng cao năng lực hệ thống y tế, hợp tác quốc tế.

Năm 2012, Chính phủ phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012-2015” với mục tiêu chủ động phịng chống dịch bệnh, hình thành hệ thống CSSK đồng bộ và nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe của nhân dân. Năm 2013, “Chiến lược Quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020” được phê duyệt, điều này thể hiện nỗ lực của Đảng và Nhà nước, ngành y tế và toàn xã hội trong việc tiếp tục cải thiện sức khỏe của nhân dân. Mục tiêu của chiến lược là đảm bảo mọi người dân được hưởng các dịch vụ CSSKBĐ, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Một điểm nổi bật đó là đổi mới CSSKBĐ bằng nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia, phối hợp của chính quyền địa phương, các tổ chức chính chị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề

nghiệp đối với hoạt động CSSKBĐ; thực hiện lồng ghép các chương trình, mục tiêu, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền-giáo dục sức khỏe tại cộng đồng. [5]

Từ ngày 9-12/06/2014,tại Hội nghị Bộ trưởng y tế ASEAN 12 với nội dung “Sức khỏe tốt cho Cộng đồng ASEAN sau năm 2015”, Việt Nam thông báo về kế hoạch các sự kiện tổ chức hướng theo chủ đề “CSSKBĐ hướng tới bao phủ y tế tồn dân”.

1.4.3. Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ

Tình hình trên thế giới

Vấn đề CSSK cho phụ nữ luôn được kết hợp với việc phát triển năng lực xã hội của họ, điều này được thể hiện cụ thể qua các hiệp ước hay cam kết quốc tế là những phần quan trọng để thực hiện thành công công tác CSSKBĐ. Kể từ Alma- Ata, CSSKBĐ đã có cả những chương trình vững chắc và gánh chịu những thất bại nghiêm trọng, nhưng nơi nào thực hiện nó đều mang đến lợi ích quan trọng cho phụ nữ: cải thiện sức khỏe của phụ nữ và gia đình họ, đào tạo phụ nữ vừa là người chăm sóc vừa là người giáo dục sức khỏe, đặt họ vào những vị trí cần tới trách nhiệm, khuyến khích sáng kiến cá nhân. Ngồi ra, CSSKBĐ dựa rất lớn vào đóng góp của phụ nữ, sự tham gia của họ trong giáo dục sức khỏe; nó làm tăng sự tự tin và trao quyền cho họ để phục vụ cộng đồng. [31, tr.4]

Điều 12 trong công ước CEDAW (1979) cam kết thức hiện “tất cả các biện pháp phù hợp để loại bỏ phân biệt đối xử chống lại phụ nữ trong lĩnh vực CSSK để đảm bảo sự bình đẳng giữa nam và nữ trong việc tiếp cận tới các dịch vụ CSSK”. Năm 1994, “Cương lĩnh hành động Bắc Kinh” đề ra mục tiêu chiến lược là đảm bảo một tiêu chuẩn cao nhất có thể đạt được về sức khỏe thể chất và tinh thần, nghĩa là tất cả phụ nữ có được sự tiếp cận đầy đủ và công bằng tới CSSK toàn diện, chất lượng cao và có thể chi trả được, thông tin, giáo dục và các dịch vụ trong suốt vòng đời [43, tr.1].

Hai trong 8 nội dung của “Mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ”, đã thừa nhận vào năm 2000, nhằm giải quyết vấn đề sức khỏe phụ nữ 2 trong 8 mục tiêu là cải thiện sức khỏe bà mẹ và phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác. Năm

2004, Hội đồng Y tế Thế giới đã áp dụng chiến dịch đầu tiên về sức khỏe sinh sản, định hướng tới giúp đỡ các quốc gia đẩy rùi những hậu quả nghiêm trọng của bệnh liên quan tới sinh sản và tình dục.

Tình hình tại Việt Nam

Ở Việt Nam, phụ nữ nơng thơn ít được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế. Nhiều chị em thiếu kiến thức về CSSK cho bản thân, hơn nữa mơi trường sống của chị em cịn nhiều thiếu thốn. Chính vì thế, Việt Nam dành sự quan tâm chú trọng tới công tác CSSKBĐ với đối tượng là phụ nữ đặc biệt ở những vùng khó khăn. Từ năm 2000 đến nay, Bộ Y tế đã triển khai dự án Bảo vệ sức khỏe lao động nữ ngành nông nghiệp với các hoạt động can thiệp, hướng dẫn chị em cải thiện điều kiện lao động và môi trường sống.

Kế hoạch y tế quốc gia 5 năm 2011-2015 thể hiện cam kết mạnh mẽ tới công bằng trong y tế, phối kết hợp các chương trình CSSK nhóm phụ nữ và trẻ em. Đã có 5 trong tổng số 13 chương trình mục tiêu y tế quốc gia nhằm giải quyết khó khăn trong CSSK bà mẹ và trẻ em bao gồm tiêm chủng, phòng chống suy dinh dưỡng, CSSK sinh sản và phịng chống HIV/AIDS. Ngồi ra, những chương trình hỗ trợ khác cũng được kết hợp thực hiện như nhóm chương trình Mục tiêu quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh mơi trường nơng thơn. Các chương trình, chiến lược và kế hoạch quốc gia về CSSK sinh sản triển khai từ 2001-2010.

Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 đã xác định việc đảm bảo mọi người trong xã hội được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu là một trong những mục tiêu trọng tâm hàng đầu. Để thực hiện được điều này, Việt Nam cần có sự đổi mới trong CSSKBĐ nghĩa là “Củng cố tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả của Ban chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở cơ sở; nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia, phối hợp của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đối với hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu; thực hiện lồng ghép các chương trình, mục tiêu, đẩy mạnh các hoạt động truyền thơng - giáo dục sức khỏe tại cộng đồng” [5].

Chƣơng 2. Thực trạng cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn xã Thanh Hà

2.1 Tình hình chung về chăm sóc sức khỏe ban đầu tại địa phƣơng

Trách nhiệm quản lý và triển khai các quy định, chương trình chiến lược quốc gia về CSSKBĐ tại Hà Nam thuộc về khối ngành y tế. Các hoạt động được phân công cụ thể tới từng huyện, từng xã nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân và thích hợp với yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương. Để phục vụ cho công tác CSSKBĐ, hệ thống y tế tỉnh Hà Nam được lấp đầy từ tuyến tỉnh đến tuyến xã gồm 3 đơn vị khối nhà nước quản lý và 28 đơn vị sự nghiệp.

CSSKBĐ là nội dung cơ bản và xuyên suốt trong các hoạt động của cơ sở y tế tuyến xã, phường bởi đây là những nơi làm việc trực tiếp với cộng đồng. Hiện nay, trạm y tế xã Thanh Hà là nơi chịu trách nhiệm chính đối với cơng tác CSSKBĐ. Những chương trình triển khai tới người dân tập trung vào hai điểm chính đó là biện pháp phòng ngừa và sự tham gia của địa phương.

Theo như nghiên cứu, các chương trình CSSKBĐ được xây dựng nhằm đạt được mục tiêu chiến lược quốc gia và phương hướng hoạt động của ngành. Mục tiêu chung của các chương trình này được khẳng định đó là người dân đạt được mức độ tốt nhất có thể về sức khỏe, sự thúc đẩy và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng là cần thiết để duy trì sự phát triển kinh tế-xã hội và góp phần đảm bảo bình đẳng giữa mọi thành viên tham gia, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với sức khỏe của người dân. Công tác CSSKBĐ tại xã Thanh Hà đang thực hiện chính là những nỗ lực để duy trì những điểm cơ bản của CSSKBĐ thơng quan việc chăm sóc trực tiếp tới từng cá nhân; đảm bảo việc tiếp xúc đầu tiên; duy trì hoạt động liên tục và toàn diện; phối hợp với các ngành có liên quan; định hướng cộng đồng, đưa những hoạt động này trở thành trung tâm của hệ thống y tế; phân phối các dịch vụ cơng bằng, chất lượng cao, chi phí có thể chấp nhận được, trách nhiệm.

CSSKBĐ tại xã Thanh Hà được thừa nhận là chiến dịch lâu dài nhằm đáp ứng nhu cầu sức khỏe cơ bản của hầu hết người dân trong cộng đồng. Mặc dù, lĩnh vực CSSK là khá rộng với nhiều hoạt động đa dạng nhưng thực tế là công tác y tế

tại xã hướng chính là tới CSSKBĐ. Điều này trở thành mấu chốt của các chương trình tại xã Thanh Hà bởi những điều kiện về cơ sở y tế, tính chất của CSSK tại khu vực nông thôn và đặc điểm về văn hóa, lối sống của cộng đồng. Hiện nay, những cơng tác chính đang được thực hiện tại địa bàn xã là công tác truyền thông giáo dục sức khỏe; công tác tiêm chủng mở rộng; cơng tác vệ sinh an tồn thực phẩm; phòng chống HIV/AIDS; phòng chống sốt rét; CSSK tâm thần; y tế môi trường; CSSK sinh sản; CSSK trẻ em; khám chữa bệnh; phục hồi chức năng; khám dự phòng, hành nghề y dược tư nhân. Rõ ràng, những công tác này tại xã gắn chặt với 10 nội dung CSSKBĐ của Việt Nam.

Báo cáo hàng tháng của trạm y tế xã Thanh Hà đã cho thấy các công tác y tế được duy trì khá đều đặn, dưới đây là số liệu thống kế của một số hoạt động nằm trong công tác CSSKBĐ trong những tháng đầu năm 2014:

Bảng 2.1: Số liệu báo cáo công tác CSSKBĐ 4 tháng đầu năm 2014 tại xã Thanh Hà

STT Nội dung Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4

I Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe

1

Số lần truyền thông trên hệ thống

truyền thanh xã 05 05 05 05

2 Số buổi truyền thông trực tiếp tại

trạm y tế và hộ gia đình 03 02 02 02

3 Số buổi truyền thông tại cộng

đồng 02 02 02 02

II Phòng chống HIV/AIDS

1 Lũy tích số trường hợp nhiễm

HIV 05 06 08 08

2 Lũy tích số trường hợp bệnh nhân

3 Tổng số nhiễm HIV/AIDS được cấp thuốc điều trị 04 04 04 04 III Phòng chống sốt rét 1 Số lượt điều trị 03 02 01 01 2 Số làm mẫu kí sinh trùng 02 02 01 01 IV Y tế môi trƣờng 1 Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch 80 80 80 80 2 Hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh 1175 1943 1945 1945 V Khám chữa bệnh, phục hồi chức năng 1 Tổng số lần khám bệnh 526 371 343 538 2 Tổng số điều trị 467 377 305 481

3 Số bệnh nhân chuyển viện 50 34 38 57

(Nguồn: Thống kê của trạm y tế xã Thanh Hà, 2014)

Nhìn chung, cơng tác CSSKBĐ tại xã Thanh Hà đã thể hiện những nét cơ bản phù hợp với điều kiện vùng nơng thơn bao gồm các chương trình với nội dung xoay quanh lối sống của người dân; đáp ứng nhu cầu của người dân; là một phần trọn vẹn của hệ thống CSSK của huyện; kết hợp các dịch vụ phòng ngừa, nâng cao và phục hồi sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng; những can thiệp sức khỏe đã gần gũi với cộng đồng hơn dựa vào CBYT thơn.

Bên cạnh đó, công tác CSSK tại địa phương đang đối mặt với những thách thức bởi can thiệp cộng đồng ở trong giai đoạn chuyển mình từ mơ hình chỉ tập trung vào kỹ thuật y sinh sang một cách tiếp cận rộng hơn liên quan tới các yếu tố xã hội mà quyết định, nhu cầu phân biệt chăm sóc ban đầu với CSSKBĐ, thách thức còn tồn tại trong việc tìm cách để phát triển những cam kết của cộng đồng địa phương đặc biệt trong các hoạt động trao quyền. Tồn tại những hạn chế trong các

dịch vụ, nơi dung ít thay đổi theo nhu cầu cộng đồng, sự tham gia vào xây dựng và thực hiện các hoạt động CSSK chưa được quan tâm dẫn đến những quyết định về nhu cầu của cộng đồng và giải pháp cho vấn đề hầu như không dựa trên một cuộc đối thoại liên tục giữa người dân và các CBYT, cộng tác viên trong xã đang phục vụ họ.

2.2. Hệ thống thiết chế của xã với chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ

2.2.1. Trạm y tế xã Thanh Hà

Trạm y tế xã Thanh Hà là trung tâm chính trong việc triển khai những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)