Phát triển các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 91 - 96)

Chương 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của nghiên cứu

3.1. Nội dung can thiệp dựa vào cộng đồng

3.1.2. Phát triển các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu

Bổ sung các hoạt động cộng đồng liên quan tới CSSKBĐ cho phụ nữ

Tình hình các hoạt động nằm trong chương trình CSSKBĐ cho phụ nữ xã Thanh Hà đang thực hiện chủ yếu là một vài sinh hoạt đình kỳ trong khi đó “những

buổi sinh hoạt của các tổ chức xã hội hay của một thơn nào đó thường thu hút được nhiều người tham gia bởi nó được thực hiện thường xuyên và mọi người đến đều quan tâm tới những nội dung sinh hoạt nên chị thấy nếu có các các buổi mà nói về việc CSSBĐ hay chỉ đưa thêm nội dung này vào thì sẽ nhiều người trong xã biết đến hơn, mà nếu chị em khơng tham gia thì người nhà họ tham gia sẽ về trao đổi lại”

(Phụ nữ thôn Mậu Chử, 37 tuổi).

CBYT kết hợp với hội phụ nữ để tổ chức các buổi học tập tại cộng đồng để cung cấp kiến thức cơ bản về CSSK cho phụ nữ, đây là một trong những cách thức để triển khai hoạt động giáo dục. Nội dung của những buổi học được thực hiện với mục đích trang bị cho phụ nữ thông tin các bệnh thường gặp, những hành vi có nguy cơ làm nảy sinh bệnh tật và cách thức phòng tránh và điều trị bệnh, CSSK hàng ngày. Hơn nữa, hoạt động này kết hợp với việc giới thiệu dịch vụ CSSKBĐ đang được cung cấp tại trạm y tế và tư vấn trong trường hợp cần tiếp cận ở cơ sở tuyến trên, hay thời điểm nào cần tới sự trợ giúp của CBYT. Những nội dung truyền đạt tới phụ nữ trong cộng đồng u cầu tính chính xác và thuyết phục, vì vậy những buổi giáo dục kiến thức cần tới sự hướng dẫn của bác sỹ chun mơn hay CBYT có kinh nghiệm. Hoạt động học tập cộng đồng không yêu cầu tổ chức với mật độ dày

nhưng để đảm bảo tính gắn kết với đối tượng hướng đến thì cần tổ chức định kỳ với ít nhất 2 lần/năm, sự có mặt của các bác sĩ tuyến trên là một trong những yếu tố thu hút phụ nữ tham gia nhiều hơn.

Dựa vào tình hình hiện nay tại xã Thanh Hà, phụ nữ mang thai đang là đối tượng nằm trong chương trình CSSKK bà mẹ và trẻ em cần được tham gia các buổi tuyên truyền giáo dục về cách thức chăm sóc bản thân trong từng giai đoạn thai kỳ và biết đến các dịch vụ y tế cần thiết, chế độ dinh dưỡng, yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tâm lý của họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy CBYT thôn cũng mong muốn được triển khai hoạt động sinh hoạt này, đồng thời nó sẽ giải quyết thiếu hụt về kiến thức CSSKBĐ của phụ nữ đang mang thai. Đây là hình thức trợ giúp mang tính chất giáo dục do đó CBYT là người trợ giúp và điều hành các buổi sinh hoạt, họ cũng là người trực tiếp tư vấn và hướng dẫn cho phụ nữ, cung cấp thông tin về đợt khám và tiêm chủng định kỳ. Sau khoảng thời gian sinh hoạt và duy trì được số lượng người tham thì việc tập hợp các phụ nữ trong xã đang mang thai sẽ có thể chuyển đổi thành dạng sinh hoạt câu lạc bộ, mở ra môi trường để họ trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, kết hợp với các buổi có sự tham gia của những người chồng. Dựa vào công tác quản lý phụ nữ mang thai, CBYT thôn xác định đối tượng cụ thể và thường xuyên vận động, cung cấp thông tin đầy đủ nhằm tạo môi trường cho đối tượng hỗ trợ dễ dàng tiếp cận và tham gia.

Bên cạnh đó, một số các hoạt động giao lưu văn hóa – xã hội là biện pháp khác để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào công tác CSSKBĐ, “nhiều chị em

cũng mong muốn có các hoạt động giao lưu để được tham gia vì như thế mọi người thấy cuộc sống vui vẻ hơn, các hoạt động xã hội làm mình tự tin và chủ động hơn nữa nó ảnh hưởng tốt đến tâm lý của chị em cũng như gia đình họ. Chị thấy nhiều nhà đầu tiên khơng thích cho người thân tham gia nhưng thấy được sự vui vẻ, khí thế thì họ thay đổi suy nghĩ thôi” (Phụ nữ thơn An Hịa, 26 tuổi). Trong q trình

thực hiện các chương trình tuyền truyền giáo dục về từng mảng CSSKBĐ, nhóm hỗ trợ phổ biến những cuộc thi nhỏ với nội dung xoay quanh vấn đề mà đối tượng can thiệp đã được hỗ trợ. Mục đích của hoạt động này là nhằm giúp phụ nữ củng cố

kiến thức đã tiếp nhận qua việc truyền thông của CBYT và ngược lại đội ngũ truyên truyền đánh giá được kết quả làm việc của họ, tìm ra những hạn chế trong nhận thức và hành vi sức khỏe của phụ nữ tại cộng đồng. Hình thức của các cuộc thi được tổ chức theo dạng giao lưu giữa phụ nữ ở 7 thôn của xã Thanh Hà, thành viên chính là những người đang sử dụng dịch vụ và tham gia tích cực vào hoạt động cộng đồng của các chương trình CSSKBĐ, cùng với đó là sự hợp tác của tồn bộ những phụ nữ có nhu cầu được nâng cao hiểu biểu về những vấn đề sức khỏe. Đây còn là một hoạt động giao lưu dó đó các dạng tham gia dự thi có thể là gồm văn nghệ, kịch hay trò chơi kiến thức và được lồng ghép vào trong các buổi học tập cộng đồng, sinh hoạt câu lạc bộ. Một dạng thức khác là mở ra các cuộc thi viết về những câu chuyện, cảm nhận kèm theo góp ý của phụ nữ đối với các chương trình họ được biết hoặc đã tham gia, hoạt động được phổ biến qua loa phát thanh của địa phương và các cộng tác viên tuyên truyền.

Ngoài ra, việc tổng kết công tác CSSKBĐ cho phụ nữ cần được thêm vào hoạt động đánh giá nhiệm vụ y tế và CSSK hàng năm với sự tham gia của đại diện chính quyền địa phương, CBYT, đội ngũ cộng tác viên và phụ nữ xã Thanh Hà. Trước đây, y tế xã thường chỉ báo cáo chung với các nội dung khác và không thể hiện chi tiết được kết quả hoạt động của mảng CSSKBĐ. Để thay đổi tình hình này, kết qủa của các chương trình triển khai trong năm được thu thập và báo cáo chi tiết trong buổi tổng kết, người dân tham gia có quyền được đưa ra câu hỏi đối với những người xây dựng và tổ chức các chương trình, đóng góp ý kiến của họ để thay đổi hạn chế. Kế hoạch thực hiện công tác CSSKBĐ theo từng mảng cụ thể và những chương trình dành cho phụ nữ trong thời gian tiếp theo sẽ đồng thời được trình bày trong buổi tổng kết để có được nhận xét từ nhiều phía, hơn nữa là huy động sự hỗ trợ về cả vật chất và tinh thần của cộng đồng.

Phát huy vai trò của phụ nữ trong các chương trình CSSKBĐ cho phụ nữ

Hiện nay, phụ nữ trong các chương trình CSSKBĐ tại cộng động xã Thanh Hà chỉ mới là nhóm đối tượng đích, họ vẫn đứng ở thế bị động khi sử dụng dịch vụ hay tham gia các hoạt động về CSSK, do đó khi tìm hiểu phụ nữ trong nhóm nghiên

cứu có thể thấy họ chưa phát huy được năng lực của mình, phối hợp cùng với những nguồn lực khác để đóng góp vào sự phát triển của cơng tác CSSKBĐ cho phụ nữ. Sự thay đổi thể hiện ở việc phụ nữ có vai trị trong tồn bộ tiến trình thực hiện của các chương trình. Cụ thể hơn, các chương trình CSSKBĐ khi được lập kế hoạch xác định phụ nữ vừa là người được hưởng lợi qua việc sử dụng dịch vụ, đồng thời họ là người tham gia vào cả ba mảng chính là tổ chức, thực hiện và giám sát. “Về phía cơ

là CBYT khi tham gia vào các chương trình CSSKBĐ thì cơ thấy mình giúp ích được cho việc cung cấp dịch vụ và các hoạt động vì bản thân mình có được cơ hội đóng góp ý kiến của mình vào việc tổ chức thực hiện và đều là phụ nữ nên mình hiểu những mong muốn chung của các chị em đang có cùng mơi trường sống như mình. Vì thế, cơ mong muốn là những phụ nữ đang ở những vị trí thuận lợi ở xã tích cực đóng góp cho các chương trình CSSKBĐ ngày càng tốt hơn” (CBYT dự phòng,

nữ, 44 tuổi).

Vai trò của phụ nữ cần thể hiện trước hết ở việc xây dựng các chương trình CSSKBĐ do nội dung chương trình được phát triển dựa trên nhu cầu, vấn đề sức khỏe mà phụ nữ đang cần được đáp ứng ngay tại nơi họ sinh sống. Ở đây, đối tượng phụ nữ đang nắm giữ một vai trò nhất định trong cộng đồng hay cơ sở y tế sẽ là người tham gia trực tiếp vào việc quyết định những nội dung CSSK nào là cần thiết cho chị em trong cộng đồng của mình, thơng tin về vấn đề sức khỏe được tìm hiểu và thu thấp từ những cuộc gặp gỡ và các buổi sinh hoạt, sau đó những phụ nữ tham gia vào xây dựng chương trình sẽ đưa những khó khăn đó vào mục tiêu cần được giải quyết. Hơn nữa, phụ nữ luôn là người hiểu rõ về điều kiện sống của chính mình nên họ cần được thúc đẩy để đóng góp ý tưởng và cùng ra quyết định về phương pháp áp dụng chương trình vào trong thực tế “Trong các buổi sinh hoạt của hội phụ

nữ, cô ln động viên chị em chia sẻ khó khăn và có ý kiến gì muốn đóng góp cho việc phát triển của địa phương thì cứ mạnh dạn trao đổi. Sinh hoạt với chị em lâu rồi nên cô hiểu được tâm tư của họ, khi họ đã biết đến hay được sử dụng các dịch vụ CSSK thì chắc chắn họ có cảm nhận và đánh giá riêng của mình thậm chí họ cịn đưa ra những ý kiến rất hợp lý. Nhưng nếu khơng vận động thì họ sẽ ngại nói ra mà

mình khơng tạo động lực thì họ đâu có cơ hội để phát biểu ý kiến đó” (Cán bộ hội

phụ nữ, 53 tuổi).

Đối với quá trình thực hiện các chương trình, phụ nữ chính là những người quyết định sự tồn tại và phát triển của những dịch vụ và hoạt động sinh hoạt về CSSKBĐ. Sự quan tâm và hợp tác của phụ nữ trong xã ở các bước thực hiện là yếu tố quan trọng để duy trì và nâng cao hiệu quả của chương trình. Khi đối tượng phụ nữ là khách hàng trong các dịch vụ CSSKBĐ, họ phải được nhận thông tin cụ thể về dịch vụ, tư vấn và khám chữa bệnh trong khả năng tốt nhất có thể của trạm y tế, được biết về chi phí và chính sách ưu đãi, được phục vụ bằng sự nhiệt tình và tơn trọng của CBYT. Trong các hoạt động liên quan đến CSSKBĐ, muốn những thành viên cảm thấy mình thuộc về nhóm sinh hoạt thì người tổ chức hoạt động sẽ thể hiện sự quan tâm bằng việc tìm hiểu mong muốn của phụ nữ khi tham gia hoạt động và gắn kết chúng vào mục đích của nhóm, việc thường xun tuyên truyền và chia sẻ thông tin để thu hút người tham gia là biện pháp để phụ nữ thấy được những hoạt động đó là dành cho họ. Những phụ nữ đã và đang sử dụng dịch vụ hay tham gia các hoạt động sẽ được đánh giá về chất lượng và hiệu quả của các chương trình. Qua những nhận xét đó, phụ nữ tham gia vào việc điều chỉnh những điểm bất lợi và yếu tố cản trở phụ nữ tiếp cận đến sử dụng đầy đủ và hiệu quả các dịch vụ. Sự đánh giá được trao đổi trực tiếp với cơ sở y tế cung cấp dịch vụ hoặc tới chính quyền địa phương thơng qua đại diện của hội phụ nữ xã.

Để phụ nữ phát huy tối đa vai trị của mình thì họ cịn cần được tham gia vào việc hỗ trợ người tổ chức chương trình quản lý một số nội dung đang được triển khai tại cộng đồng, như vậy phụ nữ trở thành một trong những đối tượng kiểm soát trực tiếp chất lượng hoạt động của các chương trình. Đối với những chương trình đang thực hiện tại xã Thanh Hà, phụ nữ được sắp xếp tham gia quản lý cùng với CBYT trong hoạt động sinh hoạt cộng đồng, tuyên truyền. Khi có những phụ nữ trong xã nắm bắt được vai trò này đồng nghĩa với việc nội dung các chương trình CSSKBĐ phát triển theo hướng thực tế hơn, tiếp cận với người dân đồng thời đảm bảo công bằng cho mọi đối tượng phụ nữ phù hợp với mục tiêu của các chương

trình đó. Ngồi ra, tham gia vào quá trình quản lý thì những phụ nữ này trở thành một nhân tố để đưa các chương trình đến gần với người dân hơn thơng qua các chính sách của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho chị em có hồn cảnh khó khăn được sử dụng đầy đủ dịch vụ.

Cùng với những vai trò trên, phụ nữ tại cộng đồng có thêm cơ hội để thực hiện vai trị như một người giám sát q trình thực hiện các chương trình CSSKBĐ. Sự giám sát của họ là việc kết hợp giữa theo dõi và đánh giá tình hình triển khai chương trình, phương pháp thực hiện, chất lượng của dịch vụ, nội dung và hiệu quả của hoạt động, thái độ và trách nhiệm của đội ngũ CBYT. Đặc biệt với ý kiến đánh giá của những phụ nữ đã và đang sử dụng dịch vụ, tham gia thường xuyên các hoạt động là yếu tố góp phần cải thiện kết quả của các chương trình và đồng thời chính phụ nữ nhận thấy được vị trí và trách nhiệm của bản thân họ trong cơng tác CSSKBĐ. Do đó, khi sở hữu vai trị giám sát thì phụ nữ trong cộng đồng đã tự mình nâng cao nhận thức về CSSK, có thơng tin cụ thể về các chương trình đang triển khai để chủ động tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)