Thế mạnh và rào cản từ phía cộng đồng đối với chăm sóc sức khỏe ban đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 81 - 86)

Chương 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của nghiên cứu

2.4. Tác động của các bên liên quan tới chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ

2.4.4. Thế mạnh và rào cản từ phía cộng đồng đối với chăm sóc sức khỏe ban đầu

ban đầu cho phụ nữ tại xã Thanh Hà

2.4.4.1. Thế mạnh của cộng đồng

Xã Thanh Hà là địa phương đã gần hoàn thành các mục tiêu của xây dựng nông thôn mới, điều kiện kinh tế của người dân được cải thiện thông qua thu hút đầu tư của các doanh nghiệp và nhà máy, duy trì và phát triển làng nghề. Sự phát triển kinh tế là một thế mạnh của cộng đồng tạo điều kiện nâng cao đời sống xã hội của phụ nữ trong xã. Hiện nay, phụ nữ trong xã đã có cơ hội lựa chọn nghề nghiệp đảm bảo thu nhập ổn định từ đó quan tâm hơn đến CSSK ban thân. Bên cạnh đó, thế mạnh về kinh tế giúp cộng đồng xây dựng được nguồn ngân sách phát triển các chương trình CSSKBĐ cho phụ nữ.

Tính cộng đồng là thế mạnh tiếp theo ở xã Thanh Hà, với nguồn gốc là lao động nông nghiệp và nghề thủ công nên các chị em sẵn sàng đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Nếu khai thác và phát huy hiệu quả tính tập thể và hịa đồng của phụ nữ trong cộng đồng thì sẽ thu hút được phụ nữ tham gia vào các hoạt động CSSKBĐ. Với thế mạnh là sự kết nối trong cộng đồng trở thành cơ sở đảm bảo sự dân chủ và bình đẳng của người phụ nữ khi tham gia vào các chương trình, bản thân họ trở thành một bộ phận đóng góp ý kiến và những hỗ trợ thực tế khác trong quá trình nâng cao hiệu quả CSSKBĐ.

Tập trung được một đội ngũ hầu hết là nữ giới tham gia tổ chức và triển khai các chương trình CSSKBĐ cũng được nhìn nhận như là một thế mạnh của cộng đồng. Hầu hết các thành viên làm các chương trình hiện nay đều là phụ nữ trong xã

Thanh Hà, vì vậy họ có điều kiện để hiểu nhu cầu, tâm lý và vấn đề sức khỏe mà chị em trong xã hay gặp phải. Trong quá trình thực hiện các chương trình, các CBYT và cộng tác viên nữ sẽ dễ dàng tiếp cận và chia sẻ những thông tin về CSSK đặc biệt là vấn đề có tính nhạy cảm cho phụ nữ trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, các tiểu hệ thống trong cộng đồng xã Thanh Hà mà có sự tác động tới các chương trình CSSKBĐ cũng chứa đựng tiềm năng để nâng cao hiệu quả các chương trình hiện nay. Các chính sách về chăm sóc sức khỏe và các chính sách dành cho phụ nữ hiện nay sẽ là yếu tố cơ bản để chính quyền địa phương có những chỉ đạo cụ thể và xác định rõ khả năng hỗ trợ cho các hoạt động cộng đồng. Đây là yếu tố tạo động lực cho phụ nữ tham gia vào các chương trình CSSKBĐ do họ có được hỗ trợ ban đầu để tiếp cận với các dịch vụ CSSK và cũng nhận thấy sự đảm bảo về mặt pháp lý và sự cơng bằng. Nguồn nhân lực chính tham gia vào việc cung cấp dịch vụ vẫn ln giữ vai trị quan trọng, đưa các nội dung chương trình tới phụ nữ trong cộng đồng; hơn nữa dựa vào chuyên môn, kinh nghiệm và sự gắn kết với phụ nữ tại xã là điều kiện thuận lợi để CBYT và các cộng tác viên vận động được phụ nữ tìm đến các chương trình CSSKBĐ.

Các tổ chức xã hội dựa vào uy tín của mình trong cộng đồng là tiềm lực lớn đối với các chương trình CSSKBĐ đặc biệt là các hoạt động mang tính cộng đồng, những tổ chức xã hội như Hội phụ nữ khơng chỉ đóng góp về tài nhân lực, tài chính mà cịn có khả năng huy động sự trợ giúp từ chính quyền và các cá nhân khác trong cộng đồng. Cụ thể như Hội phụ nữ có trách nhiệm cung cấp thơng tin về tình hình đời sống của phụ nữ trong xã để từ đó địa phương xây dựng các chương trình phù hợp nhu cầu và mong đợi của chị em trong xã. Một trong những tiềm năng cần được phát huy đó chính là những phụ nữ đang sinh sống tại xã Thanh Hà bởi họ là người dành sự quan tâm trực tiếp tới mọi chương trình CSSKBĐ mà bản thân được hưởng lợi, xuất phát từ nhu cầu được hưởng dịch vụ chất lượng và tham gia các hoạt động thiết thực thì phụ nữ trong xã sẽ sẵn sàng đưa ra sự đóng góp về vật chất và tinh thần nhằm khắc phục những hạn chế của các chương trình hiện nay.

Lối sống tiết kiệm của người dân là một rào cản đối với các chương trình CSSKBĐ. Hiện nay, những phụ nữ ở xã Thanh Hà thường vẫn là người lo toan việc chi tiêu trong gia đình trong khi đó hầu hết xuất thân từ gia đình nhà nơng nên bản tính chắt chiu vẫn ảnh hưởng đến nhiều người. Mặc dù, giá của các dịch vụ hay đóng góp cho các hoạt động CSSKBĐ đều ở mức hợp lý với điều kiện của các chị em, nhưng do ảnh hưởng lối sống này đã cản trở động lực tham gia các chương trình: “Từ trước đến giờ, phụ nữ ở nơng thơn như các chị làm việc vất vả để kiếm

tiền nên chi tiêu là phải tính tốn kỹ. Như thế gây khó khăn lớn nhất là tới các hoạt động cộng đồng vì người dân tham gia khơng thấy lợi ích ngay nên họ sợ mất thời gian, tiền của đóng góp mà thậm chí có những chị em suy nghĩ rằng đến các hoạt động như thế là phải có hỗ trợ, khơng thì họ cũng chẳng hào hứng lắm hoặc thấy vậy thì đến một lần rồi thơi” (CBYT thơn, nữ, 34 tuổi).

Trong cộng đồng xã cịn tồn tại rào cản nảy sinh từ tâm lý chủ quan của phụ nữ: “Nhiều chị em cứ hay nghĩ khơng khám sức khỏe thì thơi để vậy chắc khơng sao

hay tự khỏi, cứ đi kiểm tra ra bệnh lại phải mất chi phí điều trị và làm cho người thân phải lo cho mình. Các cơ động viên đi khám gặp nhiều người họ bảo thà khơng biết thì thơi đi khám biết có bệnh phải suy nghĩ, lo lắng thêm” (CBYT dự phòng,

nữ, 44 tuổi). Như vậy, phụ nữ trong cộng đồng ln có tâm lý e sợ khi biết rằng bản thân mắc bệnh và ngại ảnh hưởng đến cuộc sống của người thân khác. Yếu tố tâm lý tiêu cực này khiến cho phụ nữ khơng nhìn thấy được tác dụng phịng ngừa của các chương trình CSSKBĐ. Ngồi ra, thơng tin tìm hiểu từ đối tượng phụ nữ trong nghiên cứu cho thấy họ suy nghĩ rằng ở độ tuổi trẻ chưa cần lo lắng về các vấn đề sức khỏe, khi mới chỉ gặp dấu hiệu nhẹ họ thường chưa quan tâm và chủ quan không đi kiểm tra.

Một số yếu tố về văn hóa, phong tục tập quán tạo ra trở ngại cho các chương trình CSSKBĐ. Thứ nhất, tư tưởng muốn có con trai để sau này chăm lo cho gia đình, yếu tố này cản trở lớn đến chương trình dân số - KHHGD, tính đến tháng 6/2014 ban dân số thống kê vẫn có 17/92 trường hợp trẻ sinh ra là con thứ 3. Dù người phụ nữ khơng có mong muốn tiếp tục sinh con nhưng họ phải đáp ứng cho

gia đình nhà chồng một đứa con trai hoặc phụ nữ khơng kế hoạch để có con trai vì lo ngại sức ép tâm lý từ phía nhà chồng và người xung quanh. Thứ hai, tư duy rằng phụ nữ phải chú tâm chăm lo cho việc gia đình, chính vì thế phụ nữ cịn đang ở độ tuổi trẻ họ chưa tích cực tham gia các hoạt động xã hội: “Phụ nữ như mình có nhiều

cái khó, bây giờ đang ở thời điểm bận bịu làm ăn, chăm sóc con cái mà mình hay tham gia sinh hoạt gì bên ngồi là nhiều khi gia đình khơng thoải mái đâu, mọi người lại bảo mình là việc nhà chưa xong đã lo những chuyện bên ngồi rồi có khi cho rằng khơng chăm chỉ, chịu khó” (Phụ nữ thơn Quang Trung, 33 tuổi). Chương

trình CSSK sinh sản cũng gặp phải rào cản từ cách nghĩ của phụ nữ: “Khi chị tư vấn

cho phụ nữ đi khám họ bảo tự chăm sóc được, vì tự nhiên đi khám phụ khoa là họ thẹn. Nhiều phụ nữ cảm thấy ngại lắm, họ cho rằng đấy là việc kín đáo nên đến cho người ta kiểm tra thì khơng tiện, cảm giác xấu hổ nữa” (CBYT thôn, nữ, 34 tuổi).

Tiểu kết chƣơng 2

Thơng qua phân tích về tình hình CSSKBĐ cho phụ nữ nông thôn tại xã Thanh Hà đã cho thấy ảnh hưởng tích cực và hạn chế của các chương trình đang triển khai tại cộng đồng. Đồng thời, nội dung của nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố tiềm năng sẵn có cần được khai thác và phát huy để nâng cao hiệu quả CSSKBĐ cho phụ nữ nông thôn.

Nhận xét một cách toàn diện dựa vào kết quả nghiên cứu có thể khẳng định các dịch vụ và hoạt động thực tế chưa đạt được hiệu quả tương ứng với mục tiêu đề ra. Theo như thang bậc đánh giá của CSSKBĐ thì các dịch vụ tại xã đáp ứng ở mức độ sẵn có, tiếp cận và sử dụng khá dễ dàng dịch vụ còn chưa đạt đến mức sử dụng đầy đủ và hiệu quả; hơn nữa các hoạt động còn dừng lại ở mức độ tiếp cận. Điều tra thực tế đã chứng minh khả năng đáp ứng nhu cầu của các chương trình CSSKBĐ tại xã Thanh Hà: 22% đáp ứng hoàn toàn; 69,3% đáp ứng một phần; 8,7% chưa đáp ứng. Qua phân tích trên, những thế mạnh của cộng đồng xã Thanh Hà bao gồm sự phát triển kinh tế và tính cộng đồng, rào cản đang tồn tại cộng đồng là lối sống và tâm lý ảnh hưởng từ cuộc sống lao động vất vả, phong tục truyền thống lạc hậu. Nghiên cứu trong phần này đã làm sáng tỏ về việc sử dụng nguồn lực trong

CSSKBĐ; rõ ràng việc CSSK của phụ nữ chịu tác động từ nhiều phía gồm chính quyền, tổ chức xã hội, gia đình, các CBYT và phụ nữ trong cộng đồng; tất cả những yếu tố này đều có thể tạo ra hỗ trợ về mặt vật chất và tinh thần nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ nhưng thực tế các chương trình mới chỉ tận dụng chủ yếu là nguồn lực trực tiếp từ hệ thống y tế của địa phương.

Qua những luận điểm phân tích, các mục tiêu cần được hoàn thành và khả năng tác động đến đời sống của phụ nữ nơng thơn là hai khía cạnh thể hiện sự thiếu hiệu quả trong CSSKBĐ. Trong phạm vi đối tượng nghiên cứu cho thấy các chương trình chưa đạt được hai mục tiêu là duy trì mối quan hệ thường xuyên và liên tục với phụ nữ, thu hút sự hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng. Những tác dụng mang đến cho phụ nữ mới chỉ dừng lại ở thay đổi tích cực về thể chất và tình thần, các chương trình cịn hạn chế trong việc tạo ra tác dụng mang tính xã hội như phát huy năng lực của phụ nữ trong công tác CSSK. Những vấn đề này xuất phát từ các nguyên nhân là trạm y tế của xã vẫn đang gặp khó khăn về cơ sở vật chất và chuyên môn của đội ngũ CBYT nên các dịch vụ chưa thu hút được phụ nữ, truyền thông là bước ban đầu trong các chương trình CSSKBĐ nhưng cơng tác này chưa phát huy hiệu quả tại xã Thanh Hà, công tác CSSKBĐ cho phụ nữ xã Thanh Hà còn hạn chế trong khả năng khai thác tiềm năng và nguồn lực cộng đồng.

Chƣơng 3: Đề xuất định hƣớng can thiệp nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ xã Thanh Hà dựa vào cộng đồng

Những can thiệp được đề xuất hướng đến mục tiêu tổng quan là nâng cao hiệu quả của các chương trình CSSKBĐ cho phụ nữ tại địa bàn xã Thanh Hà. Để đạt được điều này thì những nội dung can thiệp tập trung phát huy những chương trình CSSKBĐ đang được triển khai đồng thời khắc phục hạn chế và đổi mới một vài phương thức tổ chức thực hiện giúp phụ nữ có điều kiện thuận lợi để tham gia vào các chương trình này. Mọi hình thức can thiệp đều được xây dựng dựa trên khả năng hỗ trợ từ phía cộng đồng nhằm khai thác tồn bộ tiềm năng về nhân lực, tài chính và sức mạnh liên kết trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)