Nội dung và kết quả thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 58 - 68)

Chương 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của nghiên cứu

2.3 Tình hình thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ

2.3.1. Nội dung và kết quả thực hiện

2.3.1.1. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu Khám chữa bệnh thông thường

Cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh luôn được thực hiện thường xuyên tại y tế cơ sở, đây là bước đầu tiên để xác định vấn đề sức khỏe của người dân. Người bệnh có bảo hiểm y tế hay thuộc hộ nghèo thì sẽ được khám và cung cấp một số loại thuốc miễn phí theo quy định, cịn đối với những người đến khám khơng có bảo hiểm hầu như được khám miễn phí và chỉ thu tiền thuốc. Mặc dù dịch vụ này hướng toàn bộ cộng đồng nhưng đối tượng thường gặp hiện nay là trẻ em, người già và người bị bệnh mãn tính, phụ nữ ở trong độ sinh đẻ thường ít tham gia.

Thực tế, qua điều tra bảng hỏi với 150 phụ nữ tại xã Thanh Hà cũng đưa ra những con số thống kê tương ứng với vấn đến hiện tại là chỉ có 36 người nghĩa là 24% đã từng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh thông thường tại trạm y tế. Điều này dẫn đến tỷ lệ mua thuốc điều trị tại trạm y tế khá thấp mới chỉ có 17,3%. Xét về mức độ thường xuyên sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh, trong số 24% người đã sử dụng thì 15,2% thường xuyên; 34,7% thỉnh thoảng và 50,1% hiếm khi. Số liệu này chứng minh về khả năng duy trì việc sử dụng dịch vụ là tương đối thấp.

Điều này được giải thích rằng: “Khi gặp các bệnh thơng thường, chị em chủ

động mua thuốc và chữa lấy theo kinh nghiệm cịn đến lúc có vấn đề gì nặng họ mới đi lên tuyến trên. Theo suy nghĩ của nhiều phụ nữ ở vùng thơn q thì nhiều bệnh có thể tự khỏi thì tự chữa cũng được”. (CBYT thôn, nữ, 34 tuổi). Rõ ràng, việc tự chủ

động đối với việc điều trị bệnh là tốt nhưng nếu không hiểu rõ vấn đề thì lại trở thành mối nguy hiểm tới sức khỏe lâu dài: “Với phụ nữ trong xã, chỉ có một số người hiểu biết chứ phần lớn họ không hiểu lắm về các bệnh. Khơng biết thì điều trị lung tung, nhầm lẫn dẫn đến nặng hơn và lâu dài. Chị em với dấu hiệu bệnh nhẹ thì chưa để ý đâu phải có tác động để nâng cao hiểu biết của họ. Mà họ khơng có thời gian vì phải lo cuộc sống mưu sinh hàng ngày nên ban đầu chưa chủ động, tuy

nhiên họ biết thì họ lo cho mình hơn và thu xếp thời gian để đến khám chữa bệnh”

(CBYT thôn, nữ, 34 tuổi).

Khám chữa bệnh thông thường là hoạt động chính tại trạm cho mọi đối tượng nên ưu điểm nằm ở tính sẵn có của nó. Trong quy trình khám chữa bệnh, phụ nữ được giải thích và tư vấn, có thuốc cung cấp ngay tại trạm đảm bảo chất lượng và giá thành. Tuy nhiên, dịch vụ chưa thu hút được đối tượng phụ nữ trong độ tuổi nghiên cứu do yếu tố khách quan và chủ quan. Thứ nhất, phụ nữ trong xã còn chủ quan với sức khỏe bản thân trong khi đó hoạt động tuyên truyền về dịch vụ cũng không được củng cố thường xuyên làm cho dịch vụ bị bó hẹp về đối tượng tham gia. Hai là sự kết hợp lỏng lẻo giữa dịch vụ và hoạt động giáo dục sức khỏe cộng đồng.

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

Sức khỏe sinh sản sẽ bao trùm rất nhiều lĩnh vực khác nhau tuy nhiên theo đặc điểm địa bàn nên nội dung nghiên cứu thực hiện là về công tác dân số - KHHGD, phòng và điều trị các bệnh phụ nữ, CSSK phụ nữ và làm mẹ an tồn.

Cơng tác dân số - KHHGD được coi là trọng điểm trong nội dung hoạt động của tuyến y tế cơ sở tại xã Thanh Hà: “Về dịch vụ KHHGD, chúng tơi có những hoạt động chính là tun truyền, vận động, tư vấn và cung cấp phương tiện tránh thai. Trong q trình này, chúng tơi đưa cho người dân thông tin và cả hướng dẫn giúp họ hiểu và áp dụng đúng các biện pháp để có được hiệu quả cao nhất” (CBYT

xã, nam, 51 tuổi). Dịch vụ kế hoạch hóa gia đình phải vận động và thu hút được những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc góp phần đảm bảo cân bằng và ổn định dân số. “Mục tiêu của dịch vụ là giúp cá nhân và các cặp vợ chồng lựa chọn chủ động, có ý thức về thời điểm và khoảng cách giữa các lần sinh, điều chỉnh số con. Việc có sử dụng dịch vụ hay khơng hồn tồn tự nguyện nên các cơ muốn có nhiều người tham gia thì chủ yếu là qua các đợt phong trào. Đối tượng chính của các cuộc vận động là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ” (CBYT dự phòng, nữ, 44 tuổi). Y tế của xã Thanh Hà đã mở rộng các phương

pháp KHHGD để phụ nữ có những sự lựa chọn phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe gồm đặt vịng, thuốc tránh thai, bao cao su và thuốc cấy .

Một dịch vụ khác trong chương trình CSSK sinh sản của xã là giúp phụ nữ phòng và điều trị bệnh phụ khoa: “Sau mỗi vụ mùa thì cán bộ dân số tổ chức chiến

dịch về sức khỏe sinh sản, phụ nữ ở xã thường tập trung đến khám và được tư vấn. Dịch vụ khám bệnh này thì là dành cho mọi phụ nữ nhất là trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 – 49 tuổi, nhưng quá trình làm việc ở đây cô biết là những người đi khám chủ yếu là chị em có gia đình từ trên 20 tuổi mới quan tâm và cũng chỉ vận động họ là có hiệu quả nhất”. (CBYT dự phịng, nữ, 44 tuổi). Việc kết hợp giữa hai nội dung

về sức khỏe sinh sản đã giúp phụ nữ trong xã sử dụng dịch vụ nhiều hơn: “Khi vận

động chương trình CSSK sinh sản, các chị bao giờ cũng tuyên truyền về các biện pháp kế hoạch và khám bệnh phụ khoa vì phụ nữ có nhu cầu kế hoạch họ sẽ cần kiểm tra các bệnh phụ khoa trước, có một số người đến khám vì dự định có con”

(CBYT thơn, nữ, 34 tuổi).

CSSK bà mẹ là một mảng trong CSSK sinh sản, có trong việc thực hiện chiến lược quốc gia về dinh dưỡng, chương trình giám sát dinh dưỡng và chương trình phịng chống thiếu máu dinh dưỡng (uống viên sắt hoặc thuốc bổ máu ít nhất 3 tháng đối với phụ nữ mang thai). “Dịch vụ CSSK cho phụ nữ mang thai ở xã được

thực hiện từng bước gồm giáo dục, chăm sóc trước sinh, trong khi đẻ và sau sinh để đảm bảo việc sinh đẻ an toàn. Khi cung cấp cho chị em dịch vụ này, các cô đều xác định mục đích là làm sao để sức khỏe của các bà mẹ tốt hơn và giúp họ làm mẹ an tồn. Phụ nữ ở nơng thơn thường kết hôn sớm hơn trên thành phố và điều kiện sinh hoạt chưa đầy đủ nên họ dễ gặp phải vấn đề sức khỏe khi mang thai. Ở trạm, các cô cho các bà mẹ được uống viên sắt và vitamin A để bổ sung vi chất, ngoài ra tại mỗi giai đoạn thai kỳ cũng có dịch vụ khám và tiêm phịng” (CBYT dự phòng, nữ, 44

tuổi). Việc quản lý phụ nữ có thai được thực hiện đến từng cá nhân và gia đình:

“Cơng việc quản lý phụ nữ mang thai cũng nhiều lắm, chị phải nắm được số phụ nữ mang thai, phụ nữ mới có thai và trường hợp đã sinh hoặc sảy thai. Chị còn tổng hợp về độ tuổi mang thai và số con họ có để sau này cịn vận động họ tham gia vào dịch vụ KHHGD” (CBYT thôn, nữ, 34 tuổi).

Như vậy, các dịch vụ CSSK sinh sản luôn được cung cấp tại trạm y tế xã tuy nhiên thời điểm phụ nữ tham gia nhiều chỉ là sau một đợt làm phong trào tại cộng đồng. Khi phụ nữ được cung cấp thông tin và tác động từ phía CBYT và những người xung quanh thì họ có động lực để chủ động tham gia vào các các dịch vụ CSSK sinh sản. Qua báo cáo 4 tháng đầu năm 2014 về tình hình sử dụng các dịch vụ trong chương trình CSSK sinh sản có thể thấy sự tăng lên về số phụ nữ tham gia khi kết thúc đợt vận động vào cuối tháng 3.

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng các dịch vụ CSSKBĐ 4 tháng đầu năm 2014 ở xã Thanh Hà

STT Nội dung Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4

I Dịch vụ KHHGD

1 Số đặt vòng tránh thai 05 05 06 40

2 Số dung bao cao su 36 20 27 20

3 Số dùng thuốc tránh thai 18 11 05 27

II Phòng và điều trị bệnh phụ nữ

1 Số khám phụ khoa 171 177 169 176

2 Số điều trị phụ khoa 63 66 58 70

III CSSK bà mẹ

1 Số phụ nữ có thai được quản lý 50 61 77 92

- Số mới phát hiện 10 11 16 15

- Tổng số lần khám thai 72 41 34 41

- Số phụ nữ có thai được uống viên

sắt 10 11 16 15

2 Số đẻ trong tháng 4 15 05 16

- Số lần khám thai cho phụ nữ đẻ 12 45 15 48 - Số phụ nữ đẻ được uống vitamin

A 4 15 05 16

Phân tích bảng hỏi của 150 phụ nữ đã và đang sử dụng các dịch vụ CSSK sinh sản đã cho ra kết quả: số phụ nữ sử dụng dịch vụ KHHGD là 40,7%; dịch vụ phòng và điều trị các bệnh phụ khoa là 45,3%; dịch vụ CSSK bà mẹ là 41,3%. Với điều tra có thể thấy khoảng gần một nửa số phụ nữ ở độ tuổi 25-40 sử dụng các dịch vụ CSSK sinh sản. Tuy nhiên, tính ổn định và bền vững trong quá trình phụ nữ tham gia vào các dịch vụ là không cao, điều này thể hiện ở tỷ lệ tham gia định kỳ các dịch vụ thì mức độ thường xuyên có tỷ lệ thấp nhất là 6% và cao nhất chỉ có 18,7%. Thực tế, phụ nữ trong xã chỉ tích cực đến khám khi được vận động, có những người mang thai chỉ đến khám trong thời điểm gần kề với việc sinh nở.

Tóm lại, ưu điểm của các chương trình CSSK sinh sản là đã được thực hiện một cách hệ thống, nghĩa là ban đầu tác động tới ý thức của người dân thông qua các đợt vận động để từ đó cung cấp các dịch vụ. Thứ hai là đối với những dịch vụ đang cung cấp đều đúng kỹ thuật và an toàn. Ngược lại, những nhược điểm đang tồn tại là thiếu tính đa dạng trong cách thức thực hiện và đổi mới các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của phụ nữ trong xã. Các chương trình CSSK sinh sản đang thực hiện tại xã đang thực hiện là những sự cung cấp một chiều từ phía y tế cơ sở và chú trọng vào việc chữa bệnh, mà chưa quan tâm tới việc kết nối với phụ nữ cộng đồng để giúp họ nâng cao khả năng tự CSSK sinh sản. Bên cạnh đó, phụ nữ chưa chủ động tìm đến các dịch vụ, sống dưới ảnh hưởng quan niệm truyền thống nhiều người coi vấn đề sức khỏe sinh sản là việc riêng tư, nhạy cảm và việc mang thai là tự nhiên nên chưa thực sự chú trọng để tìm hiểu cách tự chăm sóc hay khơng cần nhiều sự hỗ trợ từ phía y tế.

2.3.1.2. Các hoạt động liên quan đến CSSKBĐ Giáo dục kiến thức CSSK

Chương trình giáo dục sức khỏe là một q trình tác động có kế hoạch đến nhận thức của con người nhằm giúp họ thay đổi hành vi sức khỏe, đòi hỏi thời gian dài để có được kết quả mong muốn: “Có rất nhiều những thói quen, lối sống của

phụ nữ ở vùng nông thôn ảnh hưởng đến sức khỏe của họ, đơi khi họ khơng nhận ra cái đó là chưa tốt nên chúng tôi phải mất rất nhiều thời gian để thay đổi được.

Những nội dung giáo dục sức khỏe tại đây chủ yếu là điều chỉnh thói quen trong lao động và sinh hoạt gia đình, phịng tránh bênh tật đặc biệt là vào mùa dịch” (CBYT

dự phòng, nữ, 44 tuổi).

Thực tế, hoạt động giáo dục sức khỏe cho phụ nữ tại xã Thanh Hà đã truyền thông và giáo dục được một số kiến thức hữu ích: “Những phụ nữ làm nông nghiệp

tiếp xúc thường xuyên với chất hóa học và đồng ruộng nên dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn hay đường hô hấp nên các chị hướng dẫn họ cách bảo vệ cơ thể. Còn đối với những người làm nghề thuê ren thì họ phải ngồi nhiều nên chị tư vấn cho họ cách tránh những bệnh như cơ khớp, cân nặng và một số bệnh do ít vận động. Ngoài ra, kiến thức về sức khỏe sinh sản cũng thường xuyên được phổ biến tới các chị em”

(CBYT thôn, nữ, 34 tuổi).

Qua tìm hiểu 150 phụ nữ trong phạm vi nghiên cứu cho thấy kết quả của hoạt động giáo dục sức khỏe chưa được đầu tư và phát huy, thể hiện rằng chỉ có 26,7% tham gia vào hoạt động trong khi đó 79,3% ở mức độ thỉnh thoảng. Hoạt động chưa hiệu quả này xuất phát từ cả bên tổ chức và đối tượng tham gia bởi vì: “Giáo dục

sức khỏe là hoạt động có tính tương tác, thông tin được cung cấp từ các cán bộ tuyền truyền nhưng cần được phản hồi lại từ phía phụ nữ than gia. Trong khi đó, hoạt động này tác động đến cả tình cảm và lý trí vì vậy thay đổi được hành vi của họ ngồi sự nhiệt tình của các nhân viên cịn cần tới sự nỗ lực chính bản thân họ. Nhiều trường hợp chúng tôi đến tư vấn cho họ thì họ nói khơng cần hay biết rồi nhưng cũng khơng làm theo, cịn có người chỉ để tâm thực hiện được một vài lần rồi quay về với hành vi cũ” (CBYT dự phòng, nữ, 44 tuổi). Bên cạnh đó, cách thức tổ

chức chưa phù hợp ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ: “Ở thơn, có cộng tác

viên y tế và mấy chị y tế thôn đến nhà để tư vấn về việc chăm sóc cho bản thân và gia đình nhưng khơng phải thường xun, lâu lâu có tờ rơi về một số bệnh phổ biến. Chị nghĩ những nội dung họ nói cũng có ích cho mình nhưng thật ra để mà mọi người tham gia thì cần có những tư vấn cụ thể và liên tục hơn” (Phụ nữ thôn Mậu

Tóm lại, việc lựa chọn đối tượng đích và nội dung thực hiện trong giáo dục kiến thức CSSK là phù hợp và thiết thực với phụ nữ ở nông thơn. Nhưng cịn nhiều khó khăn khiến cho hoạt động chưa đạt hiệu quả thực sự. Thứ nhất, những đợt truyền thông trực tiếp tới người dân rời rạc trong đó chủ yếu chỉ sử dụng CBYT thơn. Thứ hai, hình thức truyền thơng chưa phong phú cơ bản là tư vấn cho cá nhân tại hộ gia đình hoặc gặp gỡ y sĩ tại phòng tư vấn của xã. Cuối cùng, bản thân phụ nữ tâm lý ngại thay đổi những thói quen cũ, với những hạn chế về kiến thức và môi trường sống họ chưa nhận thức được việc cần thay đổi hành vi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Câu lạc bộ “Không sinh con thứ ba trở lên”

Hiện nay, phụ nữ trong xã có cơ hội tham gia vào câu lạc bộ “Không sinh con thứ ba trở lên”, đây là một hình thức sinh hoạt cộng đồng được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa ban dân số - KHHGD và hội phụ nữ. Câu lạc bộ hoạt động với mục tiêu là tăng cường nhận thức của chị em phụ nữ xung quanh việc sinh con thứ ba: “Nội dung sinh hoạt tại các buổi câu lạc bộ là về sự mất cân bằng giới tính, cán

bộ dân số là người chủ nhiệm câu lạc bộ sẽ đưa ra tình hình hiện nay sau đó trao đổi cùng các chị em về nguyên nhân, hậu quả và một số biện pháp khắc phục. Từ những ý kiến chị em trong câu lạc bộ trao đổi các cơ đã có thêm nhiều nội dung mới từ đó, những đợt sinh hoạt gần đây có chủ đề khá hữu ích như là chia sẻ “tác động tiêu cực và tích cực của dân số đến sự phát triển đời sống tại xã” hay “nam giới chia sẻ trách nhiệm trong việc thực hiện KHHGD”” (CBYT dự phòng, nữ, 44

tuổi). Câu lạc bộ sinh hoạt dưới dạng một nhóm mở: “Trong một năm câu lạc bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)