Vai trò của nhân viên công tác xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 108)

Chương 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của nghiên cứu

3.3. Vai trò của nhân viên công tác xã hội

Với lĩnh vực CSSKBĐ, NVCTXH áp dụng một chuỗi các kỹ năng và thực hành tới mô hình cung cấp dịch vụ này nhờ vào vai trò đa dạng như nhà tham vấn, biện hộ, phát triển cộng đồng, quản lý trường hợp… Tuy nhiên, ở phạm vi can thiệp cộng đồng, NVCTXH là người thực hiện những tác động chuyên nghiệp khiến cho cộng đồng nhận điện được mục tiêu, tiềm năng và các nguồn lực để hỗ trợ đạt được mục đích phát triển toàn diện.

Trong quá trình thực hành, NVCTXH đứng ở vị trí là người áp dụng cách tiếp cận dựa vào cộng đồng để khám phá ra những cách thức can thiệp giúp nâng

cao hiệu quả CSSKBĐ với đối tượng của thể là phụ nữ nông thôn. Theo định hướng can thiệp này, NVCTXH thực hiện chức năng phát triển qua việc cung cấp những sự trợ giúp ở phạm vi cộng đồng để từ đó tác động gián tiếp tới từng cá nhân; như vậy, NVCTXH có thể giữ đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong tiến trình hỗ trợ cộng đồng tạo nên những thay đổi tích cực cho các chương trình CSSKBĐ.

NVCTXH và vai trò tổ chức thực hiện

Trong quá trình can thiệp để nâng cao hiệu quả CSSKBĐ cho phụ nữ xã Thanh Hà, NVCTXH phối hợp cùng với CBYT để cùng tổ chức thực hiện các chương trình, tham gia vào toàn bộ tiến trình thực hiên của một chương trình từ giai đoạn lên kế hoạch đến tiền hành can thiệp cộng đồng. NCTXH tìm hiểu và đánh giá những thuận lợi và khó khăn đang tồn tại trong quá trình triển khai các nội dung tới cộng đồng, tìm hiểu nhu cầu của phụ nữ xã, những nguồn lực và tiềm năng cũng như rào cản mà các yếu tố trong cộng đồng. Từ những phân tích đã thu thập được thì NVCTXH sẽ đóng góp vào tiến trình thay đổi nội dung các chương trình hoạt động đặc biệt đưa ra ý kiến để giúp các chương trình thể hiện được tính chất của một dịch vụ hướng tới cộng đồng, có biện pháp giải quyết khó khăn mang tính xã hội khi họ sử dụng các dịch vụ CSSKBĐ. Sự hợp tác này cũng giúp xây dựng lên được các kế hoạch phù hợp với hoàn cảnh cộng đồng, đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ, phụ nữ có được quyền lợi khi tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe cộng đồng.

Đối với các hoạt động sinh hoạt liên quan đến CSSKBĐ, NVCTXH kết hợp với đội ngũ chuyên môn để tìm ra các chủ đề giao lưu cho từng buổi họp, đề xuất và triển khai phương thức thức tạo ra những buổi học tập cộng đồng hấp dẫn, cung cấp những thông tin xúc tích, dễ hiểu và gần gũi với phụ nữ. Ngoài ra, NVCTXH khi đã đảm nhận vai trò này cũng cần chủ động thực hiện các hoạt động sinh hoạt cộng đồng tại thôn để có không gian cho phụ nữ trao đổi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm CSSK bản thân.

Như vậy, đối với các chương trình CSSKBĐ cho phụ nữ thì NVCTXH được giữ vai trò tổ chức thực hiện các nội dung cùng với y tế cơ sở, thậm chí được phân những mảng lớn trong các hoạt động mang tính cộng đồng.

NVCTXH và vai trò giáo dục

Để các chương trình CSSKBĐ đạt hiệu quả cao thì việc chia ra những hoạt động giáo dục cộng đồng theo nội dung mang tính xã hội và chuyên môn y tế là hết sức cần thiết, vai trò giáo dục được thể hiện khi NVCTXH tham gia vào hoạt động cộng đồng có những nội dung liên quan đến việc truyền thông và thay đổi hành vi của phụ nữ. Vận dụng kiến thức chuyên ngành, NVCTXH tham gia vào việc hướng dẫn phụ nữ trong các nội dung về giáo dục CSSK tại nhà, những nội dung mà nhân viên đảm nhiệm liên quan đến việc điều chỉnh các thói quen có hại cho sức khỏe, rèn luyện những hành vi mới phù hợp, đồng thời cung cấp cho người phụ nữ về kiến thức để hình thành lối sống lành mạnh, có được sức khỏe tốt cả về thể chất và tinh thần. Với đặc điểm lao động vất vả của phụ nữ nông thôn, NVCTXH cùng với CBYT trong các buổi họp cộng đồng sẽ giáo dục phụ nữ xây dựng khung thời gian sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe tốt cho công việc, hướng dẫn cho phụ nữ và người thân của họ cách phối hợp thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh tật hay giải tỏa áp lực từ quan niệm lạc hậu ảnh hưởng đến công tác CSSKBĐ đặc biệt là chương trình về dân số và CSSK sinh sản, tham gia các hoạt động bên ngoài xã hội.

Đặc biệt, khi tổ chức việc xây dựng và học tập hình mẫu tiêu biểu thì NVCTXH đóng vai trò quan trọng trong khi CBYT chủ yếu chịu trách nhiệm hỗ trợ về mặt chuyên môn. NVCTXH sẽ hướng dẫn các thành viên phân tích hành vi và yếu tố tác động sau đó giúp họ xây dựng quy trình để học tập theo hình mẫu tiêu biểu, theo sát quá trình thay đổi hành vi để đưa ra gợi ý để phụ nữ điều chỉnh những hướng thực hiện không đem lại hiệu quả cao. Quá trình học tập để nâng cao nhận thức luôn cần sự theo sát của NVCTXH bởi vì họ là người giáo dục phụ nữ trong cộng đồng cách để tiếp nhận thông tin và ứng dụng chúng vào trong hoàn cảnh thực tế của từng người. Từ nội dung do các chương trình CSSKBĐ, NVCTXH cũng hướng dẫn người dân một số biện pháp củng cố hành vi giúp họ luôn có tâm thế

dành sự quan tâm và tận dụng các yếu tố hỗ trợ mà chương trình đưa ra để duy trì việc sử dụng các dịch vụ và trở thành thành viên nòng cốt của các hoạt động.

NVCTXH và vai trò kết nối

Đứng ở vị trí là một người trung gian, NVCTXH có được cái nhìn bao quát để điều hòa lợi ích của các chương trình CSSKBĐ với quyền lợi của phụ nữ trong cộng đồng. Từ những phân tích về các nguồn lực có thể hỗ trợ nâng cao hiệu quả của các chương trình, NVCTXH sẽ kết nối nguồn lực với nhau và với phụ nữ để có những mối quan hệ tương tác hữu ích và phát huy tiềm năng của cộng đồng. Đối với phụ nữ tại cộng đồng, NVCTXH là người liên kết họ với các chương trình nhằm giúp họ được tiếp cận và sử dụng dịch vụ, tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng và hướng họ đến việc tận dụng những điều kiện thuận lợi của bản thân. Ngược lại, các chương trình cần được kết nối chặt chẽ với phụ nữ xã thông qua việc xác định đúng đối tượng phù hợp với mục tiêu và nội dung CSSKBĐ. Khi trợ giúp phụ nữ tham gia vào các chương trình, NVCTXH phải gây dựng nên mối quan hệ hỗ trợ giữa phụ nữ với thành viên trong gia đình, hội phụ nữ và các chính sách xã hội của địa phương. Từ sự liên hệ này, phụ nữ có thêm nguồn lực động viên, thúc đẩy tinh thần cũng như trợ giúp về vật chất để họ chủ động tham gia vào các chương trình CSSKBĐ.

Trong quá trình can thiệp để nâng cao hiệu quả CSSKBĐ thì NVCTXH trở thành người liên kết và huy động các nguồn lực cộng đồng tham gia vào các chương trình. Đối với tất cả những thay đổi trong chương trình CSSKBĐ tại xã đều cần sự gắn kết giữa với hệ thống phục vụ công tác tuyên truyền của cộng đồng bao gồm người đảm nhiệm phát thanh của xã và thôn, lãnh đạo địa phương, đại diện các tổ chức xã hội và sự trợ giúp của các cộng tác viên. Tuy nhiên, phụ thuộc vào mục đích của từng can thiệp để NVCTXH xác định được những nguồn lực trọng tâm cần được ưu tiên kết nối. Đối với việc thay đổi cách thức tuyên truyền thì mọi hình thức nguồn lực cần sự liên kết một cách tối đa, nhưng việc bổ sung các hoạt động cộng đồng cần ưu tiên đối với các tổ chức xã hội và cộng tác viên, còn phương thức trao quyền cho phụ nữ thì các cấp chình quyền sẽ mang đến sự hỗ trợ hiệu quả nhất.

Nhờ đứng ở vị trí trung gian nên NVCTXH có thêm vai trò giám sát tiến trình thực hiện của các chương trình CSSKBĐ để hỗ trợ cho quá trình nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc giám sát của NVCTXH hướng tới đảm bảo đối tượng mục tiêu được đáp ứng nhu cầu khi họ tìm đến dịch vụ, tham gia sinh hoạt tại cộng đồng.

Đối với việc cung cấp các dịch vụ CSSKBĐ vai trò giám sát của NVCTXH được thực hiện tại thời điểm phụ nữ xã đến sử dụng dịch vụ thông qua theo dõi tiến trình tiếp nhận và hỗ trợ người bệnh của các CBYT. Với các hoạt động sinh hoạt cộng đồng về CSSKBĐ, NVCTXH giám sát việc xây dựng chủ điểm, lên kế hoạch và tổ chức hoạt động, cách thức tuyên truyền và vận động phụ nữ tham gia. Ngoài ra, việc giám sát còn được làm với một số nội dung khác gồm quá trình thiết lập mối quan hệ giữa đội ngũ y tế và phụ nữ, sự hỗ trợ từ các nguồn lực và mọi thành viên trong cộng đồng xã Thanh Hà để các chương trình có thể cải thiện và tạo ra những tác động tích cực cả đối với sức khỏe và việc thực hiện chức năng xã hội của phụ nữ.

NVCTXH và vai trò đánh giá

Từ những kết quả thu được của quá trình giám sát, NVCTXH tiếp tục thể hiện vai trò đánh giá các chương trình CSSKBĐ cho phụ nữ xã Thanh Hà. Tham gia vào việc nâng cao hiệu quả của công tác CSSKBĐ, NVCTXH cùng với y tế cơ sở đánh giá nhu cầu và vấn đề sức khỏe của phụ nữ xuyên suốt các bước xây dựng và triển khai chương trình tại cộng đồng.

Tiếp theo, vai trò đánh giá của NVCTXH được đặt vào việc cung cấp các dịch vụ CSSKBĐ. Ở khía cạnh này, nội dung đánh giá là mức độ tiếp cận và sử dụng dịch vụ từ thấp đến cao gồm biết đến các dịch vụ, tiếp cận dịch vụ, sử dụng dịch vụ, sử dụng đầy đủ dịch vụ, cuối cùng là sử dụng hiệu quả dịch vụ. Những yếu tố khác được đưa ra đánh giá mức độ công bằng khi phụ nữ tham gia sử dụng dịch vụ là thái độ và trách nhiệm của CBYT, sự hỗ trợ từ chính quyền và chính sách của địa phương, tác động từ phía hội phụ nữ và ảnh hưởng của gia đình và thành viên trong cộng đồng. Tương tự đối với các hoạt động cộng đồng liên quan đến

CSSKBĐ, vai trò đánh giá thể hiện xoay quanh tính hiệu quả của những nội dung đưa ra sinh hoạt, mô hình hoạt động và các yếu tố liên quan từ phía cộng đồng.

Bên cạnh đó, vai trò đánh giá của NVCTXH cần được phát huy trong quá trình khai thác nguồn lực để nhận định xem các chương trình CSSKBĐ đã tận dụng được nguồn lực và thế mạnh nào từ phía cộng đồng, cũng như những hạn chế nào đang cản trở sự phát triển của công tác này trên địa bàn xã. Đồng thời, NVCTXH đánh giá mức độ mà các yếu tố hỗ trợ từ phía cộng đồng chủ động liên kết với y tế cơ sở và phụ nữ xã bởi nó phản ánh được những can thiệp dựa vào cộng đồng có nền tảng bền vững như thế nào để từ đó đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả CSSKBĐ phù hợp với thực tế.

Tiểu kết chƣơng 3

Nghiên cứu theo cách tiếp cận dựa vào cộng đồng đã làm cho nội dung can thiệp bao quát những vấn đề chung và khắc phục khó khăn điển hình trong các chương trình CSSKBĐ cho phụ nữ tại xã Thanh Hà. Xuất phát từ tình hình thực tế việc sử dụng dịch vụ, mức độ tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, khả năng đáp ứng nhu cầu của phụ nữ xã và thiên hướng can thiệp của ngành CTXH đã làm sáng tỏ những vấn đề cần được khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động của các chương trình bằng cách thức truyền thông, đa dạng hoạt động sinh hoạt và phát huy vai trò của phụ nữ đang là thành viên của cộng đồng. Hơn nữa, những can thiệp có mục đích tận dụng tốt nhất các nguồn lực sẵn có và đồng thời khai thác thế mạnh và tiềm năng mà cộng đồng đang được sở hữu bởi chỉ khi dựa vào cộng đồng thì các chương trình đã và đang phục vụ chính những thành viên trong cộng đồng thời đảm bảo tính thực tế và hữu ích với số đông phụ nữ.

Những phương pháp hỗ trợ phát triển theo những nội dung can thiệp được xác định là cần thiết và phù hợp trong thời điểm hiện tại để nâng cao hiệu quả CSSKBĐ cho phụ nữ xã Thanh Hà. Với hình thức can thiệp dựa vào cộng đồng nên phương pháp đầu tiền được sử dụng là khai thác và đẩy mạnh giá trị của những nguồn lực cộng đồng, để các hoạt động sinh hoạt trở nên phong phú về hình thức và nội dung đồng thời hữu ích cho phụ nữ cần áp dụng việc lồng ghép các chương

trình, đánh giá thường xuyên nhu cầu CSSK của phụ nữ trong cộng đồng, cùng với đó, để thúc đẩy vai trò của người phụ nữ trong việc phát triển công tác CSSKBĐ thì điều cần thiết là trao cho họ quyền được tham gia xậy dựng, cải thiện và sử dụng công bằng các dịch vụ cũng như bình đẳng trong hoạt động sinh hoạt học tập về CSSK. Với cách thức can thiệp dựa vào cộng đồng, NVCTXH đang thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ và phát triển nên những vai trò thể hiện khả năng làm việc với vấn đề cộng đồng đều có cơ hội thực hiện. NVCTXH được nhìn nhận như là người tổ chức thực hiện, giáo dục, kết nối, giám sát và đánh giá nhưng luôn cần phối hợp với CBYT tại cộng đồng để những hỗ trợ đáp ứng được cả yêu cầu về mặt xã hội và y tế.

KẾT LUẬN

Tóm lại, quá trình nghiên cứu đã phân tích bối cảnh thực tế tại địa bàn xã để trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu được đưa ra ở phần đầu bao gồm nội dung về tình hình CSSKBĐ cho phụ nữ xã Thanh Hà, nguồn lực cộng đồng và ứng dụng can thiệp dựa vào cộng đồng trong CTXH vào việc nâng cao hiệu quả của các chương trình CSSKBĐ.

Thứ nhất, nghiên cứu đã phát cho thấy các chương trình CSSKBĐ chỉ mới đáp ứng được một phần nhu cầu của phụ nữ xã Thanh Hà. Hạn chế nằm ở khả năng cung cấp các dịch vụ y tế và các hoạt động cộng đồng, trong khi xã đang còn đối mặt với khó khăn về trình độ chuyên môn và cơ sở vật chất của trạm y tế thì những hoạt động tại cộng đồng cũng không nhiều và nếu có thì hình thức hoạt động còn thiếu tính chuyên nghiệp, chính điều này làm thu hẹp phạm vi phát triển của các chương trình CSSKBĐ. Thực tế qua thời gian tìm hiểu tình hình thực tế của xã đã đặt ra một vấn đề là các chương trình sẵn có nhưng phụ nữ thường thiếu thông tin cụ thể về nội dung và cách thức tham gia. Hơn nữa, các công tác CSSKBĐ chưa đạt được tiêu chí chung đã đề ra là mang đến sức khỏe toàn diện, phần lớn phụ nữ hầu như chưa nhận thấy được những lợi ích về mặt xã hội trong các chương trình.

Thứ hai, lối sống cộng đồng tìm hiểu được ở khu vực xã Thanh Hà mang đến tác động hai chiều, bởi người dân thường hướng theo quan điểm chung của các thành viên khác và đôi khi mất đi tính chủ động và tự giác trong hành vi cá nhân. Hơn nữa, những quan niệm truyền thống là rào cản khiến các chương trình CSSKBĐ gặp khó khăn khi muốn tiếp cận với phụ nữ xã. Kết quả của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, với một xã đạt rất nhiều tiêu chí về nông thôn mới như Thanh Hà chứa nhiều tiềm lực về cả con người và vật chất trong cộng đồng để phát triển các chương trình và tạo ra cơ hội cho phụ nữ bắt kịp được với tiến bộ xã hội.

Thứ ba, áp dụng những kiến thức về can thiệp dựa vào cộng đồng của ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)