Thực trạng tái cơ cấu ngành trồng trọt của thị xã Từ Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 51)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng tái cơ cấu ngành trồng trọt của thị xã Từ Sơn

TỪ SƠN

4.1.1. Khái quát thực ngành trạng trồng trọt của thị xã Từ Sơn

4.1.1.1. Diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm

Thị xã Từ Sơn có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Đất đai giàu chất dinh dưỡng, có đất phù xa mới bồi đắp, đất phù xa cổ, đất thịt nặng. Do đó, Từ Sơn rất thích hợp cho sản xuất trồng trọt. Đặc điểm là vùng chiêm chũng lên diện tích lúa chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích gieo trồng. Sản xuất của ngành trồng trọt trong những năm gần đây rất bấp bênh năm 2014 năng suất lúa của toàn thị xã rất cao nhưng giá thu mua thóc thấp. Ngoài ra, do đặc điểm của ngành phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí hậu thời tiết mà trong những năm vừa qua thị xã phải trải qua các đợt rét đậm, rét hại kéo dài và trận mưa lớn nhất trong vòng 30 năm kể lại đây đã tác động rất lớn kết quả sản xuất ngày trồng trọt trong những năm qua. Do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh trên địa bàn thị xã nên diện tích đất gieo trồng đang dần bị thu hẹp (UBND thị xã Từ Sơn, 2016).

Bảng 4.1. Diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm của thị xã năm 2014-2016 Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 15/14 16/15 BQ I. Tổng DT gieo trồng 2.622,37 100,00 2.528,9 100,00 2.419,2 100 96,43 95,66 96,05 1. Cây lương thực 2.425,58 92,50 2.305,1 91,15 2.207,9 91,27 95,03 95,78 95,41 1.1 Lúa 2.341,19 96,52 2.277,5 98,80 2.168,1 98,20 97,28 95,20 96,24 1.2. Ngô 84,39 3,48 27,68 1,20 39,75 1,80 32,80 143,61 68,63 2. Cây thực phẩm 195,51 7,4 222,56 8,8 210,97 8,72 113,8 94,8 104,3 2.1. Khoai lang 24,11 23,26 23,89 21,76 20,38 16,85 99,09 85,31 91,94 2.2. Khoai tây 21,27 20,52 23,18 21,11 25,88 21,40 108,98 111,65 110,31 2.3. Hành 14,01 13,52 12,41 11,30 10,58 8,75 88,58 85,25 86,90 2.4. Tỏi 9,27 8,94 13,67 12,45 16,89 13,96 147,46 123,56 134,98 2.5. Carot 9,05 8,73 9,05 8,24 9,03 7,47 100,00 99,78 99,89 2.6. Dưa chuột 20,14 19,43 22,52 20,51 27,11 22,41 111,82 120,38 116,02 2.7. Đậu tương 35,21 38,33 54,61 48,42 30,09 33,43 155,10 55,10 92,44 2.8. Lạc 56,66 61,67 58,17 51,58 59,93 66,57 102,67 103,03 102,85 2.9. Rau các loại 5,79 5,59 5,06 4,61 11,08 9,16 87,39 218,97 138,33 3. Cây hàng năm khác 1,28 0,05 1,18 0,05 0,34 0,01 92,19 28,81 51,54 II. Một số chỉ tiêu 1. Hệ số sử dụng đất canh tác (lần) 2,4 2,2 2,2 93,60 99,51 2. Diện tích gieo trồng cây hàng năm

bình quân 1 hộ (ha/hộ) 0,14 0,12 0,10

Qua bảng số liệu cho thấy: Trong gia đoạn 2014 – 2016 Diện tích gieo trồng cây hàng năm trên địa bàn thị xã Từ Sơn đang tập trung chủ yếu gieo trồng cây lương thực có diện tích trên 2.207,87 ha chiếm từ 91,27% tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm, cây thực phẩm có diện tích 210,97 ha chiếm 8,7 %, cây hàng năm khác có diện tích 0,34ha chiếm 0,01% trong tổng số diện tích gieo trồng cây hàng năm.

Thị xã Từ Sơn vẫn sản xuất cây lương thực với gieo cấy lúa vẫn là cây chủ yếu với diện tích lên đến 2.168,12 ha năm 2016, chiếm 98,20% tổng diện tích cây lương thực. Qua 3 năm hiện nay diện tích cây lúa hiện đang có xu hướng giảm bình quân 3 năm là 3,77%, gieo cấy lúa 2 vụ vẫn là cây chủ yếu. Diện tích gieo trồng cây lương thực cây ngô chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu gieo trồng cây lượng thực chỉ chiếm 1,80% năm 2016. Qua bảng trên cho thấy hiện nay diện tích cây ngô đang có xu hướng giảm mạnh là là do chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất các giống ngô lai cho năng suất chất lượng cao thay đổi của tỉnh Bắc Ninh. Nếu như năm 2016 mức hỗ trợ phát triển gieo trồng ngô là 70% giá giống, thì năm 2015 mức hỗ trợ chỉ còn là 50% giá giống và đến năm 2016 mức hỗ trợ là 2.000.000đ/ha gieo trồng cây ngô các loại.

Nhóm cây thực phẩm trên địa bàn thị xã Từ Sơn qua 3 năm hiện đang có xu hướng tăng bình quân 3 năm tăng 4,3% và cây rau màu khác tăng bình quân 3 năm là 38,33%.

Hệ số sử dụng đất hiện nay đang có xu hướng giảm năm 2014 hệ số sử dụng đất là 2,4 lần thì đến năm 2016 chỉ còn đạt 2,2 lần, bình quân 3 năm đạt 96,24%/năm.

Như vậy qua bảng số liệu trên cho thấy hiện nay diện tích gieo trồng cây hàng năm trên địa bàn thị xã Từ Sơn đang có xu hướng giảm, cây lương thực vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu của ngành trồng trọt, trong đó lúa là cây trồng quan trọng nhất, là cây trồng truyền thống và có ảnh hưởng nhiều nhất đối với đời sống người dân nông thôn, chỉ có 2 loại cây trồng là khoai tây và dưa chuột trong những năm gần đây hiện đang có xu hướng phát triển tăng. Hệ số sử dụng đất thấp và diện tích gieo trồng cây hàng năm bình quân của một hộ trên địa bàn thị xã Từ Sơn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo hướng giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng tỷ trọng của cây thực phẩm , cây rau đậu để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng đa dạng và ở mức cao

hơn của người tiêu dùng.

4.1.1.2. Kết quả sản xuất hàng hoá cây trồng cây hàng năm

* Sản lượng cây hàng năm

Từ Sơn là thị xã có địa hình tương đối bằng phẳng do đó thuận lợi cho việc chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây thực phẩm ngắn ngày.

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm giảm dần qua các năm, đặc biệt là sự giảm mạnh về diện tích gieo trồng cây lương thực. Nhưng năng suất cây trồng có xu hướng tăng dần là do các hộ, trang trại và doanh nghiệp đã biết ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất.

Qua bảng số liệu 4.2 cho thấy, tốc độ phát triển bình quân nhóm cây lương thực qua 3 năm tăng nhẹ, trong đó diện tích gieo trồng cây dưa chuột tăng mạnh nhất từ 20,14 ha năm 2014 tăng lên 27,11 ha năm 2016, tiếp đến là cây khoai tây tăng từ 21,27 ha năm 2014 lên 25,88 ha năm 2016, bình quân 3 năm tăng 10,31%.

Diện tích gieo trồng cây hành giảm từ 14,01 ha năm 2014 xuống còn 10,58 ha năm 2016, diện tích giảm tiếp theo là gieo trồng cây khoai lang từ 24,11 ha năm 2014 xuống còn 20,38 ha năm 2016. Nguyên nhân là do các hộ chuyển dịch cây trồng từ cây khoai lang sang trồng khoai tây.

Nhóm cây thực phẩm trên địa bàn thị xã Từ Sơn chủ yếu là cây lạc, hàng năm có diện tích phát triển bình quân 3 năm liên tục giảm 7,56%. Nhưng năng suất trong 3 năm tăng dẫn tới sản lượng tăng từ 1.866,38 tạ năm 2014 lên 2.093,95 tạ năm 2016.

Tóm lại, nhìn chung qua bảng 4.2 cho thấy diện tích gieo trồng cây lương thực giảm dần, còn năng suất thì tăng dần qua các năm, nhưng tổng sản lượng vẫn giảm từ 157.975,65 tạ năm 2014 đến năm 2016 chỉ đạt 143.951,07 tạ giảm 14.024,59 tạ.

Nhóm cây thực phẩm tăng cả về số lượng và chất lượng thể hiện qua (diện tích và năng suất gieo trồng tăng) dẫn tới sản lượng tăng nhiều đạt từ 22.553,77 tạ năm 2014 lên 28.492,91 tạ năm 2016.

Bảng 4.2. Sản lượng một số cây hàng năm của thị xã Từ Sơn năm 2014-2016

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tạ) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tạ) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tạ)

I. DT và SL cây hàng năm 2.622,37 180.529,43 2.528,87 176.951,49 2.419,18 172.443,98 1. Cây lương thực 2.425,58 157.975,65 2.305,13 151.602,59 2.207,87 143.951,07 1.1 Lúa 2.341,19 66,21 155.010,19 2.277,45 66,13 150.607,77 2.168,12 65,73 142.510,53 1.2. Ngô 84,39 35,14 2.965,46 27,68 35,94 994,82 39,75 36,24 1.440,54 2. Cây thực phẩm 195,51 22.553,77 222,56 25.348,90 210,97 28.492,91 2.1. Khoai lang 24,11 135,12 3.257,74 23,89 135,12 3.228,02 20,38 145,12 2.957,55 2.2. Khoai tây 21,27 162,07 3.447,23 23,18 182,56 4.231,74 25,88 189,17 4.895,72 2.3. Hành 14,01 23,17 324,61 12,41 23,87 296,23 10,58 23,57 249,37 2.4. Tỏi 9,27 62,11 575,76 13,67 68,17 931,88 16,89 69,71 1.177,40 2.5. Carot 9,05 395,08 3.575,47 9,05 395,68 3.580,90 9,03 398,08 3.594,66 2.6. Dưa chuột 20,14 410,23 8.262,03 22,52 422,18 9.507,49 27,11 432,23 11.717,76 2.7. Đậu tương 35,21 16,23 571,46 54,61 17,26 942,57 30,09 17,23 518,45 2.8. Lạc 56,66 32,94 1.866,38 58,17 34,91 2.030,71 59,93 34,94 2.093,95 2.9. Rau các loại 5,79 101,25 586,24 5,06 108,45 548,77 11,08 110,25 1.264,22 3.Cây hàng năm khác 1,28 67,85 86,85 1,18 42,88 50,59 0,34 70,90 23,83

* Giá trị sản xuất hàng hoá các cây hàng năm

Quan bảng 4.3 mô tả diễn biến cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt trong giai đoạn 2014-2016 cho thấy có sự chuyển dịch mạnh mẽ, chuyển đổi đa dạng từ cây lương thực sang cây thực phẩm nhờ đó mang lại bước phát triển mới và đóng góp quan trọng vào chuyển dịch giá trị sản xuất của ngành.

Tổng sản lượng gieo trồng đạt được bị giảm dần qua các năm, năm 2014 đạt 180.529,43 tạ đến năm 2016 xuống 172.443,98 tạ giảm 8,085,45 tạ. Nhưng giá trị sản xuất đạt được lại tăng từ 147.881,96 triệu đồng lên 154.045,19 triệu đồng tăng 6.163,22 triệu đồng nguyên nhân là do sự chuyển dịch cây trồng từ cây lương thực có giá trị kinh tế thấp sang cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao hơn. Đặc biệt là cây khoai tây, dưa chuột, cây lạc, những cây trồng này trong những năm vừa qua lượng tiêu thụ lớn, giá trị kinh tế cao nhất trong nhóm cây thực phẩm và sự biến động giá cả của các mặt hàng nông sản trên thị trường năm 2016 có xu hướng tăng nhẹ.

Tỷ trọng cây lương thực trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ cao chiếm đến hơn 90%, tỷ suất giá trị hàng hoá đã có xu hướng tăng dần từ 83% năm 2014 lên 86% năm 2016, mặc dù có sự giảm đáng kế năm 2015.

Như vậy cây lương thực vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu diện tích cũng như cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt, trong đó lúa là cây trồng quan trọng nhất, là cây trồng truyền thống và có ảnh hưởng nhiều nhất đối với đời sống người dân. Trong ngành nông nghiệp thị xã Từ Sơn đã khảo nghiệm và chọn được 09 giống lúa có nhiều triển vọng bổ sung vào cơ cấu giống cây trồng của tỉnh như Q ưu số 1, Thiên ưu 8, Thịnh dụ 11, TBR225...Phát triển sản xuất lúa gạo không chỉ giải quyết vững chắc vấn đề an ninh lương thực mà còn góp phần quan trọng vào xoá đói giảm nghèo tăng thu nhập cho nông dân do là cây trồng chính của đại bộ phận nông dân; đồng thời còn góp phần thu ngoại tệ qua xuất khẩu lương thực.

Bảng 4.3. Giá trị sản xuất hàng hoá các cây hàng năm của thị xã Từ Sơn 3 năm 2014 – 2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

SL GB GT SL GB GT SL GB GT (tạ) (trđ/tạ) (trđ) (tạ) (trđ/tạ) (trđ) (tạ) (trđ/tạ) (trđ) I. Giá trị sản xuất 180.529,43 147.881,96 176.951,49 152.648,59 172.443,98 154.045,19 1. Cây lương thực 157.975,65 108.293,39 151.602,59 103.131,54 143.951,07 97.918,42 1.1 Lúa 155.010,19 0,685 106.181,98 150.607,77 0,68 102.413,28 142.510,53 0,68 96.907,16 1.2. Ngô 2.965,46 0,712 2.111,41 994,82 0,722 718,26 1.440,54 0,702 1.011,26 2. Cây thực phẩm 22.55377 39.588,57 25.348,90 49.517,05 28.492,91 56.126,77 2.1. Khoai lang 3.25774 1,5 4.886,61 3.228,02 1,5 4.842,03 2.957,55 1,4 3.140,56 2.2. Khoai tây 3.447,23 1 3.447,23 4.231,74 1,5 6.347,61 4.895,72 1,5 8.343,58 2.3. Hành 324,61 3,2 1.038,76 296,23 3,5 1.036,79 249,37 3,6 1.897,73 2.4. Tỏi 575,76 7,2 4.145,47 931,88 7,5 6.989,13 1.177,40 7,5 10.830,51 2.5. Carot 3.575,47 1 3.575,47 3.580,90 1 3.580,90 3.594,66 1,2 3.875,73 2.6. Dưa chuột 8.262,03 1,5 12.393,05 9.507,49 1,6 15.211,99 11.717,76 1,8 21.091,96 2.7. Đậu tương 571,46 3,5 2.000,10 942,57 3,5 3.298,99 518,45 4,0 2.814,58 2.8. Lạc 1.86638 3 5.599,14 2.030,71 2,5 5.810,57 2.093,95 3,5 7.328,84 2.9. Rau các loại 586,24 1,5 1.793,6 548,77 1,5 1.690,4 1.264,22 1,4 2.803,27 3.Cây hàng năm khác 86,85 1,25 109,14 50,59 2.14 108,64 23,83 1.2 28,85 II. Giá trị bình quân/ha

DT gieo trồng 56,39 60,36 63,68

Trong khi đó cây thực phẩm đối với cây lạc lại có bước phát triển mạnh mẽ, đưa tỷ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất trồng trọt cây thực phẩm tăng trở lại từ 12% năm 2014 lên 40% năm 2016, với giá trị tăng gần 2 lần. Các cơ sở nghiên cứu ở trong tỉnh đã khảo nghiệm và chọn được hai giống lạc, bốn giống đậu tương có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với các điều kiện sinh thái của thị xã áp dụng vào các mô hình sản xuất của thị xã.

4.1.2. Thực trạng tái cơ cấu ngành trồng trọt ở thị xã Từ Sơn

4.1.2.1. Công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt

Hoạt động thông tin tuyên truyền, quán triệt chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt là hoạt động quan trọng nhằm tăng cường việc phổ biến thông tin về các chính sách nông nghiệp của Đảng và Nhà nước tới bà con. Thông tin tuyên truyền tác động đến sản xuất và kết quả của mùa vụ rất lớn. Đồng thời hoạt động thôn tin tuyên truyền luôn truyền tải thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả cũng như tiết kiệm được chi phí đến với bà con nông dân. Trong thời gian qua, TKN và Phòng kinh tế thị xã Từ Sơn đã tuyên truyền, quán triệt chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt, những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp nông thôn như xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chương trình hỗ trợ triển lãm, chương trình đào tạo nghề...

Bảng 4.4. Kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền

STT Diễn giải ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%)

15/14 16/15 1 Tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật Tài liệu 350 370 395 105,71 106,76 2 Tờ rơi các loại Tờ 887 920 955 103,72 103,80 3 Tạp chí khuyến nông Quyển 15 17 14 113,33 82,35

4

Tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của các xã đưa tin về tái cơ cấu ngành trồng trọt Số lần phát 84 100 120 119,05 120,00 5 Xây dựng chuyên mục phát trên truyền hình thị xã Từ Sơn Chuyên mục 8 12 15 150,00 125,00 6

Đưa bài viết trên báo thị

xã Từ Sơn Bài 21 18 16 85,71 88,89

Trong thời gian qua, Trạm khuyến nông Từ Sơn đã phối hợp với Phòng kinh tế, Đài phát thanh, các cơ quan, ban ngành, tổ chức trên địa bàn thị xã Từ Sơn để tuyên truyền những tiến bộ KHKT mới vào sản xuất nông:

- Về tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật trong trồng trọt: Trong 3 năm, Trạm đã cấp phát được 1.115 bộ và số tài liệu cấp phát tăng trung bình mỗi năm là 6,23%/năm; Trong đó có Lịch “hướng dẫn cơ cấu cây trồng và thời vụ”: Trong 3 năm, tổng số lịch “hướng dẫn cơ cấu cây trồng và thời vụ” được Trạm cấp phát là 700 tờ và trung bình mỗi năm tăng với tốc độ tăng bình quân 2,5%/năm;

- Về tờ rơi các loại: Trong 3 năm, số lượng tờ rơi được Trạm cấp phát là 2.762 tờ và số lượng này tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân là 3,76%/năm. Các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, lịch “hướng dẫn cơ cấu cây trồng và thời vụ” và tờ rơi các loại thường được cấp phát cho hộ nông dân thông qua hệ thống khuyến nông viên cơ sở hoặc qua các câu lạc bộ khuyến nông, nhóm nông dân cùng sở thích.

- Tạp chí khuyến nông thì chỉ được phát cho các xã lưu lại tại văn phòng hoặc tủ sách của xã phục vụ cho đối tượng là nông dân.

- Mỗi năm Trạm xây dựng hơn 10 chuyên mục khuyến nông trên truyền hình. Các chuyên mục này được xây dựng với thời lượng từ 10 - 15 phút tùy theo nội dung; Ngoài ra, Cán bộ khuyến nông thị xã và KNVCS thường xuyên viết tin, bài đưa tin về hoạt động khuyến nông trong toàn thị xã để phát trên đài truyền thanh, qua 3 năm tăng bình quân 36,93% tin, bài.

Tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh của các xã đưa tin về chủ trương phụ vụ cho việc tái cơ cấu: Trong 3 năm, tổng số lần tuyên truyền qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)