Những giải pháp chủ yếu tái cơ cấu ngành trồng trọt thị xã Từ Sơn gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 96 - 108)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Định hướng và giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt tại thị xã Từ Sơn gia

4.3.2. Những giải pháp chủ yếu tái cơ cấu ngành trồng trọt thị xã Từ Sơn gia

giai đoạn 2016-2020

Ngành trồng trọt củaTừ Sơn đổi mới về cơ bản, sản xuất trồng trọt với những sản phẩm có chất lượng cao, năng suất lao động cao, hiệu quả lao động, quy mô sản xuất không ngưng tăng lên, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, phấn khởi tin tưởng vào đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Ðảng. Ðể chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Từ Sơn đang tích cực triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 1 BCH Đảng bộ khóa XXI về phát triển kinh tế xã hội gắn với an ninh quốc phòng.

1. Tuyên truyền, phổ biến và quán triệt chủ trương, nội dung Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 2016-2020

- Nguyên nhân: Với mục tiêu là đa dạng hóa ngành nghề và hình thức đào tạo phù hợp với trình độ của đối tượng đào tạo và yêu cầu tái cơ cấu sản

xuất ngành nông nghiệp theo hướng hội nhập trên cơ sở: (1) Tăng cường mở các lớp tập huấn, các lớp khuyến nông, khuyến ngư và các hình thức đào tạo khác để đào tạo tay nghề cho nông dân, nhất là về kỹ năng chế biến và bảo quản sản phẩm, cơ giới hóa nông nghiệp, thú y, bảo vệ thực vật, kiến thức quản lý sản xuất - kinh doanh nông nghiệp; (2) Xây dựng kế hoạch đào tạo đồng bộ từ công nhân kỹ thuật bán lành nghề, đến công nhân kỹ thuật lành nghề và công nhân có kỹ năng sản xuất nông nghiệp cao, nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các trang trại và các doanh nghiệp; (3) Chú trọng đào tạo đội ngũ quản lý sản xuất - kinh doanh nông nghiệp, trước hết là cán bộ hợp tác xã, chủ trang trại, chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Do vậy công tác tuyên truyền và quán triệt chủ trương về tái cơ cấu đến với người dân là vô cùng quan trọng. Vì hiểu được mục đích và hướng đi thì mới có thể làm đúng và tổ chức thực hiện một cách hiệu quả.

- Biện pháp thực hiện

a. Yêu cầu của hoạt động thông tin, tuyên truyền

- Làm cho cán bộ khuyến nông và người dân hiểu được tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa, mục tiêu của các chương trình/dự án tái cơ cấu trồng trọtvà làm cho mỗi hộ nghèo ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc triển khai thực hiện các chương trình/dự án tái cơ cấu trồng trọt, để trên cơ sở đó huy động tối đa mọi nguồn lực của Nhà nước, của các tổ chức, của toàn xã hội để thực hiện xã hội hóa hoạt động tái cơ cấu trồng trọt cho xóa đói giảm nghèo;

- Làm cho các cán bộ khuyến nông nắm vững và thực hiện đúng những nội dung, nhiệm vụ, mục tiêu của các chương trình/dự án tái cơ cấu trồng trọt cho các hộ nghèo nhằm giúp việc triển khai thực hiện các dự án KN đạt kết quả cao nhất.

b. Các nội dung cần thông tin, tuyên truyền

- Tuyên truyền pháp luật, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, tiến bộ khoa học và công nghệ, thông tin thị trường, giá cả, phổ biến điển hình tiên tiến trong sản xuất, quản lý, phát triển nông nghiệp và nông thôn, XĐGN;

- Xuất bản, hướng dẫn và cung cấp thông tin đến các hộ nghèo bằng các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo và các hình thức thông tin tuyên truyền khác như các lễ hội, hội chợ...

Công tác thông tin, tuyên truyền phải bảo đảm nguyên tắc: đầy đủ, chính xác, kịp thời và hai chiều giữa người nghèo với tái cơ cấu trồng trọt và các cơ quan khác liên quan.

Sản phẩm chính của hoạt động thông tin, tuyên truyền là số lượng, chất lượng các thông tin, các bài viết trên Bản tin Khuyến nông Việt Nam, trang Web khuyến nông, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên các loại ấn phẩm; số lượng và chất lượng tổ chức các hội chợ, hội thi, triển lãm. Đặc biệt là phát hành các quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, hướng dẫn nông dân và lưu ý tới các hộ nghèo cách làm ăn thông qua các băng hình, đĩa hình, phim, ảnh. c. Hình thức thông tin, tuyên truyền

Công tác thông tin, tuyên truyền trong hoạt động khuyến nông cho người dân cần được triển khai liên tục, đồng bộ, bằng nhiều phương thức, hình thức, loại hình, sinh động, phong phú, thiết thực, kịp thời, cụ thể như sau:

(i). Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng - Có các bài viết, phóng sự, tin tức... về các nội dung cần tuyên truyền để đăng tải, xuất bản, phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục tái cơ cấu trồng trọt về các nội dung cần thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu, những giải thưởng liên quan đến các nội dung cần thông tin, tuyên truyền;

(ii). Biên soạn và phát hành các ấn phẩm cho các hộ

- Biên soạn và phát hành các tờ rơi, ấn phẩm, đĩa... về các nội dung cần thông tin, tuyên truyền;

- Biên soạn và phát hành sổ tay, tài liệu các nội dung cần thông tin, tuyên truyền để tập huấn, hướng dẫn cán bộ phụ trách mảng thông tin, tuyên truyền tổ chức và thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền của Trạm;

(iii). Tổ chức các sự kiện, hội thảo, hội nghị

- Tổ chức các hội nghị chuyên đề và lồng ghép với các hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất trồng trọt theo vùng, mùa vụ để phổ biến Kế hoạch hành động tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 2015-2020 đến các cơ quan, đơn vị, địa phương; cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành và qua đó đến nông dân trên địa bàn thị xã .

- Các cơ quan truyền thông, báo chí của ngành tổ chức đưa tin về thực hiện Kế hoạch hành động tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 2015-2020 nhằm thống nhất nhận thức và quyết tâm thực hiện Kế hoạch trong toàn ngành, góp phần thực hiện thắng lợi Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với thị trường trên cơ sở phát huy lợi thế của thị xã.

- Nguyên nhân: Những năm qua trồng trọt tại thị xã Từ Sơn mang lại kinh tế thấp do phức thức canh tác lạc hậu. Để hiệu quả kinh tế trồng trọt được nâng cao thì cần phải thay đổi phương thức canh tác manh mún nhỏ lẻ với giống giống cây trồng cũ và năng xuất và chất lượng thấp bằng việc tập trung quy mô lớn dễ canh tác và thay đổi giống canh trồng mới năng xuất cao theo nhu cầu của thị trường.

- Biện pháp thực hiện:

Thực hiện tập trung và tích tụ ruộng đất: Củng cố, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất: doanh nghiệp, trang trại, tổ liên kết sản xuất, hợp tác xã để tạo điều kiện cho tích tụ ruộng đất. Đặc biệt nghiên cứu và triển khai thực hiện cổ phần hoá ruộng đất để vừa giải quyết những hộ nông dân có ruộng nhưng thiếu lao động, thiếu vốn hoặc có lao động nhưng không có ruộng đất để đầu tư vừa khai thác sử dụng có hiệu quả đất đai. Hạn chế việc người có ruộng thì không muốn làm, mà người muốn làm thì lại không có ruộng để sản xuất.

Hiện tại, hơn 90% giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp được tạo ra bởi kinh tế hộ cá thể. Tuy nhiên, đại bộ phận các hộ có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán. Do đó, việc hỗ trợ để kinh tế hộ phát triển có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng và được ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác trong nông nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp chế biến vừa và nhỏ, hộ kinh tế trang trại và hợp tác xã phát triển nhằm tạo động lực mới, thúc đẩy sự hình thành liên kết giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản cũng có ý nghĩa không kém phần quan trọng. Các giải pháp cụ thể như sau:

Phát triển kinh tế hộ cá thể: Mục tiêu chung là tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để hộ cá thể phát triển sản xuất hàng hóa với quy mô ngày càng lớn và trình độ ngày càng cao, nhằm khắc phục tình trạng sản xuất phân tán, quy mô nhỏ lẻ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cần hết sức chú ý đến đặc điểm của từng nhóm hộ để có chính sách tác động cho phù hợp, như:

- Đối với các hộ nghèo, hộ khó khăn có đất nhưng thiếu kinh nghiệm sản xuất thì hướng dẫn họ cách làm ăn, trợ giúp vốn, giống để họ phát triển sản xuất thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

- Đối với những hộ ít đất thì giúp họ chuyển nhượng đất đai, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp để gia tăng thu nhập.

- Thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường quyền sử dụng đất, trước mắt chính quyền địa phương sớm có các quy định để hộ có thể sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần, tham gia liên kết, liên doanh.

- Bổ sung kịp thời các chính sách đền bù, tạo việc làm, ổn định đời sống của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công trình hạ tầng, khu công nghiệp và dịch vụ, chỉnh trang đô thị và hình thành các khu dân cư mới.

Phát triển kinh tế tập thể: Trong điều kiện quy mô đất sản xuất của hộ nhỏ và trình độ sản xuất của hộ chưa cao, khả năng phát triển doanh nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn chưa mạnh như ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay thì phát triển kinh tế cá thể với nhiều hình thức liên kết và ở nhiều quy mô khác nhau là hướng đi phù hợp và tích cực nhất. Tuy nhiên, để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển kinh tế tập thể cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản như sau:

- Tạo điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất - kinh doanh của hợp tác xã .

- Khuyến khích xã viên góp vốn bằng nhiều hình thức (bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất…) và tạo điều kiện cho hợp tác xã được vay vốn bình đẳng như các thành phần kinh tế khác; nghiên cứu để hợp tác xã có thể được vay vốn bằng tín chấp và bằng dự án có hiệu quả cũng như từ các chương trình, dự án quốc gia, tiến tới xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ bảo lãnh tín dụng cho kinh tế tập thể.

Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp: Khuyến khích các doanh nghiệp nông nghiệp phát triển ở mọi quy mô, nhất là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa thông qua một số giải pháp như: Xóa bỏ triệt để mọi hình thức phân biệt đối xử, tôn vinh những doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh giỏi; đơn giản hóa quy trình, thủ tục xét và cấp giấy phép hoạt động sản xuất - kinh doanh; Thực hiện trên thực tế

chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng, thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh như đối với doanh nghiệp nhà nước và kinh tế tập thể, trong đó, đặc biệt ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư vào ngành nghề mà tỉnh có khối lượng hàng hóa lớn, các địa bàn khó khăn thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

- Đối với giống cây trồng

a) Lúa gạo: Đổi mới ngành sản xuất lúa gạo nhằm đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và xuất khẩu có hiệu quả cao; chuyển đổi diện tích gieo trồng lúa hiệu quả thấp sang cây trồng khác hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản; rà soát quy hoạch, xác định các vùng đất chuyên trồng lúa nước cần được bảo vệ và đầu tư hạ tầng đồng bộ; xác định cơ cấu giống phù hợp với nhu cầu thị trường; nâng cao tỷ lệ sử dụng giống xác nhận; áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, tiết kiệm giống, phân bón, nước, hạn chế sử dụng thuốc BVTV; sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị đối với sản phẩm lúa gạo nhóm giống chất lượng cao; thu gom, tái sử dụng các phụ phẩm từ lúa, gạo (rơm rạ, vỏ trấu) để tăng giá trị gia tăng.

b) Cây rau mầu và cây nguyên liệu chế biến: Đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa các cây rau mầu, hoa, nấm ăn và nấm dược liệu theo yêu cầu thị trường; tập trung các sản phẩm đang nhập khẩu lớn, như ngô, đậu tương làm thức ăn chăn nuôi trên cơ sở diện tích hiện có và mở rộng diện tích trên đất trồng lúa kém hiệu quả, không chủ động tưới; mở rộng vụ đông trên đất 2 lúa; áp dụng giống ưu thế lai, ngô chuyển gen; tăng cường bảo quản, chế biến giảm tổn thất sau thu hoạch.

c) Cây ăn quả: Mở rộng diện tích, thâm canh, rải vụ, tăng năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm cây ăn quả, trong đó tập trung các cây ăn quả chủ lực như chuối, nhãn muộn....

3. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành

- Nguyên nhân: KHCN là công cụ để nâng cao hiệu quả của tái cơ cấu sản xuất trồng trọt vậy nên cần phải đẩy mạnh áp dụng KHCN vào sản xuất.

- Biện pháp thực hiện: Tiếp tục đầu tư cho các hoạt động đào tạo nghề trong nông thôn; song song đó đào tạo tay nghề, chuyên môn kỹ thuật và quản lý kinh tế. Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh học kết hợp với công nghệ thông tin. Chú trọng tạo và sử dụng giống cây có năng suất, chất lượng và giá trị cao... để hàng nông sản có khả năng

canh tranh trên thị trường, nhất là phục vụ tốt cho thị trường xuất khẩu. Tăng cường việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất tạo các sản phẩm nông sản có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

a) Về giống cây trồng: Áp dụng các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt theo nhu cầu thị trường; áp dụng giống ngô, đậu tương; khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất, kinh doanh giống, tăng tỷ lệ sử dụng hạt giống xác nhận, cây giống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn.

b) Về kỹ thuật canh tác: Áp dụng công nghệ cao, các quy trình sản xuất bền vững theo Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) theo hướng tiết kiệm nước, tăng hiệu suất sử dụng phân bón, giảm thuốc BVTV, hóa chất nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, giảm phát thải, bảo vệ môi trường.

c) Đẩy mạnh tập huấn, khuyến nông và các dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao kỹ năng sản xuất, thu hoạch, bảo quản cho nông dân; ưu tiên các dự án khuyến nông trung ương cho các sản phẩm trọng điểm như: lúa gạo, ngô, rau an toàn, quả an toàn... phục vụ tái cơ cấu.

4. Đổi mới công tác bảo vệ thực vật

Nguyên nhân: Việc tái cơ cấu trồng trọt nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế. Song ngày càng nhiều người dân sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật độc hay gây ảnh hưởng xấu tới người tiêu dùng cũng như uy tín về chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Do vậy, công tác bảo vệ thực vật làm sao vẫn đảm bảo được giống cây trồng, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm mà vẫn đảm bảo được điều đó không ảnh hưởng tới những người trực tiếp sử dụng sản phẩm đang là một vấn đề lớn trong quá trình tái cơ cấu trồng trọt. Yêu cầu đổi mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 96 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)