Định hướng và mục tiêu tái cơ cấu ngành trồng trọt giai đoạn năm 2016 – 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 94 - 96)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Định hướng và giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt tại thị xã Từ Sơn gia

4.3.1. Định hướng và mục tiêu tái cơ cấu ngành trồng trọt giai đoạn năm 2016 – 2020

4.3.1. Định hướng và mục tiêu tái cơ cấu ngành trồng trọt giai đoạn năm 2016 – 2020 2016 – 2020

4.3.1.1. Định hướng tái cơ cấu ngành trồng trọt giai đoạn năm 2016 – 2020 1. Sản xuất trồng trọt có tầm quan trọng đặc biệt, vì trực tiếp đóng góp cho đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn thị xã Từ Sơn nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung, tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nông thôn và xoá đói giảm nghèo.

2. Phát triển sản xuất trồng trọt phải gắn kết chặt chẽ với công nghiệp bảo quản, chế biến; tập trung ruộng, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung.

3. Tái cơ cấu ngành trồng trọt phải theo chiều sâu, tăng giá trị gia tăng và bền vững bằng việc tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), hữu cơ, phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng.

4. Phát triển sản xuất trồng trọt phải dựa trên cơ sở đổi mới tư duy, tiếp cận thị trường; ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học về giống, công nghệ sinh học, công nghệ cao, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước, đất, bảo vệ môi trường sinh thái.

5. Phát triển sản xuất trồng trọt phải gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn, cùng với các nguồn nhân lực được đào tạo, đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hoá với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao.

6. Phát triển sản xuất trồng trọt phải đảm bảo huy động cao các nguồn lực xã hội, phát huy sức mạnh hội nhập quốc tế và chính sách hỗ trợ của nhà nước về nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Đến năm 2020, sản xuất trồng trọt chuyển mạnh theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, đáp ứng cơ bản các nhu cầu nông sản của thị xã Từ Sơn và cung cấp lượng nông sản hàng hóa lớn cho thị trường trong tỉnh, các tỉnh lân cận. 4.3.1.2. Mục tiêu tái cơ cấu ngành trồng trọt giai đoạn năm 2016 – 2020

* Mục tiêu chung

Tái cơ cấu ngành ngành trồng trọt nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản xuất ngành trồng trọt dựa trên đổi mới tổ chức sản xuất; đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ; chuyên môn hóa và tạo việc làm ổn định cho nông dân, chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp; nâng cao thu nhập, đời sống của dân cư nông thôn; bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới.

*. Mục tiêu đến năm 2020

- Phục hồi và ổn định tăng trưởng ngành trồng trọt bằng hoặc hơn mức tăng trưởng ngành trồng trọt chung của cả nước: tốc độ tăng trưởng 5%/năm giai đoạn 2016-2020.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành ngành trồng trọt theo hướng tăng tỷ trọng những ngành có giá trị, có thị trường như chăn nuôi, hoa màu, cây ăn trái, hoa kiểng, tôm càng xanh, cá đồng.

- Tăng quy mô sản xuất ngành trồng trọt dưới nhiều hình thức khác nhau, phát triển mô hình cánh đồng liên kết, sản xuất gắn với tiêu thụ, hình thành các cụm công nghiệp - dịch vụ trung tâm, các vùng chuyên canh hoàn chỉnh hạ tầng phục vụ sản xuất và sau thu hoạch như: lò sấy, kho chứa, công trình bảo quản sau thu hoạch.

- Bước đầu hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, có kỹ năng sản xuất và quản lý. Đẩy mạnh đào tạo nghề phi ngành trồng trọt và chuyển lao động nông thôn ra khỏi lĩnh vực ngành trồng trọt xuống còn khoảng 50% lao động xã hội. Phát triển đa dạng các loại hình ngành nghề thu hút nhiều lao động, du lịch nông thôn.

- Chương trình xây dựng nông thôn mới phát triển mạnh với ít nhất 50% số xã cơ bản đạt tiêu chuẩn. Nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn lên 2 lần so với hiện nay. Giảm tỷ lệ hộ nghèo nông thôn 2% mỗi năm. Phát huy dân chủ cơ sở, sự tự chủ của cộng đồng, huy động sức mạnh toàn xã hội để phát triển nông thôn.

- Từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn thị trường trong sản xuất các mặt hàng chiến lược như lúa gạo, cá tra và xoài, đảm bảo an ninh sinh học trong chăn nuôi, bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)