Số liệu dự trữ nông sản tại các kho lạnh tại thị xã Từ Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 86)

ĐVT: Tấn Năm Kho 2014 2015 2016 Xã Hương Mạc 50 64 74 Xã Tam Sơn 48 68 80 Tổng số 98 132 154

Nguồn: Trạm Khuyến nông thị xã Từ Sơn (2016) 4.1.2.7. Công tác tổ chức theo chuỗi

Trên địa bàn thị xã Từ Sơn, liên kết chuỗi có thể diễn ra với sự tham gia của hai, ba chủ thể, hoặc bốn chủ thể. Thực tế hoạt động liên kết trên địa bàn Từ Sơn cho thấy, tham gia hoạt động liên kết trong sản xuất ngành trồng trọt chủ yếu là sự liên kết của hai chủ thể chính, đó là hộ nông dân và các doanh nghiệp thu mua, chế biến. Ngoài ra, ở hình thức liên kết chuỗi còn có sự xuất hiện của chính quyền địa phương và Nhà khoa học. Tổng hợp ý kiến của các chủ thể đối với việc tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây lương thực, cây thực phẩm (rau củ) cho thấy, các chủ thể đều có tham gia trong các hoạt động liên kết chuỗi, tuy nhiên tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà mức độ tham gia của các chủ thể này có sự khác nhau.

- Hộ gia đình và doanh nghiệp:

Các hộ gia đình sản xuất cây lương thực, thực phẩm trên địa bàn 3 xã nghiên cứu, điều tra cho thấy, tỷ lệ số hộ tham gia liên kết có ký hợp đồng với

doanh nghiệp chế biến nông sản của từng loại nông sản là khác nhau.

Trong các hộ trồng cây lương thực, thực phẩm tham gia liên kết với các doanh nghiệp thì các hộ sản xuất tổng hợp có mối quan hệ với các doanh nghiệp chặt chẽ nhất, tất cả sản phẩm hộ làm ra đều liên kết để bán cho các doanh nghiệp, bởi những hộ này có điều kiện tập trung về đất đai, sức lao động để sản xuất theo hướng hàng hoá, tập trung nên bắt buộc họ phải liên kết với doanh nghiệp để bán sản phẩm. Còn đối với nhóm hộ liên kết và không liên kết thì việc quan hệ với các doanh nghiệp là ít có sự giàng buộc hơn.

Trong quá trình sản xuất, đối với các hộ có ký hợp đồng, doanh nghiệp thường cử cán bộ kỹ thuật của mình xuống trực tiếp hướng dẫn cho các hộ, giám sát quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, do số lượng cán bộ kỹ thuật không nhiều, trong khi địa bàn hoạt động rộng, số hộ nhiều và không thống nhất được lịch làm việc nên tần suất gặp gỡ trao đổi bị hạn chế, dẫn đến việc người sản xuất vẫn phải tự mình thực hiện, trừ khi gặp vấn đề khó, bất thường mới gọi điện xin tư vấn, hướng dẫn.

Đối với các hộ sản xuất tham gia liên kết có hai loại hộ đó là: hộ tham gia liên kết được ứng trước vốn và hộ tham gia liên kết không được ứng trước vốn. Tổng lượng vốn ứng trước trung bình là 300.000 đồng/sào gồm tiền giống, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), công cụ... thì không có trường hợp nào vi phạm hợp đồng và sản phẩm sản xuất ra được các doanh nghiệp chế biến mua theo giá đã thoả thuận. Đối với hộ trồng khoai tây tại xã Hương Mạc chỉ có 13,3% tương ứng với 4 hộ trong tổng số 30 hộ điều tra thực hiện liên kết và được Công ty nông sản Bắc Ninh ứng trước một phần kinh phí đầu tư; Ở xã Tam Sơn qua điều tra cho thấy đối với hộ trồng dưa chuột tỷ lệ hộ tham gia hoạt động liên kết và được đầu tư trước một phần tiền vốn là thấp nhất là 6,4%, còn đối với hộ trồng Lạc, đậu tương tại xã Hương Mạc số hộ tham gia liên kết được ứng trước một phần tiền giống và phân bón... đạt tỷ lệ đạt cao nhất lên tới 81,2%. Trong đó, 100% hợp đồng liên kết đều là liên kết giữa hộ gia đình với doanh nghiệp thông qua HTX. Không có liên kết nào được ký kết giữa hộ gia đình với nhà khoa học. Chỉ có rất ít hợp đồng liên kết có sự tham gia của chính quyền thông qua việc xác nhận liên kết giữa hộ sản xuất và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó những hộ gia đình sản xuất có thực hiện thoả thuận hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp chế biến nhưng không được ứng trước về một số đầu vào như giống, phân bón... chiếm tỷ trọng khá lớn là 19 hộ, và số lượng hộ sản xuất không tham gia hoạt động liên kết chiếm phần lớn 11 hộ tương ứng với

35,55% số hộ trong mẫu điều tra. Bên cạnh sự tham gia của nhà nông và nhà doanh nghiệp trong liên kết chuỗi là chính, ở đây ta còn thấy có sự xuất hiện nhà nước và nhà khoa học với vai trò thúc đẩy mối liên kết trong sản xuất giữa nhà nông và nhà doanh nghiệp:

- Chính quyền địa phương: Trong những năm qua cùng với chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông dân và nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khoá X, tỉnh Bắc Ninh nói chung và thị xã Từ Sơn nói riêng đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp và hạ tầng nông thôn như: Đối với các vùng sản xuất cây lương thực, thực phẩm an toàn ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí để xây dựng đường giao thông nội đồng, nhà lưới, đường điện, hệ thống tưới cho cây trồng; hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay ngân hàng trong 2 năm đầu cho các hộ nông dân đối với vùng sản xuất cây lương thực, thực phẩm an toàn; hỗ trợ 100% giá giống cây lương thực, thực phẩm cho các cùng trồng cây lương thực, thực phẩm tập trung có diện tích từ 02ha trở lên trong 5 năm đầu tiên, hỗ trợ 100% kinh phí để tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân... Tuy nhiên việc thực thi chính sách cụ thể vào từng dự án và đến từng hộ nông dân còn có nhiều bất cập, nhiều vùng dự án sản xuất cây lương thực, thực phẩm an toàn đã triển khai nhưng chưa được hỗ trợ kinh phí, thủ tục nhận hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng tương đối phức tạp gây khó khăn không nhỏ cho hộ nông dân trong vấn đề tiếp cận vốn vay ưu đãi. Thống kê cho thấy 85% số hộ nông dân sản xuất cây lương thực, thực phẩm sạch cho rằng rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của ngân hàng. 75% số HTX cho rằng không thể tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng vì không có tài sản thế chấp. Chính sách hỗ trợ 100% giá giống cây lương thực, thực phẩm cho các hộ gia đình trồng cây lương thực, thực phẩm tập trung có diện tích từ 5 ha trở lên chưa thực sự hợp lý bởi vì trên địa bàn huyện không có hộ nông dân nào có qui mô sản xuất tập trung từ 5 ha trở lên.

- Nhà khoa học: Trong những năm qua, các nhà khoa học cũng có những đóng góp đáng kể vào việc chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất cây lương thực, thực phẩm tại thị xã Từ Sơn. Theo điều tra cho thấy: từ năm 2014 - 2016 đã có 05 đề tài ứng dụng tiến bộ khoa học về lĩnh vực sản xuất cây lương thực, thực phẩm được triển khai tại thị xã Từ Sơn, gồm: Đề tài sản xuất dưa chuột mới chịu nhiệt, kháng bệnh héo xanh năm 2014 của PGS-TS Nguyễn Hồng Minh, với diện tích 2,5ha được thực hiện tại xã Tam Sơn; đề tài tiến hành

sản xuất thử giống ớt cay chỉ thiên F1 của Viện nghiên cứu cây lương thực, thực phẩm quả Trung ương; đề tài sản xuất cây lương thực, thực phẩm an toàn theo hướng VIETGAP tại thị xã Từ Sơn của Trung tâm BVTV phía Bắc....; ngoài ra hàng vụ sản xuất cây lương thực, thực phẩm cán bộ kỹ thuật trồng trọt của huyện, cán bộ khuyến nông các xã, thị trấn tổ chức hàng trăm lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về thâm canh, sản xuất cây lương thực, thực phẩm an toàn theo hướng Viet Gap, IPM trên cây lương thực, thực phẩm... thông qua sự hỗ trợ của các nhà khoa học góp phần quan trọng nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất cây lương thực, thực phẩm tại thị xã Từ Sơn.

Bảng 4.16. Đánh giá việc hỗ trợ của Nhà nước, nhà khoa học đối với hộ trồng cây lương thực, thực phẩm

TT Tiêu chí

Người sản xuất nông sản Số lượng

(người)

Tỷ trọng (%) 1 Được hỗ trợ kinh phí để tập huấn trồng cây

lương thực, thực phẩm 85 88,5

2 Được vay vốn ngân hàng để trồng cây lương

thực, thực phẩm 0 -

3 Hệ thống cơ sở hạ tầng đã đáp ứng yêu cầu

của sản xuất cây lương thực, thực phẩm 60 62,5 4 Nội dung tập huấn của Nhà khoa học đã

thiết thực với công việc trồng cây lương thực, thực phẩm

78 81,3

5 Số hộ sản xuất cây lương thực, thực phẩm

theo quy trình sản xuất an toàn (Viet Gap) 35 36,5 6 Được cung cấp cây giống và hướng dẫn kỹ

thuật trực tiếp ngoài ruộng 42 43,8

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Mặc dù Nhà nước các cấp và các nhà khoa học đã có nhiều cố gắng trong việc tạo điều kiện cho các hộ phát triển sản xuất. Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy một số chính sách hỗ trợ trong sản xuất ngành trồng trọt của Nhà nước, nhà khoa học còn chưa triển khai thực thi có hiệu quả trong thực tiễn sản xuất: Đối với

chính sách hỗ trợ kinh phí khi tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật được tổ chức thì có đến 88,5% số hộ được hỏi cho rằng họ đã được nhận kinh phí hỗ trợ trung bình với mức 50.000 – 70.000 đồng/ buổi, nhưng chỉ có 81,3% số hộ cho rằng nội dung tập huấn của nhà khoa học là thiết thực với công việc gieo trồng hàng ngày của họ; đồng thời với đó là chỉ có 36,5% số hộ đã thực hiện quy trình kỹ thuật gieo trồng theo hướng an toàn (Viet Gap). Bên cạnh đó, cơ cở hạ tầng phục vụ công tác gieo trồng mặc dù đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các hộ nông dân, chỉ có 62,5% số hộ được hỏi cho rằng cơ sở hạ tầng đã đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất ngành trồng trọt; 100% số hộ được hỏi đều có ý kiến cho rằng họ không được vay vốn ngân hàng hay các tổ chức tín dụng để đầu tư sản xuất nông nghiệp. Nguồn cây giống thường được các hộ lấy từ các cơ sở làm cây giống trong xã, trong khu vực huyện hoặc huyện lân cận, hoặc do các doanh nghiệp cung ứng thông qua các trung tâm giống mà họ có quan hệ. Kỹ thuật chăm bón do người dân thực hiện theo kinh nghiệm là chính, đôi khi có sự hướng dẫn của cán bộ phòng kỹ thuật của doanh nghiệp. Khi có sâu bệnh phát sinh, thuờng là người dân chủ động mua thuốc BVTV bán trên thị trường để xử lý, rất ít trường hợp hỏi ý kiến hoặc được sự hướng dẫn của cán bộ khuyên nông, vì họ cho rằng đó là vấn đề đơn giản và tự xử lý được. Khi thu hoạch sản phẩm, các hộ đem bán ngay cho các cơ sở hoặc đối tượng thu gom mà không cần phải dùng đến biện pháp hay công nghệ bảo quản nào.

4.1.2.8. Kết quả tái cơ cấu ngành trồng trọt tại thị xã Từ Sơn

Nông nghiệp là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Bắc Ninh nói chung và thị xã Từ Sơn nói chung. Thời gian qua, đã có nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp cụ thể trong lĩnh vực này, đã góp phần tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường, tập trung chuyên canh, luân canh phù hợp với từng địa bàn, bằng các giải pháp thích hợp với tất cả các xã trong thị xã Từ Sơn.

Thị xã Từ Sơn chủ trương tái cơ cấu nội bộ ngành sản xuất trồng trọt theo hướng tăng tỷ trọng cây trồng giá trị kinh tế cao đến hết năm 2016, tỷ trọng cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Để tái cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp từng bước hình thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; phải phát huy được thế mạnh của các thành phần trong sản xuất nông nghiệp hướng tới một nền nông nghiệp phát triển.

Hiện nay, tại thị xã Từ Sơn có xu hướng tái cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp sau:

- Chuyển dịch từ sản xuất độc canh, tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa, gắn liền với thị trường nội địa và tham gia xuất khẩu;

- Chuyển từ nông nghiệp thuần nông sang nền nông nghiệp tổng hợp, vừa đa dạng hóa vừa chuyên môn hóa;

- Gia tăng chức năng phi thương mại của nông nghiệp như: đảm bảo an ninh lương thực, giảm đói nghèo, duy trì văn hoá cộng đồng cư dân sản xuất nông nghiệp, đảm bảo môi trường sinh thái, chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu…

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014 - 2016 đạt khoảng 2,6%, .Phấn đấu đến năm 2020 ngành nông nghiệp đạt giá trị khoảng 220 tỷ đồng. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần xuống khoảng 8,2% vào năm 2020 trong cơ cấu kinh tế của huyện; giảm tỷ lệ thiếu việc làm thường xuyên xuống còn 6 - 8% và tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp đạt khoảng 72 triệu đồng/người vào năm 2020, trong đó: Về trồng trọt: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân khoảng 2% giai đoạn 2016 - 2020.

+ Phát triển sản xuất lúa gạo

Giống lúa và biện pháp canh tác phải đáp ứng nhu cầu trong địa bàn, đảm bảo nâng cao chất lượng và hạ giá thành để tạo sức cạnh tranh. Ưu tiên xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất lúa tại các vùng chuyên canh. Quy hoạch các vùng chuyên canh phục vụ nhu cầu trong địa bàn và các thị trường lân cận. Giống và giải pháp kỹ thuật hướng vào đảm bảo chất lượng cao, phù hợp thị hiếu của người dân Việt Nam. Ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất lúa loại ưu thế trong nước có chất lượng cao và giá thành hạ với hệ thống phân phối lúa giống thương phẩm ổn định đến người sản xuất.

+ Phát triển cây ngô và một số loại cây trồng khác

Dựa trên cơ sở cân đối cung cầu, phát huy lợi thế của địa phương, tập trung xây dựng các chương trình phát triển cây trồng khoai tây, dưa chuột trong địa bàn hiện đang có lợi thế so sánh và thị trường có nhu cầu. Trên cơ sở quy hoạch cân đối lại diện tích, chuyển những vùng sản xuất lúa kém hiệu quả sang phát triển các cây trồng có giá trị cao như rau hoa quả, cây cảnh, cây dược liệu. Hình thành hệ thống chợ bán buôn, bán đấu giá, các kênh tiếp thị hiệu quả để gắn kết sản xuất với thị trường

Bảng 4.17. Kết quả giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng giai đoạn 2014 - 2016 Đơn vị: Triệu đồng Năm Giá trị SX ngành trồng trọt

Giá trị SX cây lương thực

Giá trị sx cây thực phẩm Giá trị sx Cơ cấu

(%) Giá trị sx Cơ cấu (%) Giá trị sx Cơ cấu (%) 2014 147.881,96 100,00 108.293,39 73,23 39.588,57 26,77 2015 152.648,59 100,00 103.131,54 67,56 49.517,05 32,44 2016 154.045,19 100,00 97.918,42 63,56 56.126,77 36,44 Nguồn: Phòng Kinh tế thị xã Từ Sơn (2016) Như vậy tỷ trọng giá trị cây trồng lương thực luôn chiếm cao và có xu hướng giảm nhẹ qua các năm, thay vào đó là sự tăng lên về giá trị cây thực phẩm. Giá trị cây lương thực luôn đạt trên 26,77%, điều này là phù hợp với định hướng phát triển trọng tâm cây lương thực trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp của thị xã Từ Sơn.

Tuy nhiên những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế phát triển trồng trọt của thị xã Từ Sơn. Trồng trọt phát triển còn thiếu chiến lược, quy hoạch, ngành nghề sản xuất và vùng sản xuất hàng hóa được hình thành nhưng chậm mở rộng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng nhu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)