Kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 58 - 63)

STT Diễn giải ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%)

15/14 16/15 1 Tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật Tài liệu 350 370 395 105,71 106,76 2 Tờ rơi các loại Tờ 887 920 955 103,72 103,80 3 Tạp chí khuyến nông Quyển 15 17 14 113,33 82,35

4

Tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của các xã đưa tin về tái cơ cấu ngành trồng trọt Số lần phát 84 100 120 119,05 120,00 5 Xây dựng chuyên mục phát trên truyền hình thị xã Từ Sơn Chuyên mục 8 12 15 150,00 125,00 6

Đưa bài viết trên báo thị

xã Từ Sơn Bài 21 18 16 85,71 88,89

Trong thời gian qua, Trạm khuyến nông Từ Sơn đã phối hợp với Phòng kinh tế, Đài phát thanh, các cơ quan, ban ngành, tổ chức trên địa bàn thị xã Từ Sơn để tuyên truyền những tiến bộ KHKT mới vào sản xuất nông:

- Về tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật trong trồng trọt: Trong 3 năm, Trạm đã cấp phát được 1.115 bộ và số tài liệu cấp phát tăng trung bình mỗi năm là 6,23%/năm; Trong đó có Lịch “hướng dẫn cơ cấu cây trồng và thời vụ”: Trong 3 năm, tổng số lịch “hướng dẫn cơ cấu cây trồng và thời vụ” được Trạm cấp phát là 700 tờ và trung bình mỗi năm tăng với tốc độ tăng bình quân 2,5%/năm;

- Về tờ rơi các loại: Trong 3 năm, số lượng tờ rơi được Trạm cấp phát là 2.762 tờ và số lượng này tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân là 3,76%/năm. Các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, lịch “hướng dẫn cơ cấu cây trồng và thời vụ” và tờ rơi các loại thường được cấp phát cho hộ nông dân thông qua hệ thống khuyến nông viên cơ sở hoặc qua các câu lạc bộ khuyến nông, nhóm nông dân cùng sở thích.

- Tạp chí khuyến nông thì chỉ được phát cho các xã lưu lại tại văn phòng hoặc tủ sách của xã phục vụ cho đối tượng là nông dân.

- Mỗi năm Trạm xây dựng hơn 10 chuyên mục khuyến nông trên truyền hình. Các chuyên mục này được xây dựng với thời lượng từ 10 - 15 phút tùy theo nội dung; Ngoài ra, Cán bộ khuyến nông thị xã và KNVCS thường xuyên viết tin, bài đưa tin về hoạt động khuyến nông trong toàn thị xã để phát trên đài truyền thanh, qua 3 năm tăng bình quân 36,93% tin, bài.

Tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh của các xã đưa tin về chủ trương phụ vụ cho việc tái cơ cấu: Trong 3 năm, tổng số lần tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của các xã là 304 lần và trung bình mỗi năm tăng với tốc độ tăng bình quân là 19,52%/năm. Theo đánh giá của các cán bộ khuyến nông của Trạm thì số lần đưa tin qua hệ thống loa phát thanh của các xã như thế là vẫn còn ít.

- Về các bài viết trên các báo: Trong 3 năm, số bài viết đã giảm với tốc độ giảm bình quân là 2,71%/năm. Các bài viết này chủ yếu tập trung giới thiệu về công tác xóa đói giảm nghèo, các điển hình hộ vươn lên thoát nghèo và làm kinh tế giỏi; hiệu quả của các giống cây trồng, vật nuôi mới được đưa vào sản xuất trên địa bàn.

Qua trao đổi với các cán bộ của Trạm được biết, trong hoạt động thông tin tuyên truyền của Trạm hiện nay, nội dung các ấn phẩm còn chủ yếu thiên về các kỹ thuật đơn thuần, trình bày còn kém hấp dẫn do đó chưa thu hút được người đọc, quy cách trình bày chưa thuận tiện cho việc sử dụng. Nguyên nhân do kinh phí cho thông tin tuyên truyền còn quá eo hẹp nên số lượng các ấn phẩm chưa xuất bản được nhiều, chưa đến được với quảng đại quần chúng, phần khác do Trạm chưa có cán bộ phụ trách mảng thông tin tuyên truyền.

Đánh giá kết quả thực hiện thông tin tuyên truyền, quán triệt chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt

Đánh giá kết quả thực hiện thông tin tuyên truyền được thể hiện ở bảng . Bảng 4.5. Đánh giá của người dân về hoạt động thông tin tuyên truyền,

quán triệt chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt

Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu

Mô hình Tập huấn Hội thảo

Biết Không biết Biết Không biết Biết Không biết 1. Dân biết 76 14 72 18 66 24

2. Kênh thông tin 76 14 72 18 66 24

Báo 2 10 0 13 1 17

Đài truyền thanh huyện, xã, thôn 50 1 62 50 7

Bạn bè, người thân 14 0 0 8

CBKN phụ trách 10 3 10 5 7

3. Đánh giá của người dân 90 0 90 0 90 0

Rất cần 66 76 58

Cần 16 10 24

Không cần 8 4 8

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2016) Qua bảng 4.5 cho thấy công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt của thị xã Từ Sơn được thể hiện như sau:

Tuyên truyền mô hình: người dân Từ Sơn biết chiếm trên 70% qua các kênh thông tin khác nhau, kênh thông tin về mô hình được người dân Từ Sơn biết đến nhiều nhất qua đài truyền thanh xã, phường 80% Sự cần thiết phải tuyên

truyền về mô hình thì người dân Từ Sơn cho rằng rất cần thiết chiếm 76% , không cần thiết thì người dân Từ Sơn chiếm tỷ lệ 8%.

Tuyên truyền tập huấn: người dân Từ Sơn đều biết chiếm 80%, kênh thông tin mà người dân Từ Sơn nhận được chủ yếu từ đài phát thanh xã chiếm 90%. Người dân Từ Sơn cho rằng tuyên tuyền về tập huấn là rất cần thiết chiếm 86%, không cần thiết Từ Sơn chiếm 4%.

Tuyên truyền hội thảo: người dân Từ Sơn biết chiếm trên 73%, kênh thông tin mà người dân Từ Sơn nhận được chủ yếu qua đài phát thanh xã, phường chiếm 56,52%. Người dân Từ Sơn cho rằng tuyên tuyền về hội thảo rất cần thiết chiếm 60,87%, không cần thiết Từ Sơn chiếm 8,7%.

4.1.2.2. Công tác quy hoạch sản xuất trồng trọt để phục vụ tái cơ cấu

Ngày 03 tháng 5 năm 2012, Ủy ban nhân dân thị xã Từ Sơn ban hành Kế hoạch số 572/KH-UBND về việc Dồn đổi ruộng đất trồng trọt trên địa bàn thị xã Từ Sơn giai đoạn 2011-2015. Theo đó:

Thứ nhất, điều tra tổng hợp số hộ sử dụng đất trồng trọt của thôn (xóm), phường: Tiểu ban chỉ đạo thôn (xóm), phường tổng hợp tổng số hộ sử dụng đất hiện có của thôn (xóm), phường bao gồm cả những hộ có tiêu chuẩn ruộng đất đã chia tách theo quy định của pháp luật để xây dựng phương án của thôn (xóm), phường.

Thứ hai, tổng hợp diện tích của các hộ sử dụng đất trồng trọt trong thôn (xóm), phường: Tiểu ban chỉ đạo thôn tổng hợp diện tích của từng hộ được giao ruộng theo tiêu chuẩn cộng diện tích nhận thừa kế, nhận chuyển nhượng trừ đi diện tích đã chuyển nhượng cho người khác, diện tích thu hồi, góp đất để thực hiện quy hoạch xây dựng giao thông, thủy lợi để xác định diện tích còn lại của từng hộ phải thực hiện dồn đổi.

Thứ ba, lựa chọn phương án dồn đổi:

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương, từng thôn (xóm), phường mà lựa chọn phương án dồn đổi cho phù hợp. Phương án chọn phải được thống nhất thông qua hội nghị của nhân dân trong thôn (xóm) để bàn bạc thống nhất và báo cáo Ban chỉ đạo xã xem xét, quyết định, có 2 phương án lựa chọn:

- Phương án 1: Giữ nguyên diện tích chia kết hợp các nguyên tắc có thửa xa và thửa gần; có thửa đất xấu và đất tốt hoặc ngược lại.

- Phương án 2: Rút, bù diện tích

Từ các phương án trên, tùy tình hình thực tế của địa phương mà chọn cách chia, giao ruộng đất cho phù hợp.

Thứ tư, hoàn chỉnh phương án và trình Ủy ban nhân dân cấp xã, thị xã duyệt: Sau khi hoàn thành các nội dung trên tổ chuyên môn giúp việc tiểu ban chỉ đạo thôn (xóm), phường hoàn chỉnh phương án trình Ban chỉ đạo xã (thị trấn) xét duyệt.

Thứ năm, kế hoạch thực hiện:

- Từ tháng 7 năm 2014 đến hết tháng 12 năm 2016: Hoàn thành công tác dồn đổi ruộng đất trồng trọt ở các xã (thị trấn) còn lại.

- Năm 2016: Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng trọt.

Ngày 11 tháng 02 năm 2016, Ủy ban nhân dân thị xã Từ Sơn ban hành Quyết định số: 168/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng cánh đồng mẫu thị xã Từ Sơn năm 2016. Theo đó, nội dung kế hoạch thực hiện mô hình cánh đồng mẫu năm 2016 như sau:

- Tổ chức xây dựng 05 mô hình điểm cánh đồng mẫu, mỗi xã thực hiện 01 mô hình điểm trên 30 ha/cánh đồng/xã.

- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền nội dung, chủ trương chính sách, các biện pháp tổ chức chỉ đạo và giải pháp thực hiện Đề án cho cán bộ và nông dân trực tiếp tham gia xây dựng mô hình điểm.

- Triển khai tổ chức sản xuất 03 vụ liên tiếp (02 lúa + 01 màu vụ Đông) trên 05cánh đồng mẫu. Diện tích trên cánh đồng mẫu luân canh 3 vụ/năm như sau:

* Cây lúa:

- Lúa vụ xuân: 05 mô hình, tổng diện tích 202,5 ha. - Lúa vụ mùa: 05 mô hình, tổng diện tích 202,5 ha.

* Cây màu vụ đông: Tổng diện tích 202,5 ha. Trong đó; - 04 mô hình ngô, tổng diện tích 76,5 ha.

- 04 mô hình cây bí xanh, tổng diện tích 81,0 ha. - 01 mô hình cây đậu tương, tổng diện tích 30,0 ha. - 01 mô hình cây dưa chuột, tổng diện tích 15,0 ha.

* Địa điểm thực hiện:

Tổ chức xây dựng 05 mô hình điểm cánh đồng mẫu: mỗi xã là 01 mô hình điểm từ 30 ha trở lên/cánh đồng/xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)