Nguồn vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng trồng trọt thị xã Từ Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 65 - 71)

Nguồn đầu tư Đơn vị

Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2014 - 2016

Số lượng Tỷ lệ (%)

Ngân sách Trung ương Triệu đồng 2.975,638 53,33

Ngân sách tỉnh Triệu đồng 1.049,491 18,81

Ngân sách thị xã Từ Sơn Triệu đồng 118,915 2,13

Ngân sách xã Triệu đồng 655,840 11,75

Nhân dân Triệu đồng 724,570 13,00

Các nguồn vốn khác Triệu đồng 54,950 0,98

Tổng số Triệu đồng 5.579,404 100

Nguồn: Chi cục Thống kê Thị xã Từ Sơn (2016)

4.1.2.4. Công tác áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt

Trong quá trình chỉ đạo sản xuất, ngành Trồng trọt đã phối hợp cùng các địa phương đã tích cực nghiên cứu, hướng dẫn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa nhanh cơ giới hóa trong các khâu gieo cấy và thu hoạch để giảm chi phí, tăng thu nhập cho nông dân; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng của sản phẩm trồng trọt; xây dựng nhiều mô hình trình diễn nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho người nông dân như mô hình lúa gieo thẳng bằng công cụ sạ hàng, mô hình sản xuất lúa lai F1, mô hình sản xuất lúa chất lượng, mô hình sản xuất rau an toàn, mô hình phát triển sản xuất nấm ăn...

Qua nghiên cứu cho thấy tỷ lệ các hộ nông dân áp dụng TBKT trong trọt tăng lên là do chính sách khuyến khích ứng dụng tiến bộ vào sản xuất của tỉnh Bắc Ninh tăng cường, cùng với đó chi phí cho ứng dụng TBKT trồng trọt bình quân 1 hộ giảm mạnh từ 0,32 triệu đồng/hộ xuống còn 0,19 triệu đồng/hộ.

Qua bảng cho thấy trong thời kỳ 3 năm 100% doanh nghiệp áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Như HTX Dưa chuột xuất khẩu áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống Dưa chuột xuất khẩu và áp dụng phướng pháp tưới nhỏ giọt. HTX Gia Thuận sản xuất chuối tây thái bằng giống chuối nuôi cấy mô. Chi phí áp dụng TBKT trồng trọt bình quân/ha canh tác của doanh nghiệp cao với số tiền là 2,54 triệu đồng/ha cao gấp gần 20 lần so với chi phí áp dụng TBKT của hộ nông dân năm 2016. Trong giai đoạn 2014-2016 hiện đang có xu hướng giảm nhanh từ 3,67 triệu đồng/ha lên 2,54 triệu đồng/ha canh tác.

Trong 3 năm trở lại đây tỷ lệ trang trại áp dụng TBKT vào sản xuất trồng trọt tăng nhanh từ 65,3% năm 2014 lên 79,8% năm 2016 tăng 14,5% trang trại áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Bảng 4.8. Tình hình áp dụng TBKT trồng trọt các loại hình sản xuất năm 2014 - 2016 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Hộ nông dân 1.1. Tỷ lệ hộ nông dân áp dụng TBKT trong trồng trọt % 10,3 19,5 32,1

1.2 Chi phi cho áp dụng TBKT trồng trọt bình quân 1 hộ Triệu đồng 0,32 0,21 0,19 2. Trang trại 2.1. Tỷ lệ hộ trang trại áp dụng TBKT trong trồng trọt % 56,3 68,3 79,8

2.2 Chi phi cho áp dụng TBKT trồng trọt bình quân 1trang trại

Triệu

đồng 2,63 2,68 1,61

3. Doanh nghiệp

3.1. Tỷ lệ hộ trang trại áp dụng

TBKT trong trồng trọt % 100 100 100

3.2 Chi phi cho áp dụng TBKT trồng trọt bình quân 1 doanh nghiệp

Triệu

đồng 3,67 3,12 2,54

Nguồn: Trạm Khuyến nông thị xã Từ Sơn (2016) Kết quả nổi bật nhất của hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt là việc đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, tập trung nghiên

cứu giống cây trồng phù hợp với điều kiện từng vùng, từng địa phương. Điển hình là dự án: Xây dựng mô hình sản xuất kiểu trang trại, lúa, khoai tây. Dự án này ban đầu có quy mô 13 ha, được triển khai tại 2 xã Hương Mạc, Phù Khê. Đến nay, đã được nhân rộng triển khai trên 200 ha ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang sản xuất đa canh, thu hút được sự tham gia của gần 100 hộ nông dân trên 5 xã. Giá trị thu nhập bình quân sau chuyển đổi tăng gấp 2-3 lần so với trước. Năm 2015, dự án nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau sạch đã xây dựng và chuyển giao thành công mô hình trồng rau trong nhà lưới và ngoài tự nhiên cho hộ tham gia dự án; giá trị thu nhập từ các mô hình này lên đến 150 triệu đồng/ha. Hiện mô hình trồng rau sạch này đã được nhân rộng ra các xã Tam Sơn, Phù Chấn.

Tuy nhiên, năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ của Thị xã Từ Sơn vẫn còn có những mặt hạn chế như: Cơ cấu lao động chưa đáp ứng được quá trình hội nhập và phát triển, còn tình trạng thiếu những cán bộ khoa học giỏi, cán bộ kỹ thuật, lao động v.v.. có trình độ, tay nghề cao; ngân sách đầu tư cho trang thiết bị hiện đại phục vụ nghiên cứu khoa học còn hạn chế; cơ chế, chính sách về khoa học và công nghệ chưa đủ mạnh để tạo sự gắn kết giữa các doanh nghiệp với các nhà khoa học trong việc triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học trong và ngoài nước vào sản xuất và đời sống nhằm thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn nữa kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Trong lĩnh vực trồng trọt, Thị xã Từ Sơn đã tiến hành thử nghiệm nhiều giống lúa mới theo vùng sinh thái, tuyển chọn đưa vào gieo cấy đại trà trên địa bàn thị xã Ngành Trồng trọt đã triển khai nhiều dự án khảo nghiệm các giống cây trồng mới: Dự án Xây dựng mô hình Lúa N97 vụ mùa; Dự án Xây dựng mô hình thâm canh giống Ngô lai Bioseed 06; Dự án Xây dựng mô hình trồng đậu tương sử dụng phân bón lá… Từ những dự án trên, hàng chục giống cây trồng được đưa vào sản xuất cho năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của địa phương và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trồng trọt nông thôn Thị xã Từ Sơn. Đặc biệt, Thị xã Từ Sơn đã tiếp thu áp dụng thành công công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai F1, giúp nông dân chủ động giống lúa lai chất lượng tốt, giả rẻ hơn so với giống nhập ngoại. Diện tích lúa lai được duy trì đạt 50 - 60% trong vụ Xuân, 20 - 25% diện tích vụ Mùa; diện tích gieo cấy các giống lúa chất lượng cao được mở rộng tăng từ 25% lên đến 30% diện tích. Năm 2015, ngành Trồng trọt đã triển khai Đề án Phát triển sản xuất nấm ăn giai đoạn 2012 -

2016 với mục tiêu phát triển nghề sản xuất mới, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân bằng sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hiệu quả kinh tế và có khả năng xuất khẩu, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn phân bón hữu cơ cho đồng ruộng.. Ngành Trồng trọt đã nghiên cứu áp dụng rộng rãi các biện pháp và mô hình canh tác tiên tiến, xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiệu quả cao, mở rộng diện tích cây ăn quả, hoa, rau an toàn.

Lĩnh vực cơ giới hóa trong sản xuất trồng trọt được quan tâm đặc biệt trong những năm gần đây, việc đưa máy móc vào sản xuất trồng trọt đã góp phần giải phóng sức lao động của nông dân. Hiện nay đối với các cây trồng có 90 - 95% diện tích làm đất được cơ giới hóa; từ 20 - 25% diện tích áp dụng gieo thẳng bằng công cụ sạ hàng.

Ngoài việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ về giống, phân bón, kỹ thuật thâm canh... trong những năm gần đây tỉnh rất quan tâm đến việc phát triển trồng trọt một cách bền vững, đảm bảo môi trường và phát triển theo hướng an toàn sinh học. Hàng loạt các mô hình trong trồng trọt, chăn nuôi theo hướng VietGAP đã được thực hiện tại Thị xã Từ Sơn, mang lại hiệu quả kinh tế cũng như bước đầu tạo ra các sản phẩm an toàn. Điển hình là các mô hình trồng rau an toàn tại xã Hương Mạc.

Nghiên cứu điều tra các 5DN trồng trọt, 6 trang trại và 90 hộ dân tại 3 xã cho kết quả bảng 4.11.

- Tại xã Phù Khê chọn làm điều tra. Kết quả cho thấy, có 8 ý kiến chiếm tỷ lệ 26,67% cho đánh giá về áp dụng HKKT dễ áp dụng; có 10 ý kiến chiếm tỷ lệ 33,33% cho đánh giá là mức độ áp dụng HKKT là bình thường; có 12 cho đánh giá về áp dụng HKKT khó áp dụng, chiếm tỷ lệ 40,00%.

- Tại 5 DN điều tra. Kết quả cho thấy, có 2 DN cho đánh giá về áp dụng HKKT dễ áp dụng, chiếm tỷ lệ 40% tổng số DN cho đánh giá; có 2 DN cho đánh giá là về áp dụng HKKT bình thường, chiếm tỷ lệ là 40%; có 1 DN cho đánh giá về áp dụng HKKT khó, chiếm tỷ lệ 20%.

- Tại 6 trang trại điều tra. Kết quả cho thấy, có 2 trang trại cho về áp dụng HKKT dễ áp dụng, chiếm tỷ lệ 33,33% tổng số trang trại cho đánh giá; có 3 trang trại cho đánh giá về áp dụng HKKT bình thường, chiếm tỷ lệ là 50%; có 1 trang trại cho đánh giá về áp dụng HKKT là khó, chiếm tỷ lệ 16,67%.

Bảng 4.9. Đánh giá của hộ, trang trại và DN điều tra về khả năng áp dụng tiến bộ KHKT

STT Diễn giải

Xã Phù Khê Xá Hương Mạc Xã Tam Sơn DN Trang trại Tổng cộng

(n = 30) (n = 30) (n = 30) (n = 5) (n=6) (n = 101) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) 1 Dễ áp dụng 8 26,67 7 23,33 9 30,00 2 40,00 2 33,33 28 27,72 2 Bình thường 10 33,33 12 40,00 14 46,67 2 40,00 3 50,00 41 40,59 3 Khó áp dụng 12 40,00 9 30,00 6 20,00 1 20,00 1 16,67 29 28,71 4 Không ý kiến 0 0,00 2 6,67 1 3,33 0 0,00 0 0,00 3 2,97

Như vậy, với 101 phiếu điều tra có tham gia vào áp dụng KHKT thời gian gần đây thì đã có 30 ý kiến cho đánh giá là mức độ áp dụng KHKT là rất hiệu quả chiếm tỷ lệ 29,7%; có 50 ý kiến cho đánh giá là mức độ áp dụng KHKT là hiệu quả chiếm tỷ lệ 49,5%; có 16 ý kiến tham gia đánh giá là việc áp dụng KHKT là bình thường, chiếm tỷ lệ là 15,85% và 5 ý kiến đã không đưa ra ý kiến đánh giá nào, chiếm tỷ lệ 4,95%.

Số liệu bảng 4.12 thể hiện đánh giá của hộ điều tra về hiệu quả của việc áp dụng KHKT, kết quả cho thấy:

- Tại xã Phù Khê chọn làm điều tra. Kết quả cho thấy, có 10 ý kiến chiếm tỷ lệ 33,33% cho đánh giá về áp dụng HKKT rất hiệu quả; có 15 ý kiến chiếm tỷ lệ 50% cho đánh giá là mức độ áp dụng HKKT là hiệu quả; có 4 cho đánh giá về áp dụng HKKT không hiệu quả, chiếm tỷ lệ 13,33% và 1 ý kiến không đánh giá.

- Tại 5 DN điều tra. Kết quả cho thấy, có 1ý kiến chiếm tỷ lệ 20% cho đánh giá về áp dụng HKKT rất hiệu quả; có 3 ý kiến chiếm tỷ lệ 60% cho đánh giá là mức độ áp dụng HKKT là hiệu quả; có 1 cho đánh giá về áp dụng HKKT chưa hiệu quả, chiếm tỷ lệ 20%.

- Tại 6 trang trại điều tra. Kết quả cho thấy, có 1 ý kiến chiếm tỷ lệ 16,67% cho đánh giá về áp dụng HKKT rất hiệu quả; có 4 ý kiến chiếm tỷ lệ 66,67% cho đánh giá là mức độ áp dụng HKKT là hiệu quả; có 1 cho đánh giá về áp dụng HKKT chưa hiệu quả, chiếm tỷ lệ 16,67%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)