Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tái cơ cấu trồng trọt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 28)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu ngành trồng trọt

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tái cơ cấu trồng trọt

2.1.5.1. Vấn đề quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch hoạch sử dụng đất: Các vùng tái cơ cấu trồng trọt cần được bố trí tập trung gắn với các nhà máy chế biến, các thị trường tiêu thụ. Các vùng trồng trọt thường được phát triển trên đất phù xa hoặc đất mầu mỡ, thường là những nơi dân cư thưa thớt rất thiếu lao động, vì vậy khi quy hoạch cần phân bố dân cư đảm bảo đủ lao động cho các vùng phát triển trồng trọt. Mặt khác, để đảm bảo nâng cao trình độ thâm canh lên những bước cao hơn, đưa năng suất gieo trồng theo tiêu chuẩn VietGap.

Thực tế ruộng đất để sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ. Để có thể phát triển nông lên sản xuất hàng hóa thì cần thực hiện chủ trương tích tụ ruộng đất nông nghiệp (Nguyễn Văn Khái, 2015).

Để quy hoạch phát triển vùng tái cơ cấu trồng trọt có hiệu quả, cần có cơ chế chính sách được giải quyết đồng bộ. Thúc đẩy các hộ nông dân, các trang trại mạnh dạn đầu tư phát triển trồng trọt theo tiêu chuẩn sạch cần cụ thể hoá hệ thống cơ chế chính sách phù hợp với từng địa bàn trên cơ sở hệ thống cơ chế chính sách chung của Nhà nước. Đặc biệt quan trọng là các chính sách sử dụng đất đai có liên quan đến quyền lợi của Người nông dân, của các trang trại, các chính sách thuế; chính sách: cơ chế thu mua, tiêu thụ sản phẩm (Phạm Quang Diệu, 2012).

2.1.5.2. Chính sách tái cơ cấu ngành trồng trọt

Cơ chế chính sách của Nhà nước tác động trực tiếp đến cung, cầu của một số nông sản trên thị trường. Đi đôi với việc kích thích sản xuất thông qua tác động của thị trường là chính sách giá, chính sách về tiêu thụ sản phẩm, chính sách về nghiên cứu một số giống mới... Nhà nước cần chú ý đến việc đầu tư vốn, xây dựng các mạng lưới tiêu thụ cũng như xây dựng các nhà máy chế biến nông sản.

Tái cơ cấu trồng trọt chỉ có thể cung cấp dịch vụ tốt và hướng tới nhiều đối tượng hơn khi có đủ nguồn lực tài chính. Kinh phí triển khai cho các hoạt động tái cơ cấu trồng trọt thường được huy động từ 3 nguồn: Ngân sách Trung ương; ngân sách địa phương và ngân sách huy động từ những nguồn khác. nguồn kinh phí ngân sách trung ương, ngân sách địa phươngđược cấp theo chương trình dự án tái cơ cấu trồng trọt; các hợp đồng dịch vụ tái cơ cấu trồng

trọt lớn; tài trợ và đóng góp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (Nguyễn Văn Khái, 2015).

2.1.5.3. Ảnh hưởng từ yếu tố hạ tầng cơ sở

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình tái cơ cấu ngành trồng trọt đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao, đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nếu khu vực nào cơ sở hạ tầng không đảm bảo thì không thể tổ chức sản xuất được.

Để đáp ứng nhu cầu dân sinh và sản xuất thực hiện theo lộ trình xây dựng nông thôn mới, phát triển hệ thống giao thông và kiên cố hoá kênh mương là hai nhiệm vụ hết sức quan trọng và cũng là yêu cầu cấp thiết trong công cuộc phát triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Trong thời gian qua, việc triển khai phong trào toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới đã góp phần đẩy mạnh các công trình xây dựng đường giao thông, thuỷ lợi, qua đó từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như việc sinh hoạt và sản xuất của bà con.

Việc sản xuất nông nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố thời tiết, khí hậu, nước phục vụ cho sản xuất chủ yếu dựa vào lưu lượng nước mưa hàng năm nên năng suất, sản lượng nông nghiệp rất bấp bênh khiến đời sống người dân gặp phải không ít khó khăn. Nguồn lực tài chính của địa phương đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi còn eo hẹp, trong khi đó đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn nên việc huy động đóng góp từ nhân dân còn nhiều hạn chế dẫn đến ảnh hưởng rất lớn đến tái cơ cấu ngành trồng trọt (Phạm Văn Khôi, 2015).

2.1.5.4. Nhóm các yếu tố về con người

Trình độ văn hoá và nhận thức của cộng đồng dân cư rất khác nhau. Việc phân loại trình độ văn hoá trong cộng đồng dân cư, đặc biệt là trình độ văn hoá của lao động nông nghiệp rất cần thiết. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu Khoa học công nghệ (KHCN) của từng nhóm hộ, từng vùng nông nghiệp. Khu vực có trình độ dân trí cao thì tái cơ cấu trồng trọt có nhiều thuận lợi vì sản xuất có khả năng áp dụng nhanh KHCN, đúng quy trình. Ngược lại những khu vực có trình độ dân trí thấp thì việc đưa KHCN vào sản xuất gặp khó khăn, vì người dân áp dụng chậm và có tâm lý lo sợ vì không biết hiệu quả như thế nào (Phạm Đình Đồng, 2015).

Số lượng các đơn vị và cán bộ tái cơ cấu trồng trọt cần có đầy đủ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ càng được nâng cao thì kết quả thành công của hoạt động tái cơ cấu trồng trọt càng lớn.

Cán bộ tái cơ cấu trồng trọt và người làm công tác tái cơ cấu trồng trọt cần phải có đầy đủ kiến thức về tất cả các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nghề cá ... Vì các hoạt động tương đối toàn diện và đa ngành. Vì vậy cán bộ làm công tác tái cơ cấu trồng trọt không chỉ am hiểu chuyên sâu về ngành đã được đào tạo mà cần có sự hiểu biét rộng với các ngành khác, có như vậy mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ hoạt động tái cơ cấu trồng trọt (Phạm Đình Đồng, 2015).

KHCN có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động tái cơ cấu trồng trọt. Khi triển khai hoạt động tái cơ cấu trồng trọt việc áp dụng KHCN mới để chuyển giao cho người nông dân luôn được CBKN ưu tiên hàng đầu. Việc áp dụng KHCN mới vào sản xuất sẽ làm cho năng suất và chất lượng hàng hoá được nâng lên, đáp ứng nhu cầu của thị trường nhất là trong thời kỳ hiện nay. Việc áp dụng KHCN vào sản xuất giúp người dân tiết kiệm được chi phí sản xuất, nâng cao hàm lượng chất xám trong sản phẩm (Vũ Trí Thức, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)